NSND Thanh Hoa: ‘Ca sĩ nhạc đỏ có thu nhập tốt’
Giọng ca gạo cội xác nhận các ca sĩ nhạc đỏ, nhạc cách mạng có thu nhập tốt. Tuy nhiên, theo bà ca sĩ ở các đoàn, các tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn.
NSND Thanh Hoa là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng của dòng nhạc cách mạng. Tên tuổi của chị gắn liền với các ca khúc như Tàu anh qua núi, Làng lúa làng hoa, Bác Hồ một tình yêu bao la. Những năm gần đây, nữ nghệ sĩ hạn chế đi hát mà dành thời gian cho công tác giảng dạy và vui thú gia đình.
Nhân dịp tham gia đêm nhạc Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, nữ NSND có những tiết lộ và vấn đề cát-xê của ca sĩ dòng nhạc đỏ và cuộc sống bình yên hiện tại.
NSND Thanh Hoa là giọng ca nổi tiếng nhạc đỏ. Ảnh: NVCC.
‘Thu nhập của ca sĩ nhạc đỏ khá tốt’
Cát-xê vốn là chủ đề mà các nghệ sĩ ít đề cập. Chia sẻ với Zing.vn, đa số nghệ sĩ cho biết cát-xê là một vấn đề “vô cùng”, nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất của sự kiện, vào đơn vị tổ chức. Do vậy, không phải lúc nào ca sĩ cũng nhận cát-xê giống nhau.
Một thực tế ở thị trường nhạc Việt cho thấy, cát-xê của ca sĩ chuyên trị dòng nhạc cách mạng, nhạc đỏ cũng tương đối cao, thậm chí không có nhiều kém cạnh so với các ngôi sao giải trí. Thông tin này khiến không ít người bất ngờ.
Trả lời về vấn đề cát-xê của các nghệ sĩ dòng nhạc đỏ, NSND Thanh Hoa cho biết: “Khi thu nhập của người nghệ sĩ được nâng cao thì chứng tỏ dân trí phát triển. Thu nhập của các ca sĩ nhạc đỏ nói chung là khá tốt. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đồng đều và có nhiều bất cập. Các ca sĩ ở các đoàn, tỉnh còn rất vất vả”.
Trước câu hỏi “Thù lao NSND Thanh Hoa nhận được trong một đêm nhạc quy mô lớn, truyền hình trực tiếp có phải rất cao?”, giọng ca gạo cội cười và từ chối trả lời trực tiếp.
Video đang HOT
“Thế à? Đó chỉ là lời đồn thôi. Dạo này, tôi không tham gia biểu diễn nhiều lắm. Và nếu như tôi có cát-xê cao thì cũng xứng đáng thôi mà”, nữ NSND vui vẻ chia sẻ.
Ca sĩ Thanh Hoa cho biết ở tuổi này bà không diễn xô bồ mà chỉ xuất hiện ở những chương trình phù hợp với chỗ đứng của mình.
“Tôi đã qua cái thời đi khoe tôi hát hay mà xuất hiện ở những nơi đúng với sự ái mộ của khán giả, đúng với danh hiệu NSND được nhà nước trao tặng. Có lẽ vì ít xuất hiện nên mỗi lần biểu diễn lại được các bầu show, đơn vị tổ chức ưu ái hơn một chút”, giọng ca Tàu anh qua núi nói thêm.
NSND Thanh Hoa cũng cho biết khá lâu rồi chị mới nhận lời tham gia một chương trình nghệ thuật như Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, sẽ diễn ra vào tối 10/6 tại Quảng trường Hồ Chí Minh (Nghệ An). Nữ nghệ sĩ sẽ thể hiện ca khúc Hương Sen. Đây là sáng tác của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa chưa ai hát và chưa bao giờ được công bố.
“Có rất nhiều sáng tác về chủ tịch Hồ Chí Minh. Gần như những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc chính thống trong sự nghiệp sáng tác của họ đều có một ca khúc viết về Người.
Nhạc sĩ Phan Lạc Hoa là người từng gắn bó với tôi trong cuộc sống riêng. Tôi cũng là người thể hiện gần như 80% những sáng tác của ông. Do vậy, tôi rất xúc động khi được thể hiện thêm sáng tác của ông trong một đêm nhạc lớn”, giọng ca nổi tiếng dòng nhạc cách mạng chia sẻ.
