NSND Thế Anh: “Đệ nhất hào hoa” trong nghệ thuật điện ảnh
Nghệ sĩ Thế Anh sợ nhất sự hời hợt, hời hợt trước máy quay sẽ mang đến những vai diễn nhạt nhẽo, hời hợt trong cuộc sống sẽ chẳng thể chạm đến hạnh phúc. Thế nên, mỗi ngày được sống ông đều hết mình với cuộc đời, với đam mê để ngày nào cũng tươi đẹp. Có lẽ, chính cách suy nghĩ ấy đã giúp nghệ sĩ Thế Anh trở thành biểu tượng trong làng nghệ thuật Việt.
Tài năng làm nên một biểu tượng
Nghệ sĩ Thế Anh là con thứ ba trong một gia đình khá giả, mẹ là một tiểu thương và cha là người học hành đỗ đạt xuất sắc. Năm 3 tuổi, cha Thế Anh đỗ học bổng sang Pháp học bác sĩ. Mẹ một mình nuôi dạy 2 anh em. Trong suốt thời gian cha học ở nước ngoài, cậu bé Thế Anh không có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với cha mà chỉ được biết thông tin của ông qua một người bạn. Cho đến khi cha mất, 2 cha con vẫn không gặp mặt nhau.
Với Thế Anh, tuổi thơ thiếu vắng cha đã để lại những khoảng trống. Thế nên, ông không thường xuyên nhắc đến cha nhưng mỗi lần nói về người thân sinh, ánh mắt ông luôn chất chứa nhiều ưu tư. Chỉ với ánh mắt đong đầy cảm xúc ấy đủ để thấy, ông yêu cha nhiều đến nhường nào. Khi còn đi học, Thế Anh rất giỏi môn Toán và không đam mê nghệ thuật. Diễn xuất đến với ông tình cờ do một lần buột miệng chê cậu học sinh thủ vai chính trong vở kịch văn nghệ của trường, Chàng lười lao động. Chê bạn, Thế Anh đã bị phạt bằng cách… vào diễn thế và bất ngờ, vở kịch đã dành huy chương Vàng trong cuộc thi năm đó.
Vợ chồng NSND Thế Anh cùng đóng trong bộ phim Vết thù năm tháng.
Tốt nghiệp cấp ba, sau 2 năm công tác tại trường Trung cao quân sự, Thế Anh trúng tuyển vào khoa Toán của đại học Sư phạm. Tuy nhiên, nghề gõ đầu trẻ ấy lại không hấp dẫn được chàng trai có đôi mắt sáng và thế là sau 4 tháng, Thế Anh ghi danh thi tuyển vào trường Nghệ thuật Sân khấu. Lợi thế vẻ ngoài điển trai và khả năng diễn xuất thiên bẩm đã giúp Thế Anh nhanh chóng để lại dấu ấn ở cả hai loại hình sân khấu và điện ảnh.
Vẻ ngoài phong lưu và đôi mắt biết nói giúp Thế Anh có thế hóa thân ở nhiều dạng vai, từ sĩ quan Mỹ ngụy đến những vị tướng tá cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam; từ kỹ sư, nhà giáo, bác sĩ đến anh thủy thủ; từ vị pháp quan đến chú bé con…
Điều tạo nên sự khác biệt ở Thế Anh chính là khả năng chuyển biến tâm lý nhân vật vô cùng ngoạn mục. Ông diễn như không diễn. Hiếm có diễn viên nào có thể làm được điều như ông đã làm.
Bước ngoặt sự nghiệp diễn xuất của nghệ sĩ Thế Anh chính là vai Trung úy Phương trong Nổi gió. Ngày ấy, hình ảnh anh chàng Trung úy điển trai, yêu nước đã “đánh cắp” trái tim của nhiều cô gái. Những phân cảnh nội tâm của nhân vật cũng được Thế Anh lột tả xuất sắc khiến ai xem một lần cũng nhớ đến ông. Sau này, dù Thế Anh đóng nhiều vai diễn và đều thành công nhưng người ta vẫn nhắc đến Trung úy Phương mỗi khi nói về ông.
