NSND Đàm Liên – ‘bà chúa sân khấu Tuồng’ qua đời
NSND Đàm Liên qua đời ngày 25/4 tại Hà Nội hưởng thọ 78 tuổi.
Gia đình NSND Đàm Liên thông tin, bà từ trần vào 9h40 ngày 25/4 tức, hưởng thọ 78 tuổi. Lễ viếng diễn ra hồi 9h ngày 28/4. Lễ truy điệu và đưa tang vào 10h ngày 28/4, hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ.
NSND Đàm Liên mấy năm nay phải chống chọi với bệnh suy thận. Bà sống cùng con gái trong căn nhà nhỏ ở phố Chùa Hà, kể từ khi chồng ( nhạc sĩ Vĩnh An) qua đời gần 30 năm trước.
Nghệ sĩ Đàm Linh trong vở Ông già cõng vợ đi xem hội.
Giữa năm ngoái, NSND Đàm Liên vẫn tới dự lễ giỗ tổ nghề sân khấu tại rạp Đại Nam. Dù sức yếu đi nhiều nhưng bà vẫn khá minh mẫn khi nói về nghề nghiệp ăn sâu trong máu suốt mấy chục năm. NSND Đàm Liên nhiệt huyết chia sẻ những nỗi niềm đau đáu với nỗi niềm giữ gìn Tuồng cổ, cũng như mong muốn truyền dạy nghệ thuật truyền thống trong thời sân khấu ngày càng vắng khách.
NSND Đàm Liên tên thật là Đàm Thị Liên sinh năm 1942 tại Phú Yên, từng thuộc Đoàn Tuồng dân ca khu 5 khi mới vào nghề, sau này bà là nghệ sĩ của Nhà hát Tuồng Việt Nam từ năm 1975. Nhắc tới nghệ thuật tuồng, khán giả nhiều thế hệ đều nhớ tới Đàm Liên.
NSND Đàm Liên có nhiều vai diễn đinh làm nên tên tuổi như: Trưng Trắc trong Trưng Nữ Vương, Phương Cơ trong Ngọc lửa Hồng Sơn, Liễu Nguyệt Tiêm trong vở Đào Phi Phụng, Hồ Nguyệt Cô trong Hồ Nguyệt Cô hóa cáo và đặc biệt là vai Ông già cõng vợ đi xem hội.
Riêng Ông già cõng vợ đi xem hội, NSND Đàm Liên lập kỷ lục hơn 2 nghìn đêm diễn, có thời điểm kỷ lục ngày diễn bốn tăng. Đây cũng là vở tuồng được đưa đi giới thiệu ở rất nhiều quốc gia như Nga, Ấn Độ, Pháp, Đức. Sự sáng tạo cho mỗi vai diễn đã làm nên một Đàm Liên có một không hai trong lịch sử tuồng Việt Nam.
Tình Lê
Lý do "Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng" ngay khi vừa lên sóng đã trở thành hiện tượng mạng?
Từ bỏ tất cả các dự án khác để đầu quân cho Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng, Doãn Chính thực sự đã làm sống dậy hình ảnh của đào kép yêu nghề Thương Tế Nhị giữa nền văn hóa kinh kịch Trung Hoa.
Được chấp bút bởi nhà biên kịch tài ba Vu Chính, Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng ngay khi vừa lên sóng đã trở thành hiện tượng mạng, với những dấu ấn khó phai về hình ảnh của một đào kép có niềm đam mê bất tận dành cho ca kịch Trung Hoa thời xưa. Nhân vật đó là Thương Tế Nhị (Doãn Chính) - ông chủ của gánh hát Thủy Vân Lâu, được mệnh danh là ngôi sao hạng A của làng giải trí Bắc Bình.
Xuất hiện với vẻ đẹp phi giới tính trong Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường hồng, Doãn Chính thực sự khiến người xem chẳng thể rời mắt khỏi những phần trình diễn cuốn hút trên sân khấu khi vào vai Thương Tế Nhị quá ngọt. Đông đảo khán giả đều nhận định, vai diễn ông chủ Thương vốn sinh ra là để dành cho Doãn Chính. Và thực tế thì nam diễn viên cũng đã nỗ lực hết mình để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Vu Chính giao cho.
