NSND Thu Hiền: Từ nữ văn công tuyến lửa đến ‘tượng đài’ âm nhạc dân ca
Bắt đầu tình yêu âm nhạc với vai trò là một nữ văn công mang tiếng hát “tiếp lửa” tinh thần cho dân quân, giờ đây NSND Thu Hiền đã trở thành tượng đài âm nhạc trong dòng nhạc trữ tình, cách mạng mang âm hưởng dân ca.
Tại thời điểm mưa bom, bão đạn khốc liệt, cô gái nhỏ ở độ tuổi trăng tròn đã lựa chọn trở thành giọng ca tiếp lửa cho các chiến sĩ ở khắp các mặt trận. Lý tưởng sống hướng về quê hương, đất nước như ăn sâu vào máu, thôi thúc Thu Hiền dành trọn tuổi trẻ mang tiếng hát phục vụ tinh thần quân, dân. Thanh xuân của Thu Hiền chính là những năm tháng đi theo bộ đội từ Bắc vào Trung để tiếp thêm sức mạnh ý chí. Giờ đây nữ văn công ngày ấy đã trở thành Nghệ sĩ Nhân dân được nhiều người mến mộ.
Trong hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật, NSND Thu Hiền đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng người hâm mộ với những ca khúc như: “Quảng Bình quê ta ơi”, “Khúc tâm tình người Hà Tĩnh”, “Câu hò bên bờ Hiền Lương”… Với giọng ca ngọt ngào, da diết, tiếng hát của nữ nghệ sĩ gốc Bắc đã khắc sâu trong tâm trí của nhiều thế hệ.
Lần hiếm hoi kể về kỷ niệm khi còn là nữ văn công tuyến lửa
Mới đây, người nghệ sĩ gạo cội đã có dịp ngồi ôn lại những câu chuyện thời chiến mà chị không thể quên. NSND Thu Hiền kể, chị vào Quảng Trị năm 72, có hát bài “Trông cây lại nhớ đến người” và “Người ơi người ở đừng về” giữa mảnh đất Đông Hà.
Sau đó, chị được lệnh sang bên sông Thạch Hãn (con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị) để hát qua bên kia Thành Cổ. Thế nhưng, vì loa bé mà sông thì rộng nên nhiều khi mải bóp loa mà chị quên hát.
NSND Thu Hiền là một trong những cây đa, cây đề của dòng nhạc trữ tình, cách mạng mang âm hưởng dân ca Việt Nam. Ảnh: ĐQ.
“Khi ấy, đồng chí chính trị viên lại cầm một cây gậy rất dài vụt vụt vào lưng tôi: “Hát”. Tôi hát được một câu lại tịt rồi lại bóp, hát, bóp, hát… Tôi nhớ là khi hết được bài hát thì cái lưng quặn lại vì đau…”. Cuối cùng, Thu Hiền vẫn hoàn thành nhiệm vụ “truyền lửa tinh thần” từ bên này bờ sang bên kia bờ cho các đồng đội.
Video đang HOT
Sau này trong một chuyến lưu diễn ở nước ngoài, NSND Thu Hiền có cơ hội gặp lại đồng đội xưa và lần hội ngộ đã mang lại cho nữ nghệ sĩ cảm xúc vui mừng khó tả. “Chiến tranh đã qua rồi và những gì còn lại là tôi còn sức khỏe, còn hát được những ca khúc cũ. Những kỷ niệm và những cống hiến của bản thân được mọi người ghi nhận.
Lúc đấy nước mắt tôi cứ trào ra. Thật làm sao mà nghĩ, đồng chí từng bóp loa cho mình hát lại đang ở Ukraine. Cậu ấy gom hết quần áo mình bán rồi gửi tôi mang về, để sau tôi gặp được người lính Quảng Trị nào năm xưa thì tặng giúp”.
