NSND Hoàng Dũng: Vai diễn và cuộc đời
Tôi có dịp làm quen với NSND Hoàng Dũng cách đây chừng 30 năm. Giờ đây gặp lại anh ở tuổi lục tuần, vẫn điếu thuốc trên môi. Những ký ức theo thời gian cứ bập bùng cháy trước mặt.
Bài học từ thất bại đầu tiên
Ngoài chuyện nghiện thuốc lá từ khi còn trẻ, Hoàng Dũng còn đam mê với sân khấu đến kỳ lạ. Ngay từ khi còn đang học ở Trường Cao đẳng sân khấu Hà Nội, Hoàng Dũng đã là anh chàng say sân khấu và luôn tìm cách xem bạn diễn. Có những hôm không có vé, nhưng khi nghe tin ở Nhà hát Lớn ra mắt vở mới là phải mò tới xem cho bằng được. Anh còn nhớ có lần xin vào xem không được, bèn tìm cách trèo lên xe cứu hỏa nhảy tót qua lan can để vào rạp.
Lại có hôm bị bảo vệ bắt, bị nhốt mà vẫn không chừa. Chỉ thoáng hôm sau lại có mặt trong rạp. Những người soát vé và bảo vệ Nhà hát đến nỗi thuộc cả bước chân lẻn cho nhanh của Dũng, mỗi khi họ xuất hiện. Khi họ chộp bắt được, hỏi, anh nói rất thích xem các nghệ sĩ diễn để học nghề; và cố lý giải cho ra, vì sao mỗi hôm ông Trần Tiến diễn một vai, chỉ chùm chăn ngồi trên một cái ghế mà vẫn cứ diễn ra vai hấp dẫn đến thế. Khán giả vỗ tay rào rào. Nghe Hoàng Dũng nói, các anh bảo vệ ngớ ra, à thì ra là hắn mê sân khấu. Từ sau lần ấy cứ gặp mặt Dũng là bảo vệ lại cho vào xem chẳng cần vé nữa.
Sau này là diễn viên chính thức của Đoàn kịch Hà Nội năm 1978, Hoàng Dũng vẫn như thế, hằng đêm đi xem bạn diễn. Xem đi xem lại chẳng hề chán nản, như một kẻ học việc cần mẫn chăm chỉ. Chính sự đam mê và tích lũy cho từng vai diễn của những nghệ sĩ gạo cội, Hoàng Dũng sau này đã có những khám phá sáng tạo cho nhân vật của mình.
Một nguyên lý được anh rút ra: “Không có đỉnh của vai diễn”. Ngay với một nghệ sĩ, mỗi đêm là một sáng tạo tươi mới về nhân vật của mình. Tập trung và hóa thân với đời sống và những tình huống xảy ra của vai diễn. Sinh động và hấp dẫn, đó là nghệ thuật diễn xuất.
Nói đến đây anh sực nhớ đến kỷ niệm vào khoảng năm 1983, khi được phân đóng chung vai với cố nghệ sĩ Trần Vân, trong vở Bình minh đó trái tim anh. Đây là vở kịch nói về cuộc sống trong ngành Y. Hai nghệ sĩ được phân tập chung (một kíp diễn) vai một bác sĩ trẻ sắp ra trường, phải đối diễn với những sự kiện quan trọng trong nghề nghiệp.
Nhưng nói đến đây, đôi mắt Hoàng Dũng chợt trầm lại, bởi khi diễn thử anh đã bị đạo diễn cho “out”, vì chưa thể hiện được sắc màu của nhân vật, và lời thoại không có hồn cốt của đời sống. Từ đó nghệ sĩ Trần Vân tập liên tục cho đến khi ra vở diễn. Một cảm giác hụt hẫng như bị rơi xuống hố. Hoàng Dũng đã ôm mặt khóc ròng trong phòng tối. Thất bại ư? Tồn tại hay không tồn tại!? Câu nói của Hamlet, trong kịch Shakespeare vang lên trong lồng ngực với trái tim cháy bỏng với ánh đèn sân khấu.
Mặc cho đó là thất bại đầu tiên, nhưng Hoàng Dũng lại quyết tâm sửa mình bằng cách, suy nghĩ lại nhân vật và học xem cách diễn của đồng nghiệp. Sau đó là những đêm ngồi dưới hàng ghế khán giả để xem Trần Vân diễn, và bao giờ cũng ngẫm nghĩ, với câu thoại này mình sẽ thể hiện ra sao và hành động của nhân vật mình sẽ xử lý thế nào… Nghĩa là mình phải có nhân vật với màu sắc riêng biệt, một sức hút sân khấu khác người. Anh âm thầm tập luyện và suy nghĩ về hình tượng nhân vật mà mình đã gặp thất bại.