Một vai diễn khác cũng được người ta nhắc đến khi nói về Thế Anh chính là chàng sinh viên Ba Duy trong phim Mối tình đầu. Khi đảm nhận vai này, Thế Anh đã 40 tuổi nhưng bằng tài năng tuổi tác không thể làm khó được ông. Người đàn ông 40 tuổi đã hoàn toàn thuyết phục khán giả khi hóa thân thành chàng sinh viên tuổi đôi mươi, yếu đuối, bạc nhược, không đủ sức giành lại người yêu trong tay kẻ người đàn ông ngoại kiều
Mối tình đầu giành được nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế và mang về cho Thế Anh giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V năm 1980. Nói đến Thế Anh là nói đến những vai diễn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng. Thành công đó có được là nhờ sự lao động nghệ thuật nghiêm túc. Lối diễn của Thế Anh rất chủ động, tự tin, các thủ pháp xử lý hình thể và điều khiển nét mặt đều được anh vận dụng triệt để.
Video đang HOT
Sau nhiều năm cống hiến cho nghệ thuật, ông được Nhà nước phong tặng NSND.
Sau những cảnh hôn thật là “cơn say nắng”
Nghệ sĩ Thế Anh từng được coi là “hoàng tử” trong nghệ thuật điện ảnh bởi vẻ ngoài lãng tử hút hồn hàng triệu cô gái và điều này đã được các nhà sản xuất tận dụng triệt để. Chàng “hoàng tử” đã đóng cặp với hầu hết những gương mặt nữ đẹp nhất, nổi tiếng nhất của điện ảnh thời đó. Nếu phải tính số lượng các nụ hôn mãnh liệt đã thực hiện bản thân ông cũng không nhớ hết được vì nhiều quá.
NSND Thế Anh “thú nhận” những cảnh hôn, cảnh yêu đương mà ông thể hiện trong phim từ xưa đến giờ đều thật 100%, không có bất cứ nụ hôn nào là giả. Say đắm là say đắm thật. Với ông, nghệ thuật là thật, là chân chính và đó là lý do không nên giả vờ trước máy quay. Khi diễn viên giả vờ, khán giả sẽ không cảm được niềm đam mê cũng như tình yêu đúng nghĩa mà diễn viên thể hiện. Đã đóng phim là phải đóng như thật, như cuộc sống này chứ không thể nửa vời được. Quan điểm là vậy nhưng ông luôn tinh tế với bạn diễn.
Nghệ sĩ Thế Anh trong phim nổi gió.
Khi bắt đầu đóng cảnh nóng, ông dành hàng tiếng đồng hồ để trò chuyện và “động viên tinh thần” cho nữ diễn viên làm sao thấu suốt. Sự thấu hiểu là điều cần thiết để cả hai nhanh chóng hoàn thành phân cảnh nhanh nhất, tốt nhất. NSND Thế Anh trần tình, thực ra khi đóng cảnh hôn trên phim, không phải là mình đang hôn cô diễn viên mà hôn bằng tất cả cảm xúc của nhân vật hóa thân và tưởng tượng trước mắt mình cũng là nhân vật nữ trong phim. Sự tưởng tượng đó rất quan trọng để chuyển tải được hết cảm xúc của nhân vật.
Biết là thế, biết đó là nghề nhưng NSND Thế Anh cũng thú nhận, ông đã nhiều lần “say nắng” nữ diễn viên đã đóng cặp. Chuyện đó cũng khá dễ hiểu khi mà cảm xúc trong quá trình làm phim quá mạnh mẽ. Thế nhưng, Thế Anh không bao giờ để sự việc đi quá xa vì có một chiếc phanh thắng… “chất lượng cao” và nếu không có chiếc phanh ấy, gia đình anh không êm đềm như bây giờ khán giả vẫn thấy.
Gia đình, các con chính là chiếc “phanh” mạnh mẽ nhất
Một trong những điều giúp Thế Anh có được một gia đình trọn vẹn và hạnh phúc chính là người phụ nữ tuyệt vời bên cạnh. Từng đóng rất nhiều cảnh yêu đương trên phim, nhưng vợ của NSND Thế Anh chưa từng nói, anh không được đóng cảnh này hay cảnh kia. Việc chọn vai diễn nào, đóng thế nào đều do Thế Anh tự quyết và vợ ông tôn trọng hoàn toàn nghề nghiệp của chồng. Ấy thế nhưng, ớt nào mà ớt chẳng cay, có người phụ nữ nào lại không chạnh lòng khi thấy chồng mình âu yếm với người phụ nữ khác.
Vì vậy mà, mỗi khi đến cảnh chồng âu yếm bạn diễn, bà thường lặng lẽ bỏ ra ngoài để tránh sự ghen tuông. NSND Thế Anh thương vợ lắm, ông bảo, khi đã lấy người nổi tiếng hoạt động nghệ thuật thì người phụ nữ như vợ ông cũng đã phải xác định trước sẽ phải đối mặt với những điều như thế. Thế Anh thừa nhận, điều tuyệt vời nhất ở vợ chính là bà luôn đứng về phía chồng, bảo vệ mái ấm, bảo vệ danh dự cho chồng và cả gia đình.