“Dân ca là nguồn cội, không bao giờ cũ”
Đúng như lời nữ nghệ sĩ nói, giờ đây, ở tuổi 69, NSND Thu Hiền may mắn vẫn giữ vững phong độ trong giọng hát. Sự sắc nét và chất tình trong giọng hát của NSND Thu Hiền không lẫn đi đâu được. Chị gửi tặng khán giả “Dấu ấn huyền thoại” những ca khúc bất hủ như: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, “Khúc tâm tình người Hà Tĩnh”, “Tình ta biển bạc đồng xanh”, “Dáng đứng Bến Tre”… Vẫn với giọng ca ngọt ngào, da diết đầy tình cảm ngày nào, có chăng thời gian trôi qua chỉ khiến giọng hát của NSND Thu Hiền trở nên đậm đà hơn.
Khi hát những ca khúc cũ, ký ức xưa cũng ùa về, NSND Thu Hiền hài hước bật mí câu chuyện trước khi cô được nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đồng ý cho hát bài “Khúc tâm tình người Hà Tĩnh”: “Bác Tý viết bài hát này vào năm 1974 và bài hát này đầu tiên được nghệ sĩ – ca sĩ Hương Loan thể hiện. Nhưng khi tôi đi từ trong chiến trường ra thì mọi người có giới thiệu đây là một cô bé rất nhiều thành tích. Khi tôi hát câu: “Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh” thì được bác đồng ý. May mắn, là sau đó tôi lấy được cảm xúc và thể hiện bài hát thành công”.
Nữ nghệ sĩ gạo cội mong muốn truyền “lửa” cho các thế hệ sau. Ảnh: ĐQ.
Ở tuổi thất thập, ngoài niềm vui được hát NSND Thu Hiền còn có thêm niềm vui khác khi được trao “nhiệm vụ” truyền đạt lại tình yêu, tinh hoa cho lớp trẻ. “Dân ca là nguồn cội. Dù chúng ta có đến 4.0 hay 5.0, bao nhiêu chấm không thì chúng ta vẫn quay về với tiếng mẹ ru. Bao giờ ai sinh ra và lớn lên cũng đều như thế thì mình nghĩ là bạn nào có khả năng thì mình vẫn cứ yêu. Mình xuất phát từ cái yêu thì mọi thứ sẽ yêu mình lại. Dân ca là nguồn cội, không bao giờ cũ”.
Điều mà chị truyền lại cho thế hệ sau này không phải là những kỹ thuật thanh nhạc đơn thuần mà là hơi thở, là cái tình mà người nghệ sĩ nên đặt vào bài hát để truyền tải người nghe cảm nhận. Đó chính là lý tưởng NSND Thu Hiền muốn hướng đến. Đồng thời, nữ NSND thường xuyên trau dồi kiến thức về âm nhạc, lắng nghe học tập thế hệ trẻ để bản thân không cũ với thời đại.
Diva Thanh Lam tài năng thế nào được xét tặng danh hiệu NSND?
Diva Thanh Lam có danh xưng nữ hoàng nhạc nhẹ, được giới nghệ thuật đánh giá cao. Mới đây, nữ ca sĩ được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Mới đây, diva Thanh Lam có tên trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND). Năm 2018, cô trượt danh hiệu NSND do không đủ số phiếu bầu của Hội đồng cấp Bộ và bị thiếu huy chương ở các kỳ liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp.
Ca sĩ Thanh Lam là con gái đầu lòng của cố nhạc sĩ Thuận Yến và nghệ sĩ đàn tranh Thanh Hương. 3 tuổi, cô được bố dạy hát và nghe đàn piano. 7 tuổi, Thanh Lam được mẹ dạy chơi đàn thập lục, tập hát các bài dân ca Việt Nam.
9 tuổi, Thanh Lam theo học đàn tỳ bà tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ngoài ra, cô còn tham gia ca hát trong đội Chim sơn ca của Đài Tiếng nói Việt Nam và đội Họa Mi ở Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội.
12 tuổi, Thanh Lam dự Festival thiếu nhi ở Đức. 15 tuổi, cô biểu diễn tại Festival Thanh niên Thế giới 1984. Năm 1985, Thanh Lam chuyển sang học thanh nhạc.
