NS Hoài Linh lại bị ngầm chỉ trích “Mặc áo bà ba, đi dép kẹp dự lễ là vô phép, vô tắc”, chuyên gia văn hóa nói gì?
Những lý giải của chuyên gia văn hóa Nam bộ sẽ cho chúng ta một góc nhìn thú vị về việc mặc áo bà ba trong thời hiện đại.
Facebooker ngầm chỉ trích Hoài Linh gay gắt: Mặc bà ba đi dự lễ lạt là vô phép, vô tắc (?)
Sóng gió liên tục đến với nghệ sĩ Hoài Linh thời gian gần đây, từ việc chậm giải ngân tiền từ thiện miền Trung cho đến những nghi vấn xung quanh lời giải trình. Khi mọi việc chưa lắng xuống với danh hài thì một Facebooker khá nổi tiếng đã chia sẻ quan điểm của mình về chuyện… trang phục. Dù không chính thức nhắc đến tên ai, nhưng từ hình ảnh minh họa cho đến những chi tiết được đề cập đều khiến người ta đoán rằng Facebooker này muốn ngầm ám chỉ Hoài Linh.
Khá gay gắt, N.G.V viết: ” Người nghệ sĩ phải biết phép lịch sự tối thiểu. Không ai dám nghĩ, một sự kiện khai trương, khi chủ nhà mặc vest, đồ văn phòng trang trọng thì “khách” chơi nguyên bộ bà ba xanh, dép xỏ quai, mỗi lần đi thì lum khum tay kéo cái đũng quần lên như sợ… tuột quần. Nhìn quá là bôi bác, không chút lịch sự.
Đâu có quan trọng tới độ chứng tỏ mình là “only one”, tiệc đó của mình vậy. Sự mất lịch sự tối thiểu lồ lộ ra mà còn cười chụp hình được. Có thể mặc ở nhà, nhưng lên sân khấu, ra đời thường, đi sự kiện, ra mắt công chúng, tiếp khách mà mang dép xỏ quai, áo bà ba bộ là hình ảnh mất lịch sự tối thiểu, nhìn không khác gì bộ đồ pijama ngủ trong phòng “.
Bài viết của Facebooker N.G.V nhận khá nhiều tranh cãi trái chiều. (Ảnh chụp màn hình)
N.G.V phân tích, áo bà ba là trang phục rất quen thuộc trong văn hóa Nam bộ, từ những nông dân, người buôn bán nhỏ cho đến người giàu có, sang trọng, kể cả đàn ông lẫn phụ nữ. Người lao động thì mặc áo bà ba vải bình dân, dày thấm mồ hôi, khó rách, lại phơi rất mau khô. Người quyền quý thì mặc bà ba màu trắng hoặc mỡ gà.
” Bộ bà ba là đồ mặc khi ở nhà, không phải là trang phục lễ nghi, tiếp khách, chưa bao giờ nó được coi là bộ đồ tiếp khách… Khi đi đám như đám giỗ, cúng đình, đám cưới, thôi nôi, đầy tháng, quan hô tang tế đều không được mặc bà ba nguyên bộ, phải tròng áo dài hết.
Video đang HOT
Tiếp khách mặc bà ba là mất lịch sự. Đi đám mặc bà ba là vô phép, vô tắc, coi thường khách mà cũng tự hạ giá trị chủ nhà xuống ” – anh.bình luận khá gay gắt.
Nghệ sĩ Hoài Linh thường xuất hiện với trang phục bà ba, dép kẹp ở nhiều sự kiện lớn như ra mắt phim hay đám cưới, đám tiệc.
Facebooker N.G.V tỏ ra khó chịu khi ” hiện giờ có model mặc bà ba nguyên bộ xuất hiện lễ lạt tùm lum để làm phong cách “Nam Kỳ xưa”,” dân tộc”,” bình dân”. Cái này là vô phép, vô tắc, vô văn hóa. Phải áo dài hoặc mặc quần Tây áo sơ mi mới đúng lễ. Người nghệ sĩ phải biết phép lịch sự tối thiểu, nếu không khán giả sẽ ghi giận thành nghiệp “.
Cùng với những phân tích về áo bà ba, những chỉ trích (được cho là) nhắm đến nghệ sĩ Hoài Linh trong thời điểm nhạy cảm này cũng khiến dư luận tranh cãi dữ dội. Có người đồng tình với anh, rằng mặc áo bà ba tại những sự kiện công cộng quan trọng là “úi xùi”, không phù hợp hoàn cảnh. Nhưng cũng có người cho rằng, quần áo, giày dép chỉ là thứ ngoài thân, quan trọng là cách ứng xử, hành động của chủ thể trong sự kiện.
Chuyên gia văn hóa: Xét nét chi bộ áo bà ba, người ta mặc thấy sang là được
Trước những luồng dư luận trái chiều này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với một nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ nổi tiếng, hiện đang công tác tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Nhà nghiên cứu này cho rằng: ” Ở nông thôn, người ta vẫn mặc áo bà ba đi đám cưới, tiệc tùng. đám cưới, đám tân gia, thậm chí chúc Tết. Đó là một chuyện rất bình thường.
Có những trường hợp, người ta không mặc mỗi áo bà ba mà phải tròng áo dài bên ngoài, đó là khi người đó giữ vai trò quan trọng như là ở trong đoàn dự đưa dâu, đón rể, đại diện tiếp đón sui gia… Nhưng khi xong lễ, về nhà ăn uống nói chuyện, người ta vẫn có thể mặc áo bà ba bình thường, chẳng có gì là bất lịch sự”.