NSND Thanh Hoa cho biết chị đang sở hữu nhà vườn hơn 2000 m2.
‘Tôi tự trồng cây và nuôi gia cầm’
Trước câu hỏi về cuộc sống hiện tại, NSND Thanh Hoa cho biết mình hài lòng vì sau bao nhiêu năm cống hiến cho âm nhạc, đã có được cuộc sống ổn định.
“Tôi và gia đình đang sống trong một khu nhà vườn hơn 1000 m2, cách Hà Nội 40 km. Ở đó, không khí rất mát mẻ. Tôi tự trồng cây, nuôi gia cầm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mọi người trong gia đình”, nữ ca sĩ bật mí.
Hàng ngày NSND Thanh Hoa vẫn vào Hà Nội làm việc. Hiện tại, chị đang đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam.
“Tôi và ban chấp hành, ban thường vụ làm cho cộng đồng nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam có một tiếng nói chung, tăng thêm tình yêu thương, đoàn kết và bảo vệ quyền lợi cho chính mình, có vị trí xứng đáng trong xã hội. Trước đây tôi luôn mong muốn, cộng đồng nghệ sĩ của mình có sự yêu thương, gắn kết, có sự chia sẻ, bảo vệ và có tiếng nói trong xã hội”, giọng ca sinh năm 1950 nói thêm.
Theo Zing
Phó thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh việc cấp phép các ca khúc cách mạng
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam còn yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
Những ngày qua, tranh cãi xoay quanh việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn cập nhật 300 ca khúc vào danh sách được phổ biến rộng rãi đã gây nhiễu loạn thông tin trong dư luận và mạng xã hội.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chỉ đạo chấn chỉnh việc cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc và hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Cụ thể, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiêm túc thực hiện ý kiến kết luận của Phó thủ tướng tại cuộc họp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ ngày 26/4/2017.
Theo đó, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đề xuất sửa đổi phù hợp với yêu cầu phát triển.
Các bài hát đã trở nên quen thuộc, phổ biến trong thực tế, nếu không có nội dung ca từ trái với thuần phong mỹ tục, xâm phạm lợi ích quốc gia thì không cần cấp phép phổ biến, không phụ thuộc vào địa điểm, thời gian sáng tác.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh, nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
Nhiều ca khúc sáng tác trước năm 1975 được đưa vào danh sách khiến người dân hoang mang. Ảnh: Nguyễn Việt Cường.
Trước đó, vào chiều 20/5, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cập nhật 300 ca khúc vào danh sách được phổ biến rộng rãi trên trang thông tin chính thức. Sự việc dẫn đến hiểu nhầm khi một số trang báo và khán giả cho rằng những ca khúc trên được Cục cấp phép để lưu hành trở lại.
Tuy nhiên, đến ngày 21/5, Cục đã lên tiếng đính chính rằng "chỉ cập nhật thêm 300 bài hát này vào danh mục các ca khúc đã phổ biến rộng rãi chứ không phải cấp phép mới".
Theo thông cáo báo chí Cục Nghệ thuật Biểu diễn gửi tới truyền thông, danh sách này sẽ tiếp tục được bổ sung nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng.
Vụ việc đã vấp phải sự phản đối trên mạng xã hội. Đầu tiên là vấn đề nhiễu loạn thông tin dẫn đến khán giả không hiểu được mục đích thực sự của việc cập nhật 300 ca khúc vào danh sách đã phổ biến. Trong khi đó, nhiều người chỉ trích hành động của Cục là thừa thãi và không cần thiết.
Ca sĩ chuyên hát dòng nhạc đỏ Trọng Tấn cho rằng việc cập nhật 300 ca khúc nhạc đỏ vào danh sách phổ biến rộng rãi là đúng, là cần thiết, nhưng cách làm của Cục Nghệ thuật Biểu diễn chưa bài bản nên gây hiểu lầm và nhiễu loạn thông tin không đáng có.
Theo Zing
Công bố danh sách hơn 300 ca khúc 'nhạc đỏ' được phổ biến rộng rãi Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa công bố danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc nhạc đỏ quen thuộc, ví dụ như "Như có Bác trong ngày đại thắng". Việc ca khúc Nối vòng tay lớn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dù đã được hát trên các sân khấu lớn nhỏ...