NSND Lệ Thủy làm hồi ký 60 năm ca hát
‘Hồi ký kỷ niệm 60 năm ca hát’ của NSND Lệ Thủy đang được thực hiện dưới hình thức thu hình để phù hợp với xu hướng nghe – nhìn hiện nay của công chúng.
Lệ Thủy được coi là nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam thực hiện hồi ký bằng hình thức này thay vì viết sách. Sản phẩm dự kiến ra mắt vào quý 2 năm 2020, sẽ chiếu trên YouTube và phát hành dạng USB, do con trai nữ danh ca lên ý tưởng, dàn dựng và biên tập. Nội dung hồi ký được chia thành 30 chương theo từng giai đoạn trong cuộc đời làm nghệ thuật của Lệ Thủy.
NSND Lệ Thủy năm nay 71 tuổi.
Theo giới chuyên môn, Lệ Thủy sở hữu “giọng ca chuông ngân”, “tiếng hát vượt thời gian”. NSND Diệp Lang nhận xét Lệ Thủy là “cô đào ngoại hạng” của sân khấu cải lương. Giọng hát bà đã đi sâu vào lòng khán giả qua 60 năm với vô số vai diễn để đời và hàng nghìn bài tân cổ giao duyên. Bà bắt đầu thu âm từ khi 11 tuổi, đi hát chính thức sau đó 1 năm và nổi tiếng trong làng đĩa nhựa lúc 14 tuổi. Bà trở thành nghệ sĩ trẻ nhất đoạt giải Thanh Tâm (giải thưởng danh giá nhất của sân khấu cải lương dành cho nghệ sĩ triển vọng) năm 1964, ở tuổi 16.
Để tri ân sự ưu ái của Tổ nghiệp dành cho mẹ mình, nam ca sĩ – nhà sản xuất âm nhạc Dương Đình Trí đã đưa ra sáng kiến thực hiện “Hồi ký kỷ niệm 60 năm ca hát” với hình thức nhân vật chính kể chuyện trực tiếp. NSND Lệ Thủy sẽ kể lại một cách chi tiết về tuổi thơ cơ cực, con đường đến với ca hát, những vinh quang và thăng trầm với nghề. Cạnh đó là cuộc sống gia đình, những hoạt động từ thiện, câu chuyện hậu trường mà bà chưa bao giờ bật mí trên các phương tiện truyền thông.
Để chuẩn bị tốt cho quá trình ghi hình, hơn một năm qua Dương Đình Trí kỳ công thu thập, chuẩn bị rất nhiều tài liệu về hành trình làm nghệ thuật của mẹ. Những hình ảnh, bài báo (trước và sau 1975), băng đĩa các loại, từ đĩa nhựa đến băng cassette, DVD, CD và rất nhiều tư liệu quý giá anh lưu giữ từ thuở nhỏ đến giờ đều được tập hợp đầy đủ.
Chương trình còn có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ thế hệ vàng sân khấu cải lương và cũng là đồng nghiệp thân thiết, trải nghiệm vui buồn cùng Lệ Thủy từ những năm 1960, 1970 như: NSND Minh Vương, Thanh Tuấn, Trọng Hữu, Thoại Miêu, NSƯT Thanh Kim Huệ, Thanh Điền… Nụ cười, nước mắt của người nghệ sĩ sẽ được thuật lại một cách chân thật qua lời kể của Lệ Thủy và các đồng nghiệp.
Zimi
Theo Ngoisao.net
NSND Lệ Thủy: 'Giọng ca chuông ngân' của sân khấu cải lương và cuộc sống viên mãn ở tuổi xế chiều
Khi nhắc đến cụm từ "đào chánh" lừng danh của sân khấu cải lương, người ta không thể nào bỏ qua cái tên Lệ Thủy. Gần 58 năm cống hiến cho sân khấu, ở tuổi 71, cô đào danh tiếng một thời đang tận hưởng cuộc sống bình yên như bao nhiêu người phụ nữ khác.
Từ quận chúa Hồ Bảo Xuyên trong "Đêm lạnh chùa hoang" đến cô Nguyệt đau khổ trong "Tô Ánh Nguyệt", NSND Lệ Thủy luôn khiến khán giả phải trầm trồ tán thưởng bởi lối diễn xuất tài tình và giọng ca thổ pha kim có một không hai.
"Giọng ca chuông ngân", "Cô đào ngoại hạng"
Video đang HOT
Cố soạn giả - NSND Viễn Châu đã từng nói: "Lệ Thuỷ có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn phong tặng "Giọng ca chuông ngân". Trong khi đó, NSND Diệp Lang cũng khẳng định Lệ Thủy là "Cô đào ngoại hạng" của sân khấu cải lương.