Hơn thế, bà chấp nhận sự hy sinh để trở thành hậu phương phía sau người đàn ông nổi tiếng, chăm lo cho các con nên người. Đó là lý do khiến ông luôn trân trọng vợ dù bên cạnh không thiếu những người phụ nữ xinh đẹp, tài năng. Việc ông vẫn ở bên cạnh bà, nói lời cảm ơn với bà trong cuộc đời này cũng giống như một minh chứng sự thấu hiểu những nỗi khổ của bà từ ông. Cái phanh mạnh mẽ nhất để “phanh” ông lại, khiến ông không dám quá đà trong tình nghệ sĩ lãng mạn không hẳn là ở người vợ xinh đẹp mà chính là các con trai. Hai người con trai Thế Phương và Thế Duy là tài sản lớn của cuộc đời ông.
Ông nghĩ, nếu chẳng may mình “léng phéng” bên ngoài, các con mà biết, nó đứng trước mặt ông nói: “Tại sao bố làm như thế?” hoặc, không cần con nói gì, chỉ nhìn thôi là ông sẽ không biết làm thế nào, sẽ không thể chịu đựng được, thà chết đi còn hơn. Ông không muốn hình ảnh cha xấu trước mặt con cái. Với nghệ sĩ Thế Anh, “danh dự như que diêm, đốt xoè một cái là hết”, điều đó giúp ông bước qua mọi cám dỗ để giữ lại 2 chữ “danh dự”, giữ lại gia đình.
Theo doisongphapluat.com
Từ những bộ phim kinh điển nghĩ về phim Việt hôm nay
Điện ảnh Việt Nam từng để lại dấu ấn không chỉ với công chúng trong nước mà còn tạo ấn tượng với thế giới, gặt hái những giải thưởng quốc tế qua những bộ phim như "Cánh đồng hoang", "Chung một dòng sông""Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Nổi gió", "Em bé Hà Nội", "Bao giờ cho đến tháng Mười", ... Thế hệ đi trước đã đặt những viên gạch nền vững chắc, song sự tiếp nối của ngày hôm nay thì sao?
Nghệ sĩ Lâm Tới trong phim "Cánh đồng hoang", một thời nổi danh.
Dòng sông không ngừng trôi
Thế hệ đi trước đã tạo ra những nền móng vững chắc còn sự tiếp nối của ngày hôm nay thì sao? Đây là một câu hỏi lớn, một vấn đề lớn, mà hẳn là từ những góc nhìn khác nhau sẽ có những cách lý giải khác nhau. Nhưng chắc chắn, nhiều người đều thống nhất rằng, "dòng sông" điện ảnh Việt vẫn không ngừng chảy. Và ở mỗi thời kỳ, cách "chảy" là khác nhau, điều đó tạo nên sự phong phú đồng thời bộc lộ những ưu khuyết của từng thời kỳ.
Nhắc đến điện ảnh Việt Nam, người ta thường nhắc tới những thế hệ làm phim với những tên tuổi như các đạo diễn Nguyễn Hồng Sển, Hải Ninh, Lê Hoàng Hoa, Lê Dân, Đặng Nhật Minh...; các diễn viên: Trà Giang, Kiều Chinh, Thế Anh, Lan Hương... đã từng tạo nhiều dấu ấn với "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Nổi gió", "Em bé Hà Nội", "Bao giờ cho đến tháng Mười", "Cánh đồng hoang"... Đến nay, những tác phẩm điện ảnh này vẫn còn được nhiều người nhắc. Sau thời kỳ này, khi bước vào thời kỳ đổi mới, điện ảnh Việt Nam lấy lại được khán giả với những bộ phim ăn khách như "Gái nhảy", "Những cô gái chân dài" của đạo diễn Lê Hoàng. Bên cạnh đó, một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết tới, trong đó nhiều phim của các đạo diễn Việt kiều như "Mùi đu đủ xanh" của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng đã được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1994.
