NSND, NSƯT cũng phải thi để được cấp thẻ hành nghề?
Liệu những cây đa cây đề của làng nhạc Việt có phải khăn gói đi học ôn và thi lấy chứng chỉ? Ai là người chấm thi và chấm dựa trên tiêu chí nào? Liệu có hay không những tiêu cực đằng sau việc học và thi?
Đó là vô vàn câu hỏi mà các ca sĩ hiện nay quan tâm trước việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn đang xây dựng đề án cấp thẻ hành nghề.
Ca sĩ Ngọc Anh: Nhiều thứ chưa rõ ràng!
Về cơ bản tôi ủng hộ. Tuy nhiên, nói thì rất dễ, nhưng làm thì khó, vẫn có nhiều thứ chưa rõ ràng. Nếu ai cũng phải đi thi thì một ca sĩ đã có nhiều năm cống hiến, đóng góp thì không thể đánh đồng với người vừa bước chân vào nghề, thậm chí chưa hát bao giờ cũng đi thi để lấy bằng cấp. Không khéo sẽ có cảnh nhà nhà đi học, người người đi học để lấy thẻ hành nghề và trở thành ca sĩ? Biết đâu đây lại là manh mối cho một số người ước mơ làm ca sĩ dù chưa có thành công gì và họ nghĩ là mình sẽ đi thi, lấy bằng cấp để rồi ai cũng gọi mình là ca sĩ.
Thậm chí, có những người đi học, được cấp thẻ rồi vứt đó và không làm nghề, trong khi một số người hát tốt, muốn làm nghề thật sự, nhưng vì một vài lý do nào đó lại không được cấp thẻ thì không được đi hát nữa.
Ca sĩ Ngọc Anh than nhiều thứ chưa rõ ràng trong việc cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ.
Chẳng lẽ bây giờ NSND, NSƯT những bậc lão thành đầu ngành cũng phải đi thi như những cô cậu trẻ con mới vào nghề để lấy bằng sao? Theo tôi, phải có quy định ai không phải thi và ai phải thi.
Tôi nghĩ hát nhép nên làm triệt để, bao năm nay cứ vàng thau lẫn lộn. Nhiều người chỉ dựa vào scandal, đánh bóng tên tuổi để gây dựng hình ảnh của mình rồi chạy sô ầm ầm, lấy giá cat-sê cao gấp bao nhiêu lần những người hát rất hay, cống hiến bao nhiêu năm.
Khi quán triệt không hát nhép, sẽ lộ ra chân tướng. Làm nghề gì, người giỏi cũng phải được tôn vinh thôi.
Ca sĩ Tấn Minh: Phải có chuẩn mực
Cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ là tốt, nhưng phải làm chuẩn, làm tới nơi và nghiêm túc. Nếu làm không tới, nó sẽ giống con dao hai lưỡi, nảy sinh tiêu cực và không thể làm sạch được nền âm nhạc Việt Nam. Tôi cho rằng, rất có thể, sẽ có những người không đủ tiêu chuẩn làm ca sĩ mà vẫn được cấp phép. Bộ VH-TT-DL phải đưa ra được những chuẩn mực và tiêu chí chung. Tôi cũng băn khoăn, tiêu chí này sẽ áp ra sao đối với các em không học bài bản ở các trường nghệ thuật.
Tôi cho rằng, những nghệ sĩ được giải thưởng Nhà nước, được phong ưu tú, nhân dân… hoặc sinh viên tốt nghiệp Nhạc viện, các trường đào tạo nghệ thuật thì không cần phải thi cấp phép lấy thẻ.
Video đang HOT
Thẻ hành nghề được cấp dựa trên cả những yếu tố về văn hóa, đạo đức cũng là chuyện nhạy cảm. Thế nào là văn hóa, không có văn hóa. Có những người học vấn cao, nhưng xử sự không có văn hóa thì sao, và có những người ít học, nhưng lại cư xử rất có văn hóa. Khái niệm “ăn mặc phản cảm” cũng chưa rõ, bởi cùng một bộ váy, có khi cô này mặc cực kì phản cảm, nhưng cô kia lại mặc rất gợi cảm, bởi vì nó còn phụ thuộc vào thái độ và văn hóa của người sử dụng nó.
Ca sĩ Lan Anh: Không thể đánh đồng!
