NSND Thanh Tuấn nhận danh hiệu cao quý, vẫn đi hát hội chợ
NSND Thanh Tuấn ở tuổi 70 vẫn giữ được phong độ, chạy show khắp các tỉnh thành lớn nhỏ ở niềm Nam.
Trong giới nghệ sĩ cải lương gạo cội có lẽ rất nhiều người biết đến giọng hát ngọt ngào của Thanh Tuấn. Ông được xem là nghệ sĩ có một đời cống hiến cho khán giả, dù hiện tại đã được công nhận là Nghệ sĩ Nhân dân nhưng giọng ca xứ Quảng vẫn đi hát đám cưới, hội chợ để tiếp tục phục vụ công chúng.
Nghệ sĩ Thanh Tuấn luôn cống hiến hết mình vì nghệ thuật. (Ảnh: FBNV)
Sự nghiệp hết mình vì nghệ thuật của nghệ sĩ Thanh Tuấn
Nghệ sĩ Thanh Tuấn sinh ra và lớn lên tại Đức Phổ, Quảng Ngãi. Giọng ca sinh năm 1950 hoạt động nghệ thuật cùng thời với Minh Vương, Thanh Tòng, Lệ Thủy, Thanh Sang,… Vào năm 13 tuổi ông đã tự mình lên Sài Gòn để theo đuổi đam mê, nhờ vào tài năng thiên bẩm đối với âm nhạc, ông đã tiếp thu và tiến bộ rất nhanh ở lò đào tạo của thầy Út Trọn lúc bấy giờ.
Giọng ca gạo cội có hơn 300 vai diễn lớn nhỏ trong các vở tuồng. (Ảnh: FBNV)
Sau đó, vì để nhanh chóng được tham gia vào gánh hát, ông tự mình luyện tập bất kể ngày đêm, lén dõi theo các buổi tập luyện, cách truyền tải cảm xúc của đàn anh đàn chị dày dặn kinh nghiệm. Không lâu sau đó, Giọng ca xứ Quảng đã học theo được chất giọng miền Nam, biểu cảm và thần thái ngày càng đa dạng, đủ để tham gia vào các vở diễn chính thức.
Thanh Tuấn nổi bật với vở tuồng Tây Thi gái nước Việt. (Ảnh: FBNV)
Nghệ sĩ sinh năm 1950 có cho mình một chất giọng dày đặc trưng qua cách ông ngân, hay nhấn nhá câu chữ đều mang một nét riêng dù là lên những nốt cao hay xuống các nốt trầm. Đối với khán giả đam mê các vở diễn cải lương ở cuối thập niên 60, và đầu thập niên 70 thì không thể không biết đến NSND Thanh Tuấn.
Với sự tham gia trong hơn 300 vai diễn gồm các nhân vật khác nhau và hơn 100 bài vọng cổ đặc sắc, ông đã có cho mình một kho tàng các sản phẩm nghệ thuật đáng phải trầm trồ mỗi khi nhắc đến. Thanh Tuấn chiếm được vị trí nhất định trong lòng khán giả sau nhiều năm qua vai diễn Chu Văn An trong vở Nỗi lòng Chu Văn An , vai Phạm Lãi trong Tây Thi gái nước Việt , vở diễn Trọng Thủy Mỵ Châu trong vai Trọng Thủy,…
Thanh Tuấn nhận danh hiệu cao quý nhưng không ngại hát đám cưới, hội chợ
Qua nhiều năm cống hiến hết sức trẻ và niềm đam mê của mình dành cho nghệ thuật thì vào năm 2019 giọng ca Quảng Ngãi đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Điều đáng để trân trọng nhất là tuy đã có cho mình danh xưng mà một người nghệ sĩ luôn khao khát có được, NSND Thanh Tuấn vẫn luôn chọn cho mình lối sống bình dị, mộc mạc và gần gũi. Ông không đặt mình vào một khuôn khổ bất kì nào từ những ngày đầu bén duyên với nghề “cầm mic” cho đến khi được trao tặng danh xưng cao quý. Khán giả vẫn không ít lần thấy NSND Thanh Tuấn được mời góp mặt trong các show diễn hội chợ, đám giỗ hay đám cưới.
Ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. (Ảnh: FBNV)
Theo quan điểm của giọng ca Đêm tàn bến ngự , dù là đạt danh hiệu gì đi chăng nữa thì sự chân tình của ông dành cho khán giả vẫn không thay đổi. Ông vẫn luôn giữ vững phong độ, sự chuyên nghiệp của mình dù cho ở bất kỳ sân khấu lớn nhỏ nào. Với nam danh ca, việc được phục vụ và truyền tải âm nhạc của mình đến với khán giả hâm mộ luôn là niềm hạnh phúc to lớn nhất đối với người nghệ sĩ.
Ngoài các show diễn ở tại những sân khấu được đầu tư mãn nhãn thì ông vẫn tiếp tục nhận show ở tỉnh, thành phố lớn nhỏ như Cần Thơ, Nha Trang, Cà Mau,… với mong muốn được tiếp tục phục vụ cho tầng lớp khán giả yêu thích các vở diễn cải lương trên khắp cả nước.