Trong một bài phỏng vấn mới đây được thực hiện bởi trang Sina, Doãn Chính đã có những chia sẻ rất thật lòng về cuộc hoán đổi giữa anh và Thương Tế Nhị. Với Doãn Chính thì vai diễn này giống như một vụ cá cược lớn mà nếu bạo hồng thành công, anh sẽ trở thành điểm sáng của điện ảnh xứ Trung. Và quả thực Doãn Chính đã làm được điều đó khi bộ phim mới chỉ đi đến 2/3 chặng đường.
Doãn Chính cho biết, ngay khi vừa nhận được kịch bản anh đã cảm thấy mình chính là Thương Tế Nhị và nóng lòng được hóa thân vào nhân vật này. Thậm chí anh đã từ chối hết tất cả những dự án khác chỉ để tập chung cho Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng. Doãn Chính của những ngày sau đó tiếp tục lăn lộn trong những buổi học ca kịch để có giọng hát ngọt nhất, dáng vẻ chuẩn nhất xứng tầm một nghệ sĩ đình đám giữa thời dân quốc.
Kinh kịch vốn được coi như nghệ thuật tinh túy và đóng vai trò rất lớn trong lĩnh vực giải trí của người Trung Quốc thời xưa. Đây là loại hình nghệ thuật phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long. Kinh kịch là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch với qua trinh thê hiên hơp nhât giưa "Ca, noi, biêu hiên, đâu vo, mua" đê thuât lai cac côt truyên cũng như khăc hoa nhân vât một cách rõ nét.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử cho tới thời điểm hiện tại, kinh kịch vẫn được xem như quốc bảo và cần được gìn giữ lưu truyền. Đến khi được tái hiện trong Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng, ca kịch Bắc Kinh thời xưa như sống lại thêm một lần với sự thể hiện thành công của Doãn Chính. Nếu như Vu Chính đã xây dựng hình tượng đào kép Thương Tế Nhị rất gần gũi, chân thực, thì Doãn Chính lại thổi hồn vào nhân vật ấy một cách xuất sắc và đưa người xem trở về thời dân quốc với loại hình nghệ thuật đặc biệt.
Doãn Chính cho biết, khi sắm vai Thương Tế Nhị, anh dường như không còn là chính mình nữa. Hơn ai hết, nam diễn viên thấu hiểu tâm tư nhân vật với cuộc đời đầy biến động của một nghệ sĩ thời xưa. Qua Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng, Doãn Chính hi vọng khán giả cũng có thể hiểu được điều mà anh muốn gửi gắm trong nhân vật Thương Tế Nhị, đó là một tình yêu bất tận và niềm say mê với loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Doãn Chính hi vọng bộ phim sẽ mở ra một cái nhìn mới mẻ về ca kịch Trung Hoa thời xưa khiến giới trẻ phải đặt nhiều câu hỏi và khao khát tìm tòi chúng để cảm nhận được hết tinh túy truyền thống. Bởi với anh cũng như ekip thực hiện thì thành công của Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng chính là làm sống lại văn hóa kinh kịch Bắc Kinh và để lớp trẻ có thể hiểu hết được bản chất của loại hình nghệ thuật này.
Bộ phim Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng đã lên sóng iQiyi thứ Sáu đến Chủ nhật hàng tuần, mỗi ngày 2 tập.
Trailer Bên Tóc Mai Không Phải Hải Đường Hồng
Rosé
Chàng trai 'giải cứu' cải lương Trong lúc sân khấu đìu hiu, sàn diễn lâm vào cảnh 'chợ chiều' thì có một chàng trai trẻ yêu nghệ thuật truyền thống vẫn lặng thầm tìm cách 'giải cứu' cải lương bằng các sản phẩm web drama (chương trình - phim chiếu trên mạng). Tất cả cảnh quay võ thuật, nhào lộn trong "Hồi sử cổ nhân" đều do Trường Giang...