Dự án này đã có cách đây khoảng chục năm rồi. Thực ra cũng tốt nếu có chứng chỉ cho ca sĩ, để hoạt động đỡ lẫn lộn, dễ quản lý thị trường ca nhạc hơn. Trong thời buổi ai cũng có thể làm ca sĩ, chả cần học hành gì, chỉ cần xinh xắn, mông má lên một chút là được, việc cấp thẻ là cần thiết. Có thẻ hành nghề này, những người làm chương trình sẽ không dám mời những người không có thẻ.
Ca sĩ Lan Anh cho biết nếu cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ thì những chương trình biểu diễn sẽ không dám mời những ca sĩ chưa được cấp thẻ.
Tôi nghĩ những người hoạt động chuyên nghiệp, có giải thưởng đương nhiên được cấp thẻ, chứ không phải thi, chứ không thể ai cũng bị đánh đồng đi thi được. Tôi nghĩ phải xem xét lại cho đề án hợp lý, nghiên cứu cho phù hợp.
Có thẻ hành nghề là đúng, nhưng làm thế nào để cho ra một cái thẻ thì lại là chuyện khác, phải sát, không được đánh đồng.
Ca sĩ Ánh Tuyết: Sẽ phát sinh tiêu cực!
Theo tôi, hiện nay Bộ đang lúng túng, muốn xiết chặt quản lý mà chưa biết xiết bằng cách nào. Nếu cấp thẻ hành nghề thì ai sẽ là người đi thi và ai sẽ chấm thi đây? Tôi nhớ có một cuộc chấm thi nào đó, mà nhạc sĩ Nguyễn Quang lại ngồi ghế hội đồng để duyệt tác phẩm bố mình là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9! Rất có thể sẽ có nhiều nghịch lý như thế diễn ra nếu người cầm cân nảy mực không đủ tài năng.
Chưa kể tới bao nhiêu chi phí đi lại, tập huấn, lệ phí, bồi dưỡng, chi phí in thẻ… và biết bao quy trình, thủ tục hành chính mới cho ra được một cái thẻ.
Nếu có làm, theo tôi, cần phân chia ra theo khu vực và theo đối tượng. Không thể có chuyện những người đã mất bao năm tạo dựng tên tuổi trong lòng công chúng rồi, giờ lại phải khăn gói đi thi, vô lý quá. Tôi cũng e rằng sẽ phát sinh nhiều tiêu cực như chạy chọt, hối lộ… trong quá trình tập huấn, thi thố và cấp thẻ.
Lê Thoa
Theo Đất Việt
Ngọc Anh: 'Việc cấp thẻ hành nghề vẫn chưa rõ ràng'
Trước quyết định của Cục Nghệ thuật Biểu diễn xây dựng đề án cấp thẻ hành nghề, nhiều câu hỏi trái chiều từ các nghệ sĩ bắt đầu xuất hiện.
Ca sĩ Ngọc Anh: Nhiều thứ chưa rõ ràng!
Về cơ bản, tôi ủng hộ. Tuy nhiên, nói rất dễ, nhưng làm lại khó, vẫn có nhiều thứ chưa rõ ràng. Nếu ai cũng phải đi thi, thì một ca sĩ đã có nhiều năm cống hiến, đóng góp không thể đánh đồng với người vừa bước chân vào nghề, thậm chí chưa hát bao giờ cũng đi thi để lấy bằng cấp. Không khéo sẽ có cảnh nhà nhà đi học, người người đi học để lấy thẻ hành nghề và trở thành ca sĩ?
Biết đâu đây lại là manh mối cho một số người ước mơ làm ca sĩ dù chưa có thành công gì và họ nghĩ là mình sẽ đi thi, lấy bằng cấp để rồi ai cũng gọi mình là ca sĩ. Thậm chí, có những người đi học, được cấp thẻ rồi vứt đó và không làm nghề, trong khi một số người hát tốt, muốn làm nghề thật sự, nhưng vì một vài lý do nào đó lại không được cấp thẻ, không được đi hát nữa.
Bây giờ NSND, NSƯT những bậc lão thành đầu ngành cũng phải đi thi như những cô cậu trẻ con mới vào nghề để lấy bằng sao? Theo tôi, phải có quy định ai không phải thi và ai phải thi. Tôi nghĩ hát nhép nên làm triệt để, bao năm nay cứ vàng thau lẫn lộn. Nhiều người chỉ dựa vào scandal, đánh bóng tên tuổi để gây dựng hình ảnh rồi chạy sô ầm ầm, lấy giá cát-xê cao gấp bao nhiêu lần những người hát rất hay, cống hiến bao nhiêu năm. Khi quán triệt không hát nhép, sẽ lộ ra chân tướng. Làm nghề gì, người giỏi cũng phải được tôn vinh thôi.
