NSND Đường Tuấn Ba qua đời
Theo tin từ đạo diễn Thanh Hiệp, NSND Đường Tuấn Ba – Người nổi tiếng với những thước phim đẹp và độc đáo của điện ảnh Việt Nam vừa mới qua đời ở tuổi 93 vào lúc 13g50 tại nhà riêng ở TPHCM.
NSND Đường Tuấn Ba sinh năm 1927 tại Bình Định nhưng lại lớn lên ở Kon Tum. Năm 15 tuổi ông tham gia cách mạng với nhiệm vụ làm công tác vũ trang tuyên truyền. Sau đó 1 thời gian, do tình hình hoạt động khó khăn, ông trở về với gia đình và làm nghề nhiếp ảnh rồi thi vào ngành quay phim thuộc Trung tâm Điện ảnh quốc gia ở Sài Gòn.
Năm 1969, ông đã quay bộ phim tài liệu đầu tay mang tên Người Việt trên sông nước, nói về cuộc sống của những người dân thuyền chài không bao giờ biết bao giờ được lên bờ.
NSND Lâm Tới trong phim “ Cánh đồng hoang”- ảnh TL
Sau ngày đất nước thống nhất, Đường Tuấn Ba xin vào làm việc tại hãng phim Giải Phóng. Tại đây ông đã có cơ hội được đạo diễn – NSND Hồng Sến tin tưởng, giao cầm máy quay cho nhiều bộ phim nổi tiếng của điện ảnh cách mạng như Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang, Vùng gió xoáy, Hòn đất…
Ngoài ra, Đường Tuấn Ba còn quay nhiều bộ phim của các đạo diễn khác như Chiếc vòng bạc, Những tháng ngày êm ả, Nơi bình minh chim hót, Hai chị em, Bão U Minh, Người tìm vàng, Vết thù năm tháng, Ngôi nhà oan khốc…
Video đang HOT
Tính tới khi nghỉ hưu, Đường Tuấn Ba đã có “gia tài” với gần 90 bộ phim, trong đó có 22 phim truyện nhựa, 45 phim truyện video và gần 20 phim tài liệu, cải lương.
NSND Đường Tuấn Ba- Ảnh Thanh Hiệp
Trong suốt sự nghiệp quay phim, Đường Tuấn Ba đã đạt nhiều giải thưởng như: Huân chương lao động hạng Nhì, Huy chương kháng chiến hạng Nhì, Huy chương vì sự nghiệp Điện ảnh, danh hiệu NSƯT và danh hiệu NSND. Các bộ phim do ông cầm máy cũng đạt nhiều giải thưởng cao quý trong và ngoài nước. Sau khi nghỉ hưu, ông sống ẩn dật tại nhà riêng.
Tang lễ NSND Đường Tuấn Ba được tổ chức tại nhà thờ Thanh Đa (TP HCM). Lễ nhập quan sẽ diễn ra vào lúc 7g ngày 2/6, lễ động quan ngày 4/6 và sau khi hỏa thiêu, tro cốt ông sẽ được gửi tại nhà thờ Thanh Đa.
Rạp chiếu, hãng phim tư nhân Việt Nam cầu cứu Thủ Tướng vì Covid-19, lo thị trường sẽ rơi vào tay doanh nghiệp ngoại
Gần đây, Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam đã gửi văn bản kêu cứu tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó đề nghị các biện pháp hỗ trợ điện ảnh Việt do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong công văn gửi lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam cho biết doanh nghiệp nội địa tham gia ngành sản xuất, phát hành phim đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 .
Theo nội dung văn bản, việc đóng cửa không chỉ khiến rạp chiếu phim không có bất kỳ nguồn doanh thu nào trong khi vẫn phải trả các chi phí cố định nặng nề hàng tháng, mà còn dẫn đến việc hoãn phát hành nhiều phim đã đầu tư và có kế hoạch ra rạp. Việc đọng vốn không thể phát hành phim dẫn tới không có doanh thu trong thời gian dịch bệnh.
Nhiều phim Việt buộc phải hoãn chiếu trong mùa dịch.
Hơn nữa, Hiệp hội nhận định điện ảnh sẽ là ngành phục hồi chậm nhất khi kết thúc cách ly xã hội, cũng bởi tính chất yêu cầu tập trung đông người, đông ekip sản xuất và đông khán giả.
Đặc biệt, văn bản cũng đề cập doanh nghiệp kinh doanh rạp chiếu tại Việt Nam (BHD Star, Galaxy, Trung tâm chiếu phim quốc gia...) chỉ chiếm 30% thị phần chiếu phim, và hầu hết là công ty của những người làm điện ảnh, nên không có tiềm lực tài chính đủ mạnh để đương đầu với khủng hoảng mạnh như dịch Covid-19. Trong khi 70% doanh nghiệp còn lại có tiềm lực tài chính mạnh, có hỗ trợ lớn do là công ty con của các tập đoàn lớn. Chẳng hạn, như CGV là của CJ và Samsung; Lotte Cinema của Lotte (đều là tập đoàn mạnh của Hàn Quốc).
"Bởi vậy, nếu không có hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, các rạp chiếu phim của Việt Nam và các hãng tư nhân sẽ phá sản và đóng cửa hàng loạt, dẫn đến vấn đề nghiêm trọng sau dịch là thị trường chiếu phim, phát hành phim sẽ chỉ có doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng đến ổn định văn hóa - xã hội và chiến lược của đất nước về bảo vệ văn hóa dân tộc", văn bản nêu.
Dự án phim điện ảnh Trạng Tí phải dời lịch công chiếu do Covid-19.
Về giải pháp, Hiệp hội chia sẻ đã xem xét cách thức hỗ trợ của các quốc gia khác đối với văn hóa nghệ thuật. Singapore, Trung Quốc, Đức, Ý hay Mỹ đã giải ngân nhiều gói hỗ trợ hàng chục triệu USD để nâng cao kỹ năng của các doanh nghiệp hoạt động nghệ thuật; phần nào giải quyết khó khăn tài chính hiện tại.
Tuy nhiên, Hiệp hội hiểu rằng ở Việt Nam, với ngân sách còn hạn chế và bản thân điện ảnh chưa phải là nhóm doanh nghiệp khó khăn nhất để cần các gói tài chính tương tự nên đã đề xuất 4 hướng giải pháp về thuế, BHXH và lãi suất ngân hàng để vượt qua giai đoạn này.
Cụ thể, Hiệp hội kiến nghị miễn thuế VAT năm 2020 với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành và chiếu phim, để có thêm nguồn thu bù lại những tổn thất và chi phí cố định vẫn phải gánh chịu mà không có doanh thu trong thời kỳ dịch bệnh.
Đồng thời, hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân 2020 với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành và chiếu phim, để có thêm nguồn chi trả các chi phí cố định trong thời gian tạm dừng hoạt động kinh doanh do dịch bệnh.
Cuối cùng, Hiệp hội kiến nghị hoãn nộp bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên; hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam hoặc có chính sách cụ thể để hỗ trợ.
PV
Cặp 'oan gia ngõ hẹp' Bảo Thanh - Quốc Trường: muốn đóng chung nhiều hơn, hé lộ kế hoạch lớn năm 2020 Sau khi trở thành cặp đôi 'triệu like' trong bộ phim truyền hình quốc dân 'Về nhà đi con', Quốc Trường và Bảo Thanh lại tiếp tục nên duyên ở tác phẩm điện ảnh chiếu Tết 'Đôi mắt âm dương'. Cặp đôi đã cùng nhau có những chia sẻ về vai diễn mới của mình. Đôi mắt âm dương (đạo diễn Nhất Trung)là...