Khi nhắc đến cụm từ "đào chánh" lừng danh của sân khấu cải lương, người ta không thể nào bỏ qua cái tên Lệ Thủy - Ảnh: Internet
NSND Lệ Thuỷ sinh năm 1948 tại Vĩnh Long trong một gia đình có 8 chị em, trong đó cô là chị cả. Do hoàn cảnh khó khăn, năm 10 tuổi, Lệ Thuỷ phải theo gia đình lên Sài Gòn để mưu sinh tại một xóm nghèo thuộc quận 4. Có lần người trong xóm tình cờ nghe Lệ Thuỷ hát và giới thiệu bà tới học với một người thầy.
Một thời gian sau, thấy Lệ Thuỷ sáng dạ, hát hay và cũng biết được hoàn cảnh gia đình nên thầy đã giới thiệu Lệ Thuỷ đi hát tại gánh hát Trâm Vàng ở Biên Hoà để có tiền phụ giúp cha mẹ. Trên sân khấu Trâm Vàng, Lệ Thuỷ chỉ phù hợp đóng vai kép nhí. Đến năm 13 tuổi, lần đầu tiên Lệ Thủy xuất hiện độc lập trên sân khấu với bài ca "Cô bán hoa đèn giấy". Chất giọng lạ của cô bé tuổi tuổi 13 khi ấy đã để lại ấn tượng mạnh cho khán giả.
Lệ Thủy gây dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả khi mới 13 tuổi - Ảnh: Internet
Từ thành công tại Trâm Vàng, Lệ Thuỷ đã được mời về đoàn hát lớn hơn là Kim Chung và lần đầu tiên, cô được đóng vai đào chính bên cạnh nghệ sĩ Thanh Hải. Với vở "Bẽ bàng duyên mới", Lệ Thuỷ đã trở thành một ngôi sao trong làng cải lương sài Gòn, được mời đóng chung với nam nghệ sĩ nổi tiếng ngày đó là Minh Phụng.
Lệ Thủy - Minh Phụng là cặp đào kép đình đám một thời của sân khấu cải lương - Ảnh: Internet
Minh Phụng - Lệ Thuỷ đã trở thành cặp đào kép ăn ý, được báo chí Sài Gòn ngày đó phong tặng là cặp "Bão biển" bởi sức hút trong những vở diễn ăn khách như "Xin một lần yêu nhau", "Đêm lạnh chùa hoang", "Kiếp nào ta có nhau"... Thời đó, Lệ Thuỷ là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất được trao giải Thanh Tâm và giải Kim Khánh.
Cả hai diễn chung rất nhiều vở, tiêu biểu là "Xin một lần yêu nhau", "Đêm lạnh chùa hoang", "Kiếp nào ta có nhau"... - Ảnh: Internet
Sau ngày đất nước thống nhất, Lệ Thuỷ gia nhập đoàn Văn công TP.HCM và trở thành một trong những diễn viên chính trong nhiều vở diễn ăn khách như "Cây sầu riêng trổ bông", "Tiếng sóng Rạch Gầm", "Khi bình minh trở lại"... Cô cũng là giọng ca được khán giả yêu thích qua những bài ca cổ trên sóng phát thanh.
Năm 1964, khi cố soạn giả - NSND Viễn Châu kết hợp tân nhạc và cổ nhạc để tạo nên bản tân cổ giao duyên, ông đã chọn giọng ca Lệ Thủy thể hiện cho thử nghiệm này với bài hát "Chàng là ai" - Ảnh: Internet
Đã có khán giả ví Lệ Thủy là cô đào có nhiều kép nhất bởi cô đã từng ca với rất nhiều giọng nam nổi tiếng trong làng cải lương như Diệp Lang, Minh Cảnh, Tấn Tài, Minh Phụng, Chí Tâm, Thành Được, Minh Vương, Thanh Tuấn, Trọng Hữu, Thanh Sang... cho ra hàng trăm bài ca cổ được yêu thích.
Bà được đánh giá là cô đào sáng giá của sân khấu cải lương và không hề kén chọn người đóng chung, đóng với ai bà cũng rất hợp, trong đó Lệ Thủy - Minh Vương là cặp đôi vàng được đông đảo khán giả mến mộ - Ảnh: Internet
Tháng 2/1984, Lệ Thuỷ vinh dự được mời tham gia vào đoàn nghệ sĩ cải lương đi lưu diễn châu Âu. Đây là một sự kiện lớn đầu tiên sau năm 1975. Chuyến đi đã thành công rực rỡ, khán giả Việt kiều nhiệt tình ủng hộ cho các vở diễn của đoàn. Từ thành công đó, khi về nước, các nghệ sĩ đã thành lập đoàn hát 2.84 và nó trở thành đoàn ăn khách nhất trong những ngày đó khi các vở diễn "Tô Ánh Nguyệt", "Đời cô Lựu", "Áo cưới trước cổng chùa", "Trắng hoa mai", "Kiếp chồng chung", "Lôi Vũ"...