Ca sĩ Tấn Minh: Phải có chuẩn mực
Cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ là tốt, nhưng phải làm chuẩn, làm tới nơi và nghiêm túc. Nếu làm không tới, nó sẽ giống con dao hai lưỡi, nảy sinh tiêu cực và không thể làm sạch được nền âm nhạc Việt Nam.
Tôi cho rằng, thực trạng sẽ có những người không đủ tiêu chuẩn làm ca sĩ mà vẫn được cấp phép. Bộ VH-TT-DL phải đưa ra được những chuẩn mực và tiêu chí chung. Tôi cũng băn khoăn, tiêu chí này sẽ áp ra sao đối với các em không học bài bản ở các trường nghệ thuật.
Đối với những nghệ sĩ được giải thưởng Nhà nước, phong ưu tú, nhân dân... hoặc sinh viên tốt nghiệp Nhạc viện, các trường đào tạo nghệ thuật thì không cần phải thi cấp phép lấy thẻ. Thẻ hành nghề được cấp dựa trên cả những yếu tố về văn hóa, đạo đức cũng là chuyện nhạy cảm. Thế nào là văn hóa, không có văn hóa. Có những người học vấn cao, nhưng xử sự không có văn hóa thì sao, và có những người ít học, nhưng lại cư xử rất có văn hóa.
Khái niệm "ăn mặc phản cảm" cũng chưa rõ, bởi cùng một bộ váy, có khi cô này mặc cực kì phản cảm, nhưng cô kia lại mặc rất gợi cảm. Nó còn phụ thuộc vào thái độ và văn hóa của người sử dụng nó.
Ca sĩ Lan Anh: Không thể đánh đồng!
Dự án này đã có cách đây khoảng chục năm. Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu có chứng chỉ cho ca sĩ, hoạt động đỡ lẫn lộn, dễ quản lý thị trường ca nhạc.
Trong thời buổi ai cũng có thể làm ca sĩ mà không cần học hành, chỉ cần xinh xắn, mông má lên một chút là được, việc cấp thẻ là cần thiết. Có thẻ hành nghề này, những người làm chương trình sẽ không dám mời những người không có thẻ.
Tôi nghĩ những người hoạt động chuyên nghiệp, có giải thưởng đương nhiên được cấp thẻ, không phải thi. Chúng ta không thể ai cũng bị đánh đồng đi thi. Tôi nghĩ phải xem xét lại cho đề án hợp lý, nghiên cứu cho phù hợp. Có thẻ hành nghề là đúng, nhưng làm thế nào để cho ra một cái thẻ thì lại là chuyện khác, phải sát, không được đánh đồng.
Ca sĩ Ánh Tuyết: Sẽ phát sinh tiêu cực!
Theo tôi, hiện nay Bộ đang lúng túng, muốn xiết chặt quản lý mà chưa biết xiết bằng cách nào. Nếu cấp thẻ hành nghề, thì ai sẽ là người đi thi và ai sẽ chấm thi đây? Tôi nhớ có một cuộc chấm thi mà nhạc sĩ Nguyễn Quang ngồi ghế hội đồng để duyệt tác phẩm bố mình là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.
Thực tế sẽ có nhiều nghịch lý diễn ra, nếu người cầm cân nảy mực không đủ tài năng. Chưa kể tới bao nhiêu chi phí đi lại, tập huấn, lệ phí, bồi dưỡng, chi phí in thẻ... và biết bao quy trình, thủ tục hành chính mới cho ra được một cái thẻ. Nếu có làm, theo tôi, cần phân chia ra theo khu vực và theo đối tượng. Không thể có chuyện những người đã mất bao năm tạo dựng tên tuổi trong lòng công chúng rồi, giờ lại phải khăn gói đi thi, vô lý quá. Tôi cũng e rằng sẽ phát sinh nhiều tiêu cực như chạy chọt, hối lộ... trong quá trình tập huấn, thi thố và cấp thẻ.
Theo Đất Việt
Thẻ hành nghề cho nghệ sĩ được cấp theo tiêu chí nào? Sau nhiều năm bãi bỏ, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch lại vừa yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) lập đề án cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, người mẫu. Năm 1999, với đề xuất của Cục NTBD, hàng nghìn thẻ hành nghề đã được cấp cho các nghệ sĩ biểu diễn....