Kế đó, điện ảnh Việt cũng chứng kiến một thời làm phim theo kiểu "mì ăn liền". Sang đầu thế kỷ 21, điện ảnh Việt lại có bước chuyển mạnh mẽ khi nhiều nhà làm phim đầu tư nhân lực, vật lực để sản xuất những bộ phim hướng ra thị trường chiếu rạp. Sự góp mặt của nhiều đạo diễn Việt kiều như Hồ Quang Minh ("Thời xa vắng"), Đoàn Minh Phượng ("Hạt mưa rơi bao lâu"), Nguyễn Võ Nghiêm Minh ("Mùa len trâu"), Lưu Huỳnh ("Áo lụa Hà Đông", "Huyền thoại bất tử")... đã nhường lại sân cho thế hệ tiếp theo với những cái tên mới như: Charlie Nguyễn ("Dòng máu anh hùng", "Để Mai tính", "Long Ruồi", "Cưới ngay kẻo lỡ"), Victor Vũ ("Chuyện tình xa xứ", "Giao lộ định mệnh", "Cô dâu đại chiến", "Thiên mệnh anh hùng")... đã làm cho điện ảnh Việt có những màu sắc khác. Và chúng ta nhận thấy, các bộ phim này đã thu hút được một bộ phận khán giả, kéo họ đến rạp. Thành công của những bộ phim có tính thương mại đã làm nên nhiều kỷ lục phòng vé mà trước đó ở Việt Nam chưa ai làm được.
Nhiều ý kiến cho rằng, ưu điểm của các đạo diễn Việt kiều là có tay nghề. Đặc biệt với các đạo diễn đến từ Mỹ, nơi môi trường phim giải trí đã rất phát triển nên kỹ năng và cách suy nghĩ của họ về phim giải trí vì thế mà cũng gần hơn với chuẩn mực. Với thế mạnh đó, họ dễ dàng nhận được sự ủng hộ của các nhà sản xuất đang đi tìm cách làm phim mới để thu hút khán giả hơn. Thêm nữa, họ xuất hiện đúng thời điểm khi mà các đạo diễn trong nước khá ít, lại đang "loay hoay" tìm đường, thì ngay lập tức, những tác phẩm điện ảnh với góc nhìn mới, cách khai thác mới, lại đánh trúng tâm lý khán giả đã nhanh chóng tạo nên dấu ấn, và gặt hái ở góc độ thương mại.
Tư duy "ăn xổi"
So sánh luôn là sự khập khiễng và thường là khởi đầu của những mối bất hòa, những tranh luận. Bởi ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn, và cụ thể là với từng bộ phim, các nhà sản xuất, nhà đầu tư, đạo diễn có những mục đích riêng. Họ làm phim theo những mong muốn của họ. Cũng như thế hệ trước đây có những khuôn khổ riêng, họ phải làm phim để trước hết với mục đích tuyên truyền, hoặc do sự chỉ đạo, định hướng nào đó.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, quan sát trên thị trường điện ảnh không khỏi băn khoăn về sự "bùng nổ", "trăm hoa đua nở" của các nhà sản xuất phim vớ những "mánh lới" khác nhau. Trong khi kịch bản thiếu, người ta đô xô mua kịch bản nước ngoài về làm lại, hình thành hẳn cả một dòng phim remake. Những bộ phim "nửa Việt nửa Hàn" khuấy đảo các phòng vé, chưa kể sự Việt hóa không tới, hoặc chưa đủ tầm để xảy ra những sai sót đáng chê trách mà năm qua, "Hậu duệ mặt trời" phiên bản Việt là một ví dụ.
Bên cạnh đó, là sự đầu tư hay dàn dựng cũng chưa thể nói là đã cao, thậm chí còn rất hời hợt, nhất là ở những bộ phim mang tính "mùa vụ" , "ăn xổi" với hài nhảm, nhạt nhẽo... Nhưng khán giả vẫn phải bỏ tiền mua vé, và xem xong, nhiều người tiếc ngẩn khi đã "chọn nhầm". Nếu cũng với số tiền đó, họ mua vé xem phim nước ngoài chiếu trên rạp thì mãn nhãn với kỹ xảo, cách dàn dựng công phu và chuyện phim hấp dẫn.
Tất nhiên, cần kêu gọi người Việt xem phim Việt. Nhưng phim Việt đừng làm mất niềm tin của khán giả, đừng chỉ khiến khán giả móc ví trả tiền mà ít quan tâm đến tâm lý khán giả, và quan trọng không kém là nuôi dưỡng tình yêu của họ với điện ảnh nước nhà.