"Tô Ánh Nguyệt" là vở diễn kinh điển của sân khấu cải lương do NSND Lệ Thủy và NSND Minh Vương đóng chính - Ảnh: Internet
Khi cải lương xuống dốc, đoàn 2.84 phải giải thể, tuy nhiên, Lệ Thủy vẫn là cái tên ăn khách. Cùng với Minh Vương, Lệ Thủy luôn được chọn tham gia khi các show cải lương được tổ chức. Cô đã cùng với Diệp Lang, Minh Vương xây dựng chương trình "Những dấu ấn không phai", quy tụ nhiều nghệ sĩ trình diễn lại những vở diễn kinh điển. Bên cạnh đó, cô cũng mở chương trình "Sân khấu Vàng" để quyên góp tiền, giúp đỡ các nghệ sĩ nghèo. Năm 2012, Lệ Thủy đã vinh dự nhận danh hiệu NSND cho những đóng góp của mình.
Năm 2008, chương trình được hoạt động với tên gọi là nhóm xã hội hóa "Sân khấu vàng" trực thuộc Nhà hát Trần Hữu Trang nhằm tập hợp các nghệ sĩ tham gia biểu diễn đồng thời doanh thu từ chương trình dành vào cho hoạt động xây tặng nhà tình thương - Ảnh: Internet
Năm 2012, Lệ Thủy đã vinh dự nhận danh hiệu NSND cho những đóng góp của mình - Ảnh: Internet
Đến với từ thiện vì một chữ "tâm"
NSND Lệ Thủy có một giọng ca thổ pha kim hiếm có và cách ca rất chân phương, nhẹ nhàng. Trong các nghệ sĩ cải lương ngày đó, chỉ có Lệ Thủy được thu đĩa khi mới 12 tuổi vì cô có một chất giọng lạ, gây tò mò với người nghe. Đến bây giờ, tình yêu của khán giả dành cho Lệ Thủy vẫn không ngừng. Giọng ca của cô vẫn còn vang vọng khắp nơi và vẫn khiến khán giả thổn thức, đứng ngồi không yên.
Giọng thổ pha kim hiếm có và cách ca rất chân phương, nhẹ nhàng giúp những bài hát của NSND Lệ Thủy gây ấn tượng mạnh với khán giả - Ảnh: Internet
Bên cạnh tài năng sân khấu nổi bật, cô đào lừng danh còn khiến bao người mến mộ bởi tấm lòng nhân hậu, thương người của mình. Tuy nhiên, cô luôn kín tiếng trong công tác thiện nguyện vì cho rằng, đây cũng chỉ là những việc nhỏ. "Vì mình đã kinh qua cái nghèo rồi nên mình biết người nghèo họ rất mong những món quà của mình. Tuy là không nhiều nhưng khi nhận được món quà của một người nghệ sĩ thì họ vui hơn nữa, giúp cho họ vượt qua khó khăn", NSND Lệ Thủy chia sẻ.
Bên cạnh tài năng sân khấu nổi bật, cô đào lừng danh còn khiến bao người mến mộ bởi tấm lòng nhân hậu, thương người của mình - Ảnh: Internet
Những năm tháng tuổi thơ nghèo khó trong một gia đình đông có đến 8 chị em đã giúp Lệ Thủy hiểu rõ hơn về giá trị của tình yêu thương và sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Cô xa nhà theo đoàn đi hát từ khi 12 tuổi cũng vì muốn đỡ đần cha mẹ và cũng có những lần trông ngóng, háo hức được nhận quà từ thiện từ các mạnh thường quân. "Nếu trời còn cho sức khỏe, khán giả còn thương thì tôi vẫn tiếp tục đi hát và đi từ thiện. Mình đã may mắn có được như ngày hôm nay thì mình cũng sẽ cho đi yêu thương".
Nữ nghệ sĩ tích cực giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, trong có có cả những đồng nghiệp, tiền bối của mình - Ảnh: Internet
Cuộc sống hôn nhân sau bức màn nhung
Năm 1973, cô đào ngoại hạng lên xe hoa với một chàng kỹ sư kinh tế ở trọ trước hẻm nhà mình. Hơn 40 năm chồng vợ, có với nhau 3 người con thành đạt, họ vẫn giữ một mái ấm gia đình lý tưởng trong mắt của đồng nghiệp cũng như khán giả. Tất nhiên, để giữ cho mái ấm vững vàng, vượt qua mọi giông tố là điều không hề đơn giản. NSND Lệ Thuỷ cho rằng, nghệ sĩ có chồng hoặc vợ ngoài ngành rất hay gãy gánh bởi giới showbiz chẳng những nhiều thị phi, đồn thổi mà đặc thù nghề nghiệp cũng buộc họ phải đi sớm về khuya, khó dành trọn vẹn thời gian và tâm trí cho gia đình.
