NSND Lê Hùng dựng kịch từ tiểu thuyết kinh điển của Nga
Vở diễn nổi tiếng “Bình minh nơi đây yên tĩnh”, chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Nga sẽ lần đầu tiên được dàn dựng tại Việt Nam dưới bàn tay của đạo diễn Lê Hùng.
Ngày 4/3, đạo diễn – NSND Lê Hùng và Nhà hát Kịch nói Quân đội tổ chức lễ khai sàn vở diễn Bình minh nơi đây yên tĩnh của tác giả kịch nổi tiếng A.Uxtjugov, chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn vĩ đại Xô Viết B.Vaxiliev.
Bình minh nơi đây yên tĩnh được xem là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc và ám ảnh về giai đoạn thập niên 60, 70 của thế kỷ trước ở Liên Xô. Tác phẩm tương đối gần gũi với độc giả Việt Nam và từ lâu đã trở thành cuốn sách gối đầu giường những người lính.
Bình minh nơi đây yên tĩnh có sự tham gia của nhiều nữ diễn viên trẻ của Nhà hát Kịch nói Quân đội.
Mặc dù đã được chuyển thể thành nhiều phiên bản từ sân khấu, điện ảnh, truyền hình ở nhiều nước khác nhau nhưng đây là lần đầu tiên tác phẩm của B.Vaxiliev được mang đến khán giả Việt Nam dưới dạng một vở kịch. Công đầu của việc mang Bình minh nơi đây yên tĩnh về Việt Nam thuộc về PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái, bà là người đã trực tiếp liên lạc với đơn vị giữ bản quyển tác phẩm ở Nga, sau đó mua bản quyền để tác phẩm có thể trình diễn trước khán giả Việt.
Tác giả của Mặt người mặt hoa hiện giữ vai trò cố vấn văn học kịch cho tác phẩm. Trả lời Zing.vn, PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái nhấn mạnh rằng: “Tôi chủ động liên lạc với bên Nga vì tình yêu mến dành cho sân khấu kịch và đặt niềm tin vào khả năng dàn dựng của đạo diễn cũng như Nhà hát Kịch Quân đội”
PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái đóng vai trò cố vấn văn học kịch trong tác phẩm. Bà cũng là người đã liên lạc với đơn vị sở hữu bản quyền của Nga để mang tác phẩm kinh điển về Việt Nam.
Video đang HOT
Bình minh nơi đây yên tĩnh là tác phẩm kinh điển tiếp theo về đề tài chiến tranh xuất hiện trên sân khấu của Nhà hát Kịch nói Quân đội, sau 3 vở gây tiếng vang trước đó là Điều thiêng liêng nhất, Những con hươu xanhvà Đêm họa mi. NSƯT Ngọc Thư, Giám đốc Nhà hát Kịch nói Quân đội cho rằng: “Tình hình chính trị thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Do vậy, tôi nghĩ việc dàn dựng thành công vở diễn sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với không chỉ sân khấu kịch nói quân đội mà còn cả sân khấu kịch nói đương đại nước nhà”.
Người chịu trách nhiệm dàn dựng vở diễn nổi tiếng này là đạo diễn, NSND Lê Hùng – một trong những gương mặt gạo cội và uy tín trong lĩnh vực sân khấu. NSND Lê Hùng cũng là đạo diễn đã dàn dựng thành công nhiều vở kịch kinh điển khi còn công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Kịch Việt Nam. “Tôi sẽ cố gắng hết sức để dàn dựng một tác phẩm nghệ thuật dựa trên kịch bản tốt và có nhiều nét tương đồng với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt Nam” – đạo diễn Lê Hùng chia sẻ với Zing.vn.
Đám mây xuất hiện trong vở diễn là yếu tố rất Việt Nam và rất phương Đông. Đây cũng là một chi tiết nhằm Việt hóa tác phẩm.
Bình minh nơi đây yên tĩnh kể về cuộc sống của một tiểu đội pháo cao xạ toàn nữ, chỉ huy là một nam sĩ quan có tên Vaskov. Cuộc sống của họ diễn ra bình yên cho đến khi các chiến sĩ phát hiện dấu tích của hai lính dù Đức Quốc xã ở khu rừng đơn vị đóng quân. Tiểu đội nhanh chóng vào rừng để ngăn chặn âm mưu của Đức nhưng sau đó phát hiện ra không chỉ có 2 tên mà là cả một tiểu đội lính Đức ở trong rừng.
Tác phẩm kết thúc khi Vaskov lừa được hai tên lính cuối cùng tự trói nhau, còn các nữ đồng đội của anh đã lần lượt hy sinh trong cuộc chiến đấu dũng cảm. Bình minh nơi đây yên tĩnh là tác phẩm đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người trên thế giới, dù được chuyển thể dưới bất kỳ hình thức nghệ thuật nào.
Giám đốc Nhà hát Kịch nói Quân đội và đạo diễn vở diễn cho biết, tác phẩm sẽ khẩn trưởng được dàn dựng và cố gắng ra mắt trong trong tháng 4 năm nay.
Theo Zing
Kịch Tết Sài Gòn: hút khách bất ngờ
Xua tan những lo lắng của ông bầu, bà bầu, mùa kịch Tết năm nay sân khấu TP HCM vẫn thu hút đông đảo khán giả đến xem kịch.
Nhiều năm nay, kịch Tết là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân TP HCM. Mỗi sân khấu đều cố gắng ra mắt những vở hay nhất, đặc sắc nhất phục vụ khán giả vào dịp đầu năm. Khi rạp chiếu phim chưa phát triển, chương trình truyền hình chưa nở rộ thì các sân khấu thường cháy vé trước Tết.