Video đang HOT
Rồi đếnmột lần nghệ sĩ Trần Vân bị khản giọng, không thể diễn được nữa, Hoàng Dũng phải lên sân khấu. Anh còn nhớ khi đó theo đoàn đi lưu diễn dưới Hải Phòng. Hoàng Dũng chưa một lần tập diễn cùng với các nghệ sĩ khác. Khi được lệnh đến tối phải lên sân khấu diễn thay Trần Vân, thì từ đầu giờ chiều anh Hoàng Dũng ôm kịch bản lên sân khấu tự tập một mình. Anh tưởng tượng giao lưu với những nhân vật của vở diễn và những lời thoại của từng người ra sao. Diễn một mình với một sân khấu trống vắng để chờ đến tối lên sân khấu diễn thật. Đêm diễn đó quả là sự khác lạ đến tuyệt vời, với sắc màu nhân vật của Hoàng Dũng. Đường nét diễn xuất sâu lắng và ngọt ngào của một nhân vật trẻ trung, tươi mới, trong vở Bình minh đó trái tim anh.
Các nghệ sĩ đứng quanh sau cánh gà hồi hộp với từng đường nét và lời thoại mà anh diễn xuất. Khi kết thúc mọi người ôm chầm lấy Hoàng Dũng chúc mừng và từ đó anh chính thức được diễn chung vai với Trần Vân. Đó là bản lĩnh của một nghệ sĩ biết đứng lên từ thất bại trong nghệ thuật diễn xuất. Đồng thời cũng là những bài học giúp cho sự điêu luyện thành công vượt bậc của Hoàng Dũng trong hàng loạt vở sau này…
Từ cái nôi Tôi và chúng ta
Hoàng Dũng nổi lên ngay từ nhân vật Phó giám đốc Chính, trong vở Tôi và chúng ta vào năm 1985 của Đoàn kịch Hà Nội. Đây là khởi đầu cho màu sắc nhân vật của nghệ sĩ trẻ Hoàng Dũng khi bước vào lứa tuổi “tam thập nhi lập”. Tiếp nối lớp nghệ sĩ đàn anh như Hoàng Quân Tạo, Trần Hạnh, Nguyễn Quốc Toàn, Thanh Tú, Trịnh Mai, Phạm Bằng… Hoàng Dũng cùng với Trần Vân, Hoàng Cúc, Phú Thăng… tạo nên một luồng ánh sáng mới bắt đầu từ cái nôiTôi và chúng ta.
Nói là cái nôi bởi đó là một khởi động về sự “đổi mới” cho một đời sống sân khấu thủ đô. Một loạt vở kịch chống tiêu cực của Lưu Quang Vũ được dàn diễn viên kịch Hà Nội dám đương đầu với dư luận và dám chịu trách nhiệm trước pháp luật về các bản diễn của mình. Bản lĩnh công dân nghệ sĩ ấy đã được tôi rèn trong tâm hồn đa cảm của Hoàng Dũng.
Hoàng Dũng trong vở Tình khúc ngàn năm.
Vẫn còn đó là những đêm đi xe đạp đến điểm diễn. Vẫn còn đó là chiếc áo đẹp phải mặc chung với bạn diễn Hồng Sơn để đi chơi, nhưng Hoàng Dũng đã trở thành một ngôi sao trên sân khấu kịch Hà Nội. Một chặng đường mới và sự nghiệp của Hoàng Dũng ngày một sáng lạn với những vai khá nổi trội tạo nên phong cách nghệ thuật đa sắc và dồi dào biểu cảm. Có thể kể ra khá nhiều vở hay mà anh đã tham gia trong hàng chục năm qua như Tôi và chúng ta (vai phó giám đốc Chính); Cát bụi (vai Cả Khoa); Bình minh đó trái tim anh(vai bác sĩ)… rồi đó còn là những vở Hà Nội đêm trở gió (vai Lãm), hay Ăn mày dĩ vãng (vai Hai Hùng); hoặc Tiếng đàn vùng Mê Thảo (vai Bá Nhỡ)…
Lại còn phim nữa, Hoàng Dũng cũng có nhiều vai đáng nhớ và đáng yêu trong các phim như Cuồng phong, Thái sư Trần Thủ Độ, Con đường hạnh phúc, hayĐàn trời… Toàn vai chính và có nội tâm đa chiều phức tạp. Nhiều người xem hẳn khó có thể quên nhân vật Hai Hùng của Hoàng Dũng trong vở Ăn mày dĩ vãng.