Hơn 40 năm chồng vợ, có với nhau 3 người con thành đạt, NSND Lệ Thủy và chồng vẫn giữ một mái ấm gia đình lý tưởng trong mắt của đồng nghiệp cũng như khán giả - Ảnh: Internet
Nhưng có lẽ do hoàn cảnh gia đình nên từ nhỏ, Lệ Thuỷ đã sớm suy nghĩ chín chắn. Với cô, nếu mình là nghệ sĩ mà chồng cũng là nghệ sĩ, hai vợ chồng cùng theo đuổi nghề hát thì ai lo dạy dỗ con cái. Thế nên Lệ Thuỷ xác định, mình phải lập gia đình với người ngoài nghề, để khi mình đi hát thì chồng thay mình chăm sóc cho con.
Đó là lý do Lệ Thuỷ "đổ" anh chàng kỹ sư Đình Trúc người Quảng Ngãi ở trọ trước hẻm nhà mình, dù lúc đó tên tuổi của Lệ Thuỷ vang danh khắp nước, người ái mộ xếp hàng dài chờ đưa đón, trong đó có rất nhiều người giàu có - mà theo cách dùng từ hiện nay là "đại gia".
Có được một gia đình êm ấm trong showbiz không phải là điều đơn giản - Ảnh: Internet
Người Nam kẻ Trung vốn đã khó thuyết phục hai bên gia đình ngay từ lúc còn yêu nhau. Đến khi đã thành hôn và sinh con gái đầu lòng năm 1973, con đường sự nghiệp càng lúc càng thăng hoa khiến việc giữ gìn hạnh phúc cho mái ấm gia đình vốn đã khó nay không hề đơn giản. Lắm lúc còn có những tin đồn ác ý khiến gia đình lục đục. Nhưng chính những lần sóng gió đó càng khiến Lệ Thủy thêm yêu quý người chồng và gia đình nhỏ của mình.
"Điều quan trọng nhất, theo tôi, dù bên ngoài xã hội, mình có là ngôi sao hay địa vị thế nào đi nữa nhưng khi về nhà vẫn nên thấp hơn chồng một chút. Tôi không biết người khác thế nào, riêng tôi nghĩ, đã là vợ thì phải biết nội trợ, nấu ăn cho chồng con, dù không ngon cũng nên biết. Và đừng bao giờ nghe người ngoài bàn ra tán vào mà về có những cư xử không đúng mực với chồng thì gia đình nào cũng hạnh phúc".
Ở tuổi 71, NSND Lệ Thủy tận hưởng cuộc sống tràn ngập niềm vui bên gia đình và bạn bè, đồng nghiệp cũng như các hậu bối trong nghề - Ảnh: Internet
Bước sang tuổi 71 và "lên vai" ông bà ngoại, vợ chồng NSND Lệ Thủy vẫn luôn đồng hành bên nhau dù ở bất kỳ nơi đâu. Nụ cười mãn nguyện mà cô có được chính là do: "Trong gia đình chẳng có ai là nghệ sĩ cả. Chỉ có Lệ Thủy - một người vợ, một người mẹ và bây giờ là một người bà mà thôi!".
NSND Lệ Thủy cùng con trai Dương Đình Trí vẫn cùng xuất hiện trên sân khấu. Cô cũng tham gia chương trình "Dấu chân hai thế hệ" do chính con trai tổ chức - Ảnh: Internet
Dương Đình Trí kể, ở tuổi 71, mẹ anh vẫn được các bầu show mời hát đều đặn. "Nếu muốn, mỗi tháng mẹ tôi có thể hát hết 30 ngày, nhưng bà luôn chọn lọc các chương trình phù hợp". Cõ lẽ với khán giả, tuổi 71 của NSND Lệ Thủy chỉ là con số của thời gian. Trong lòng họ, cô vẫn là "Giọng ca chuông ngân", là "Cô đào ngoại hạng" không thể nào thay thế.
Theo Phunusuckhoe.vn
NSND Lệ Thuỷ: Phụ nữ có địa vị xã hội thế nào đi nữa, về nhà nên thấp hơn chồng một chút "Dù bên ngoài xã hội, mình có là ngôi sao hay địa vị thế nào đi nữa nhưng khi về nhà vẫn nên thấp hơn chồng một chút thì gia đình mới êm ấm", NSND Lệ Thuỷ chia sẻ. Nghệ sĩ có chồng hoặc vợ ngoài ngành rất dễ gẫy đổ, bởi giới showbiz chẳng những nhiều thị phi, đồn thổi mà còn...