Sự góp mặt của Trấn Thành, Chí Tài, NSND Ngọc Giàu giúp các vở kịch tại nhà hát kịch TP HCM luôn tấp nập người xem. Ảnh: Bá Ngọc
Khán giả đông kín rạp
Năm 2015 là năm ảm đạm của sân khấu miền Nam - nơi vốn được coi sôi động nhất cả nước. Lượng khán giả sụt giảm tới 50%, có nơi đến 70%. Vì vậy, các ông bầu, bà bầu làm kịch Tết với tâm thế hồi hộp, lo lắng. Giám đốc sân khấu Nụ cười mới từng chia sẻ: "Tôi chỉ mong sân khấu vào mùa Tết không phải chịu cảnh trả vé".
Trái ngược với lo lắng đó, lượng khán giả đông đảo đến với sân khấu vào dịp Tết đã xua tan không khí u ám suốt 1 năm qua. Ngày mùng 3, mùng 4 Tết, phóng viên đến các sân khấu Phú Nhuận, Superbolw, nhà hát kịch TP, nhà hát Bến Thành lúc 20h khi suất diễn cuối cùng trong ngày bắt đầu, mọi hàng ghế khán giả đều đã kín chỗ. Thậm chí, sân khấu của bà bầu Hồng Vân còn phải bán ghế "súp".
Diễn viên Kha Ly - người gắn bó mấy năm nay với sân khấu Hồng Vân cho biết: "Mỗi suất diễn, nhìn thấy khán giả đông, chúng tôi hào hứng lắm. Lúc đó, dù mệt vì ngày diễn 2-3 suất, không được về quê ăn Tết nhưng cũng hạnh phúc và có động lực".
Long đẹp trai chia sẻ: "Năm trước, Nụ cười mới có anh Hoài Linh, Chí Tài và Trường Giang nên sốt vé vô cùng. Vé ngày Tết thì đã bán hết từ ngày 27, 28 Tết. Năm nay không được như vậy nhưng khán giả cũng đến kín rạp. Nhờ thế, nghệ sĩ chúng tôi cũng có niềm vui đầu năm".
Sân khấu Phú Nhuận của bà bầu Hồng Vân đông kín vào dịp Tết. Ảnh: Bá Ngọc
Nhu cầu thưởng thức đa dạng
Nếu như mọi năm, kịch Tết chỉ tập trung vào thể loại hài hoặc kinh dị thì năm nay hơn 30 vở kịch Tết triển khai ở mọi thể loại khác nhau. Thể loại vốn kén khán giả nhất như nhạc kịch cũng được đầu tư.
Diễn viên Cát Tường cùng nhóm kịch Buffalo tự tin dựng vở Tấm Cám tại nhà hát Bến Thành. Với thế mạnh là dàn diễn viên gạo cội và diễn viên trẻ đa năng khi diễn và hát tốt nên ngày từ suất diễn đầu tiên vào ngày mùng 1 Tết, vở diễn đã thu hút đông khán giả. Từ đó đến nay, mỗi ngày diễn 2 suất, khán giả phủ kín hơn 700 ghế của nhà hát Bến Thành.
Sân khấu Hoàng Thái Thanh chuyên dòng kịch tâm lý, thấm đẫm nước mắt nên sẽ là khó khăn khi tham gia vào mùa kịch Tết vì ai cũng muốn xem những gì nhẹ nhàng, vui vẻ đầu năm. Thế nhưng, sau ngày mùng 1 và mùng 2 khán giả chưa đông thì sang ngày 3, cả sân khấu không còn chỗ trống. Ngay cả vở tâm lý nặng như Lan và Điệp cũng thu hút nhiều khán giả đến xem.
Diễn viên Đoàn Thanh Tài cho biết: "Khán giả vào ngày Tết, không quá bận rộn về công việc, lo lắng về thời gian nên ngồi xem kịch dường như say sưa hơn. Cảm nhận được điều đó, chúng tôi diễn cũng sung hơn".
Không khí sôi động phòng bán vé trước nhà hát kịch TP. Ảnh: Bá Ngọc
Đến nhà hát kịch TP HCM chúng tôi cũng nhận thấy không khí khác hẳn. Ngày bình thường, nơi đây ít có vở diễn, nếu có cũng chỉ lác đác vài khán giả. Đến ngày Tết, xe máy, ô tô đậu thành hàng dài ở bãi, khán phòng đông kín khán giả. Xem những nghệ sĩ nổi tiếng như Trấn Thành, Chí Tài, NSND Ngọc Giàu biến hóa trên sân khấu, khán giả được thả sức với những nụ cười hào hứng, sảng khoái.
Khán giả Vũ Giang, xem xong vở Đại hỷ chia sẻ: "Khi chọn kịch tôi ít quan tâm đến thể loại nào mà xem có diễn viên nào mình yêu thích".
Theo Zing
40 năm chuyên trị... Tề Thiên Nhắc đến chuyện đi hát thời trai trẻ, nghệ sĩ Bạch Long luôn nhớ về những kỷ niệm khó quên của việc hóa thân thành "Tề Thiên Đại thánh". "Tôi không phải tuổi Thân nhưng dường như số mệnh đã sắp đặt để được đóng vai Tề Thiên (vai khỉ). Bao nhiêu năm nay, tôi phải liên tục đổi mới cách ca diễn,...