Một thế hệ điện ảnh mới đang hình thành và vươn ra thế giới
Nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm- tác giả cuốn sách "101 bộ phim Việt Nam hay nhất" cho rằng, "chúng ta có nhiều bộ phim hay, cảm động và để lại dấu ấn sâu đậm với khán giả. Qua những bộ phim, tôi cảm nhận được tâm hồn, văn hóa, con người Việt Nam". Đây cũng chính là tiêu chí của anh khi lựa chọn 101 bộ phim cho cuốn sách của mình. Đặc biệt, những bộ phim nói về vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam, vẻ đẹp của văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam bằng điện ảnh và phải do nghệ sĩ Việt Nam (hoặc gốc Việt) sáng tạo.
Theo ông Lê Hồng Lâm, nếu phải chọn 10 phim Việt hay nhất để giới thiệu với thế giới, thì danh sách đó như sau: Bao giờ cho đến tháng Mười, Cánh đồng hoang, Mùi đu đủ xanh, Xích lô, Thương nhớ đồng quê, Mùa len trâu, Mùa ổi, Ba mùa, Đời cát, Bi, đừng sợ! "10 bộ phim này là những phim đoạt các giải thưởng điện ảnh quan trọng tại một số liên hoan phim quốc tế hay các cuộc bình chọn uy tín của thế giới nên tôi nghĩ chúng đã tiệm cận với trình độ kỹ thuật hoặc thẩm mỹ của điện ảnh thế giới. Nhưng quan trọng hơn, xem những bộ phim này, ta thấy chân dung của con người, văn hóa Việt Nam hiện lên rõ nét và không trộn lẫn với bất cứ một nền văn hóa nào khác. Những giá trị cốt lõi của tinh thần Việt Nam mà các bộ phim này chạm được, tôi nghĩ còn quan trọng hơn kỹ thuật, bởi kỹ thuật chỉ là một phương tiện biểu đạt cho điều cốt lõi này mà thôi"- nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm chia sẻ.
Bằng quan sát của mình sau hơn 20 năm theo dõi điện ảnh, xem hàng ngàn bộ phim của điện ảnh Việt, Lê Hồng Lâm nhận thấy một điều là điện ảnh Việt Nam gần như không có giai đoạn nào thực sự "cất cánh và bay cao". "Nhưng thời nào cũng vậy, giữa hàng loạt những bộ phim tầm thường, vẫn có những bộ phim khiến ta lay động và có niềm tin rằng, những tài năng của điện ảnh Việt Nam dù ít, nhưng luôn luôn hiện hữu. Vì vậy, tôi hiếm khi thấy bi quan về điện ảnh Việt"- Lê Hồng Lâm cho biết, và thêm rằng: "Tôi không hy vọng một cuộc "cánh cánh và bay cao", nhưng tôi cảm nhận có một thế hệ điện ảnh mới đang dần dần hình thành và vươn ra thế giới. Tất nhiên, sức ảnh hưởng của họ đến đâu thì phải chờ thời gian trả lời".
Chia sẻ về những bộ phim giải trí hiện nay, theo ông Lê Hồng Lâm, khán giả cũng không nên có cái nhìn quá tiêu cực về điện ảnh Việt, bằng chứng là gần đây vẫn có những bộ phim hay, đủ sức hấp dẫn lôi kéo khán giả tới rạp. Điều đó cũng chứng tỏ khán giả vẫn còn yêu và ủng hộ phim Việt.
Cảnh trong phim "Lật mặt" đang ăn khách.
"Người Việt Nam hay có một định kiến về phim Việt Nam, họ cho rằng điện ảnh Việt Nam không có gì. Đó chỉ là những bộ phim không mang lại giá trị gì về mặt nghệ thuật hay tinh thần"- nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm cho rằng đó là những nhận định sai lầm của người Việt đối với nền điện ảnh nước nhà. Bởi theo anh, hiểu và yêu phim Việt cũng giống như hiểu và yêu một người không phải vì người đó vốn dĩ đã hoàn hảo, mà vì người đó đã nỗ lực đạt gần tới chỗ hoàn hảo trong khả năng có thể, và mang tiềm năng cho sự hoàn hảo trong tương lai.
Theo daidoanket.vn
Sao Việt thương tiếc, chia buồn khi NSND Đoàn Dũng qua đời Nhiều nghệ sĩ như Hồng Ánh, Kim Xuân, Hoàng Sơn.... đã vô cùng thương tiếc khi NSND Đoàn Dũng qua đời. Sau nhiều ngày hôn mê, NSND Đoàn Dũng đã qua đời sáng 17/9, hưởng thọ 79 tuổi. Ông được coi là một trong những diễn viên trụ cột của điện ảnh cách mạng Việt Nam, cùng lứa với NSND Thế Anh, Trà...