Khi đi dự tiệc sinh nhật xa hoa, dự lễ ra mắt sản phẩm mới của đàn em, nghệ sĩ Hoài Linh vẫn chọn áo bà ba làm dresscode.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian này nói thêm: ” Thông thường, những người tham dự sự kiện lớn tại thành phố, người ta sẽ tuân thủ cách ăn mặc của đô thị. Nhưng cũng có những người thích giữ quan điểm truyền thống hoặc muốn khiến mình đặc biệt hơn sẽ chọn mặc áo dài, áo bà ba. Điều đó không có gì sai lệch với văn hóa hay kém trang trọng cả.
Tôi nghĩ, coi áo bà ba chỉ là đồ ngủ là không chính xác. Có sự khác nhau giữa áo bà ba thường phục và áo được may riêng để làm duyên làm dáng (vải tốt, màu sắc sặc sỡ, kiểu cọ bắt mắt hơn). Văn hóa Nam bộ của chúng ta khá thoải mái, không có quy tắc bắt buộc hay xét nét chuyện áo bà ba đâu! “.
Trên thực tế, ở thời hiện đại, có nhiều người chọn các trang phục truyền thống thay vì Tây phục để sử dụng trong những dịp lễ lạt. Điều quan trọng là trang phục đó được may như thế nào, có sự đầu tư chỉn chu, kỹ lưỡng không, nhất là mặc vào người có đẹp, có sang trọng hay không. Chính những điều đó mới quyết định sự lịch sự, tôn trọng đối phương, tôn trọng sự kiện chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào tấm áo manh quần.
Netizen bức xúc tố Hoài Linh "lươn lẹo" trong clip trần tình vụ từ thiện
Cư dân mạng nhanh chóng chỉ ra điểm bất hợp lý trong lời trần tình mà Hoài Linh đưa ra ngày 5/6.
Sáng 5/6/2021, nghệ sĩ Hoài Linh chia sẻ đoạn clip khá dài chia sẻ về lý do chậm giải ngân tiền từ thiện và đưa ra sao kê, chứng từ cho chuyến từ thiện gấp rút vừa rồi.
Hiện tại, phía Hoài Linh đã hoàn tất việc giải ngân hơn 15 tỷ đồng vào đầu tháng 6/2021. Về lý do chậm trễ trong việc giải ngân, Hoài Linh cho hay thời điểm kêu gọi từ thiện trùng với đợt nam danh hài phải xạ trị và uống thuốc:
"Thưa quý vị, ngày 20/10 là ngày tôi kêu gọi ủng hộ lũ lụt miền Trung. Trước đó rất nhiều mạnh thường quân đổ về miền Trung rất nhiều. Trong status tôi đã ghi rất rõ ràng như vậy.
Hoài Linh trong clip giải thích ngày 5/6.
Lúc đó tôi đang xạ trị lần đầu tiên. Ngày 19 tôi vào xạ trị và ngày 20 tôi về nhà cách ly 15 ngày, tôi nằm trong phòng, khi nào không có ai mới đi ra vì uống iod 131, cần cách xa mọi người".
Tuy nhiên, cư dân mạng nhanh chóng chỉ ra Hoài Linh đã nói dối. Theo đó, một cư dân mạng bức xúc đăng tải hình ảnh Hoài Linh tham dự sự kiện khai trương vào ngày 24/10. Sự kiện này diễn ra tại số 101 Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận, TP HCM.
Trong sự kiện này, Hoài Linh xuất hiện với bộ đồ lam giản dị, anh vui vẻ góp mặt và nhận 200 triệu đồng từ đơn vị tổ chức sự kiện để bổ sung vào quỹ từ thiện hỗ trợ người dân miền Trung tái thiết cuộc sống sau bão.
Hình ảnh Hoài Linh tại sự kiện.
Trong clip ngày 5/6, Hoài Linh cho hay anh phải cách xa mọi người trong vòng 15 ngày kể từ ngày 20/10/2020. Đây được xem là 1 phần lý do khiến nam danh hài chưa thể nhanh chóng thực hiện kế hoạch giải ngân tiền từ thiện.
Thế nhưng thực tế là chỉ sau 4 ngày sau khi về nhà, Hoài Linh đã vui vẻ đi sự kiện. Điều này khiến nhiều cư dân mạng cho rằng nam danh hài "lươn lẹo" trong việc giải thích lý do chậm giải ngân tiền từ thiện.
Hiện cư dân mạng lại đang tranh luận trái chiều về sự vụ này. Không ít người tỏ ra thất vọng hoàn toàn với Hoài Linh.
Bà Phương Hằng livestream: "Nếu tôi có đóng góp 100 ngàn thôi, tôi sẽ làm đơn kiện Hoài Linh" "Cộng đồng mạng đã xiêu vẹo niềm tin dành cho Hoài Linh, thậm chí niềm tin đó đã sụp đổ rồi", bà Phương Hằng nói. Sau livestream "tiên đoán" về phản ứng của danh hài Hoài Linh trước vụ lùm xùm chậm giải ngân hơn 13 tỷ đồng tiền kêu gọi từ thiện, bà Nguyễn Phương Hằng từng tuyên bố rằng "cuộc chiến...