Những năm 1990, cùng với Hồng Nhung và Mỹ Linh, Thanh Lam là một trong 3 nghệ sĩ đi tiên phong, góp phần định hình nền nhạc nhẹ ở Việt Nam. Cô có 2 danh xưng là "nữ hoàng nhạc nhẹ" và diva nhạc Việt.
Theo Gia đình và xã hội, liên tiếp các năm từ 1997-2001, Thanh Lam nhận giải top 10 Ca sĩ được yêu thích nhất của Làn sóng xanh. Các ca khúc giúp cô nhận giải ca sĩ được yêu thích như: "Khát vọng", "Cho em một ngày", "Bên em là biển rộng", "Giọt nắng bên thềm", "Hoa tím ngoài sân", "Em và tôi", "Chia tay hoàng hôn", "Một ngày mùa đông", "Chiều xuân", "Hoa cỏ mùa xuân", "Hát với chú ve con", "Ngồi hát ca bềnh bồng", "Không thể và có thể", "Đợi chờ", "Đố tình"...
Thanh Lam còn đoạt nhiều giải thưởng khác như giải Giọng hát vàng Asean 1998 với bài "Không thể và có thể" (nhạc sĩ Phó Đức Phương) và "Khát vọng" (nhạc sĩ Thuận Yến), giải nhì đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc (1987), giải ca sĩ trẻ được yêu thích nhất tại Cuba (1989), giải thưởng lớn cuộc thi Ca nhạc nhẹ toàn quốc (1991).
Thanh Lam được giới nghệ thuật đánh giá cao. Theo Vietnamnet, cố nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết, Thanh Lam là "hiện tượng của một năng lượng lớn, một cá tính mạnh, một của hiếm và một ca không thể... kiểm soát nhưng lại tạo ra điều khác biệt và khiến cho tác phẩm của ông đạt đến độ mỹ mãn".
Nhạc sĩ Nguyễn Cường từng nhận xét về "nữ hoàng nhạc nhẹ" Thanh Lam: "Nghệ sĩ mà thăng bằng, tỉnh táo quá là vứt, cảm giác chông chênh mới mang lại thăng hoa trong sáng tạo. Có thể thấy sự thiếu thăng bằng đến nghiêng ngả ở Thanh Lam, thể hiện ở sự khát khao, nổi loạn, có lúc đẩy niềm vui lên đến tận cùng, rồi cũng có lúc để mình chìm đi trong nỗi buồn. Đó là cái hay, cái mạnh của Thanh Lam".
Năm 2007, Mỹ Linh chia sẻ trên Netlife: "Ở Việt Nam chỉ có NSND Lê Dung và Thanh Lam mới có thể xứng với danh xưng diva. Cô Lê Dung là người hát rút ruột, rút gan và gây ra một ảnh hưởng lớn trong các thế hệ ca sĩ sau này. Cũng giống như chị Thanh Lam. Chị ấy vẫn luôn ở đỉnh cao sau bao sóng gió của cuộc đời. Thanh Lam là người quyết liệt. Tôi không chịu nhiều ảnh hưởng của cô Lê Dung vì cách xa thế hệ, nhưng tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Thanh Lam".
Năm 2012, trong cuộc phỏng vấn trên Dân Trí, Thu Minh chia sẻ về Thanh Lam: "Đối với tôi, phải có lý do để mọi người ca tụng chị Thanh Lam là Diva của âm nhạc Việt Nam. Chị là một hình mẫu mà bao thế hệ ca sĩ đàn em phải học tập, trong đó có tôi. Trong những lần biểu diễn chung, tôi lại càng dành sự ngưỡng mộ, trân trọng giọng hát thiên bẩm cũng như khả năng chuyên môn và cả tính bộc trực của chị".
Hoài Lâm 'bắn rap' điên đảo liệu có hơn Binz? Mới đây, dân tình tranh cãi dữ dội trước clip Hoài Lâm "bắn rap" không trượt phát nào khi cover "OK" của Binz. Trong Vbiz, Hoài Lâm được công chúng biết đến là ca sĩ sở hữu chất giọng khỏe và nội lực. Nhưng có vẻ con đường sự nghiệp của nam ca sĩ khá gia nan, bởi anh theo đuổi dòng nhạc...