Dù có danh hiệu cao quý ông vẫn không ngừng hát cho các đối tượng bình dân. (Ảnh: FBNV)
“Tiệc tùng nào mời Thanh Tuấn thì có sức khỏe tôi vẫn nhận chứ không từ chối. Tôi không bao giờ có quan điểm đóng khung mình ở đẳng cấp nào đó để bỏ rơi khán giả yêu thương mình” , NSND chia sẻ.
Có thể thấy, dù là ở hoàn cảnh nào hay khi đạt được vị trí cao quý như thế nào thì sau hơn 50 năm làm nghề, NSND vẫn luôn giữ vững được quan điểm làm nghề của bản thân, luôn trân trọng sự yêu thương của khán giả dành cho mình.
NSND Tự Long hát chèo ngọt lịm ủng hộ tinh thần chống dịch
NSND Tự Long cùng 20 nghệ sĩ cải lương và chèo nổi tiếng của Việt Nam như NSND Khắc Tư, NSND Thanh Tuấn, NSND Thúy Ngần.... đã cùng tham gia thể hiện các MV cổ động tinh thần chống dịch.
Do tác giả Lê Thế Song soạn lời, chuyển thể âm nhạc, đến nay, các nghệ sĩ đã ra mắt 20 MV ở thể loại chèo và cải lương và được phát hành rộng rãi trên mạng xã hội. Riêng NSND Tự Long tham gia tới 10 bài chèo và 2 bài cải lương.
MV Bắc Ninh - Bắc Giang, niềm tin chiến thắng do anh hát quan họ kết hợp với nghệ sĩ Xuân Hồng hát cải lương đã được hơn 12.000 lượt chia sẻ và gần 2 triệu lượt xem trên các trang mạng xã hội.
Cùng với đó là những ca khúc nhận được nhiều lời khen cho nội dung ca từ và cả người hát như: Gửi anh người lính biên phòng chặn dịch do NSND Khắc Tư và NSND Thuý Ngần thể hiện theo làn điệu Đường trường bắn thước; Ngày về chiến thắng do NSND Tự Long và NSƯT Diệu Hằng thể hiện theo làn điệu Quân tử vu dịch ; Khúc hoan ca chiến thắng Corona do NSND Thanh Hương và nghệ sĩ Tuấn Cường kết hợp giữa Cải lương và Chèo; Thiên thần áo trắng chiến thắng Corona do hai nghệ sĩ Cải lương TP.HCM NSƯT Hồ Ngọc Trinh và nghệ sĩ Võ Minh Lâm thể hiện...
NSND Tự Long chia sẻ, những làn điệu trữ tình của chèo và cải lương có nhiều lợi thế để diễn tả tình cảm giữa con người với con người trong hoạn nạn. Khi dịch bệnh hoành hành, ngoài việc tự bảo vệ cho bản thân và gia đình, thì việc mang lời ca tiếng hát động viên mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay với Chính phủ chống dịch là trách nhiệm của nghệ sĩ.
NSND Thanh Tuấn, giọng ca tên tuổi của cải lương miền Nam, năm nay đã 71 tuổi nhưng cũng nhiệt tình tham gia 2 MV. Một bài ông hát riêng và một bài chung với nghệ sĩ Xuân Hồng.
Vì dịch bệnh nên học trò của ông đã thu âm lại phần ông ca, sau đó gửi ra Hà Nội để ghép với phần hát của nghệ sĩ Xuân Hồng. Việc phối hợp hai giọng Cải lương Nam - Bắc trong cùng một tác phẩm là rất kì công nhưng ca khúc vẫn được hoàn thành trọn vẹn.
Ở giữa tâm dịch, NSND Thanh Tuấn chia sẻ: "Đã nhiều tháng qua tôi không được đi hát nên cảm thấy rất trống trải, hụt hẫng. Việt Nam phải gồng mình chống dịch với biết bao gian nan còn ở phía trước. Người dân TP.HCM đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tôi rất mong những lời ca, tiếng hát của mình được cất cánh đến với mọi người, chia sẻ những thông điệp tích cực, mong dịch chấm dứt để sớm được trở lại với cuộc sống bình thường".
NSND Tự Long
Còn tác giả Lê Thế Song cho biết, đã là một tác giả sân khấu, anh không thể đứng ngoài cuộc trước những vấn đề lớn lao của đất nước và những biến cố xảy ra với người dân như đại dịch Covid-19. Trong trái tim anh luôn đau đáu làm sao để vừa khích lệ lực lượng nơi tuyến đầu như y bác sĩ, quân đội, công an... vừa cổ động người dân ý thức hơn trong phòng chống, dịch.
Đây cũng là lý do anh bắt tay vào soạn lời và chuyển thể âm nhạc cho 20 MV cải lương và chèo ra mắt thời gian vừa qua và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các giọng ca tên tuổi.
Giải Futsal HDBank VĐQG 2021: Sahako tạm chiếm ngôi đầu Zetbit Sài Gòn và Sahako cùng có 7 điểm, chia sẻ hai vị trí dẫn đầu sau ngày thi đấu 15/4 tại giải Futsal HDBank VĐQG 2021. Zetbit Sài Gòn chiến thắng sau cuộc bám đuổi tỉ số quyết liệt Hiếu Hoa Đà Nẵng bị đánh giá thấp hơn nhưng lại có bàn thắng mở điểm khi trận đấu mới bắt đầu được...