Một sự phân thân đầy uyển chuyển khi anh đóng vai Hai Hùng ở hai thời kỳ già, trẻ đan xen. Cảnh trước là một Hai Hùng mãnh liệt, làm kẻ thù hoảng hốt run sợ vì tài xuất quỷ nhập thần của mình trong chiến đấu; thì đến cảnh sau đó là một Hai Hùng già nua ngơ ngác đi tìm lại quá khứ, với những hơi thở hổn hển của thời gian. Lọ mọ và hồn nhiên như cỏ cây. Cùng với đó là can trường lúc nào cũng như một kho thuốc nổ. Những cảnh đối chọi và chuyển đổi liên tục xuất hiện, làm cho người xem ngạc nhiên với nghệ thuật diễn xuất của một Hoàng Dũng tài hoa đầy mẫn cảm.
Cùng với nhân vật đa chiều như Hai Hùng, nghệ sĩ Hoàng Dũng còn ghi dấu ấn trong phim trường với vai Đinh Xuân Ẩn, một kiểu hai mặt trái chiều về hình thức và bản chất nhân vật. Đây là loại người ẩn chứa hai mặt xấu – tốt, nhưng phần xấu nhiều hơn tốt, trong đời sống được thể hiện qua nhân vật Chủ tịch Đinh Xuân Ẩn của Hoàng Dũng. Có thể nói đây cũng là một vai có tính đột phá của anh.
Cũng lại là cái bóng của thời kỳ Tôi và chúng ta trở lại. Đó là những bộ phim dám trực diện phản ánh cái xấu một cách hiện thực và sinh động. Và hình như gặp những nhân vật hai màu đen trắng đan xen, ở một gương mặt phức tạp như thế, Hoàng Dũng càng tỏ rõ tài năng của mình trong diễn xuất. Đó chính là sự vượt trội và tạo nên phong cách nghệ thuật Hoàng Dũng.
“Vai diễn” cuối cùng
Đó là vai “Giám đốc” Nhà hát Kịch Hà Nội mà Hoàng Dũng “diễn” suốt từ năm 2007 đến nay. Cùng năm đó, anh còn được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), ghi nhận những thành tựu nghệ thuật trong 37 năm qua. Anh còn là một đạo diễn và giảng viên khoa Kịch nói của Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
Cùng chia sẻ với đời sống của diễn viên Nhà hát, xuất thân từ một nghệ sĩ nghèo, nên NSND Hoàng Dũng có nhiều trăn trở và tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trẻ, ngoài bảo đảm đêm diễn của nhà hát, còn được phát triển trong các hoạt động ngoài giờ, với các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, truyền hình, quảng cáo và tổ chức sự kiện…
Cùng với đó anh còn chịu thiệt thòi, không dám nhận các vai dài hơi trong các bộ phim vì không thể xa Nhà hát, nơi phải chăm lo miếng cơm manh áo cho đời sống nghệ sĩ hàng ngày. Nhưng với học trò anh luôn đau đáu với một tương lai nghệ thuật, đặc biệt là phát hiện và đào tạo những tài năng cho sân khấu thủ đô. Hoàng Dũng muốn truyền ngọn lửa đam mê nghệ thuật cho các em và luôn hy vọng vào sự bứt phá của các nghệ sĩ trẻ trong nhà hát. Anh mong các bạn diễn luôn luôn sống với đam mê của mình, và tìm cách nuôi dưỡng đam mê, từ đó hiện lên những tư tưởng và tài năng nghệ thuật.
Theo Vương Tâm /CAND
Nhiều đơn tố cáo nghệ sĩ khai man thành tích xin danh hiệu
"Vụ thi đua khen thưởng đã trình Thủ tướng danh sách NSND, NSƯT để phê duyệt, tháng 11 sẽ làm lễ phong tặng danh hiệu", ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng vụ thi đua khen thưởng nói.
Không riêng xét duyệt NSND, NSƯT mới lùm xùm
Buổi họp sơ kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch 9 tháng do Bộ VHTT&DL tổ chức sáng 2/10 đã thẳng thắn đưa ra những mặt chưa làm được để tiếp tục hoàn thiện trong những tháng cuối năm.
Vừa qua, Hội đồng cấp nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đã nhận được rất nhiều đơn thư tố cáo các nghệ sĩ khai không đúng, khai man thành tích. Tuy nhiên, các trường hợp khai man đó lại chưa bị xử lý dứt điểm khiến việc kiện tụng năm nào cũng tái diễn.
Trả lời về vấn đề này, ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng cho rằng, không chỉ riêng việc xét duyệt NSND, NSƯT mới hay có đơn kiện cáo, xét duyệt Nhà giáo nhân dân hay Thầy thuốc nhân dân cũng có lùm xùm nhưng đặc thù ngành nghề của họ kín kẽ hơn.
Ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng.
"Ở dưới mỗi tờ khai đều ghi rõ cam kết khai trung thực. Qua đợt xét duyệt này, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm chỉ đạo hội đồng cấp dưới làm việc nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, cứ lên tới cấp Nhà nước mới hay xảy ra kiện tục là bởi nhiều khi, những người muốn tố cáo họ cũng cứ chờ cho hồ sơ của người cần tố cáo lên cấp cao hơn thì họ mới làm đơn", ông Cẩn nói.
Theo ông Cẩn, thực ra không phải là không có chế tài để xử lý những trường hợp nghệ sĩ khai man hồ sơ, về luật thì có nhưng việc phạt các nghệ sĩ bao nhiêu cũng không bằng danh dự của họ bị tổn thương. Nếu nghệ sĩ khai sai thì họ không được danh hiệu mà họ mong muốn, họ sẽ buồn nhiều. Còn việc sẽ xử phạt nghệ sĩ như thế nào lại nằm ở Luật về xứ lý cán bộ công chức. Bản án cao nhất khiến nghệ sĩ đau đầu nhất chính là "bản án lương tâm".
"Cho tới thời điểm này, chúng tôi vẫn đang giữ lại hồ sơ của nghệ sĩ Lê Nguyễn Kiều Anh để xem xét. Đúng là rất mất thời gian nhưng kể cả những đợt xét duyệt sau, những người làm sau chúng tôi chắc chắn cũng không tránh khỏi rắc rối này vì đặc thù công việc", ông Cẩn nói.
Theo ông Cẩn, đầu tháng 11 sẽ có buổi lễ trang trọng để vinh danh và trao tặng những NSND, NSƯT cho các nghệ sĩ.
Tập trung quản lý nghệ sĩ tự do
Về vấn đề cấp thẻ hành nghề, theo ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn thì dự thảo xong đề án sẽ trình Chính phủ. Tuy nhiên, qua quá trình làm, Cục nhận thấy bất cập lớn nhất không nằm ở nghệ sĩ chuyên nghiệp mà nằm ở nghệ sĩ tự do. Chính vì vậy, đề án đã xây dựng chủ yếu tập trung vào các nghệ sĩ tự do.
"Các nghệ sĩ biên chế trong các đơn vị công lập tất cả các loại hình nghệ thuật hầu như không có trường hợp vi phạm, chỉ nằm chủ yếu ở các nghệ sĩ tự do. Đề án này khi lấy ý kiến cũng đã được sự đồng tình nhất trí cao của các đơn vị trực thuộc Bộ. Nếu không có gì thay đổi, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 79/2012 sẽ được ban hành vào tháng 1/2016", ông Nguyễn Đăng Chương cho biết.
Theo ông Chương, để được cấp thẻ hành nghề, nghệ sĩ phải đạt được 3 tiêu chuẩn: "Thứ nhất là về độ tuổi, chúng tôi sẽ quy định độ tuổi tối thiểu, chứ nhiều nghệ sĩ trẻ quá chúng tôi không cấp thẻ hành nghề. Đang có 2 hướng quy định độ tuổi tối thiểu là 16 tuổi và 18 tuổi nhưng trong xu thế hội nhập, nhiều ý kiến nghiêng về độ tuổi 16 là hợp lý. Thứ nữa là nghệ sĩ phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực của mình. Cuối cùng là phải được sự đồng ý thẩm định của cơ quan quản lý ở địa phương".
Tại cuộc họp, ông Chương cũng chia sẻ cái khó của việc xử lý vi phạm các thí sinh thi chui vì nhiều khi không thể tìm được địa chỉ của thí sinh.
"Hiện nay việc xử lý các người đẹp thi chui rất khó, đơn cử như ở Sở VHTT&DL TP HCM, đơn vị này đã rơi vào thế khó khi không tìm được địa chỉ của những người đẹp ấy bởi vì có người đẹp ở các tỉnh miền Tây, chỉ đăng ký tạm trú chứ không thường trú nên các cơ quan chức năng không tìm được nơi ở của họ", ông Chương cho biết.
Theo T.Lê/ Vietnamnet
Đằng sau thành công của con trai ca sĩ Thanh Lam Sau khi bố mẹ "đường ai nấy đi", Đăng Quang và chị gái đã trưởng thành nhờ sự chăm sóc, dạy dỗ của ông bà nội. Cuộc thi piano Quốc tế Hà Nội 2015 vừa kết thúc với giải Nhất bảng B (14 - 17 tuổi) thuộc về Nguyễn Đăng Quang, con trai nhạc sĩ Quốc Trung và ca sĩ Thanh Lam. Điều...