NPK Văn Điển “đánh bại” đất bạc màu ở Bắc Giang, giúp lúa lên xanh
Đối với đất lúa bị thoái hóa, bạc màu dẫn tới sản xuất nông nghiệp không bền vững, việc quan trọng là thực hiện giải pháp phân bón, trong đó lựa chọn phân Văn Điển để bón là hợp lý và thực tế đã cho hiệu quả rõ rệt.
Bổ sung dinh dưỡng cho đất bạc màu
Ở nước ta phân bón đóng góp 27 – 30% tổng sản lượng thực quy thóc và chiếm 40% chi phí sản xuất; gấp 2 lần cơ giới hóa, 4 lần tưới nước. Muốn có năng suất cao cây lúa cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, trong khi phân Văn Điển là loại phân giàu dinh dưỡng, không chứa chất phụ gia, không có chất độn nên cây sử dụng được hầu hết.
Lựa chọn phân Văn Điển để bón ở vùng đất lúa bạc màu đã cho hiệu quả rõ rệt. ảnh: CTV
Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng trong đó có phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa ngoài đạm, lân, kali còn có đầy đủ các chất trung, vi lượng (một số loại NPK thông thường không có các chất trung, vi lượng).
Đất bạc màu thiếu các chất trung, vi lượng mà vai trò chất trung, vi lượng giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt; tăng năng suất, chất lượng; tăng khả năng chống chịu ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất. Canxi (vôi) khử chua nâng dần độ pH của đất. Silic giúp cho thành mạch gỗ vững chắc giúp lúa cứng cây hạn chế đổ ngã. Vụ mùa hay xảy ra bệnh bạc lá gây hại năng làm giảm năng suất nên cần phải bón phân cân đối, không bón thừa đạm, nên bón phân Văn Điển sẽ hạn chế bệnh bạc lá.
Video đang HOT
Hợp với đất lúa Bắc Giang
Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa vụ mùa: Bón lót 1 sào phân chuồng ủ mục: 200-300kg, NPK Văn Điển 6-11-2 (dạng trộn 3 hạt) hoặc NPK Văn Điển 5-10-3 (dạng vê viên), 20-25kg. Bón trước khi bừa cấy để phân vùi vào đất hạn chế bị rửa trôi. Bón thúc 1 sào phân NPK Văn Điển 16-5-17 (dạng trộn 3 hạt), 10-14kg.
Tỉnh Bắc Giang có diện tích lúa vụ mùa 57.000ha. Đây là tỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ, hầu hết là đất bạc màu, đồi gò; địa hình bậc thang, tầng canh tác mỏng.
Đất lúa của Bắc Giang là đất chua, nếu bón các loại phân có tính chất chua đất lại càng chua thêm tạo cho bệnh nghẹt rễ lúa gây hại. Phân Văn Điển có tính kiềm với tỷ lệ canxi tương đối cao nên có tác dụng khử chua. Đất bạc màu, đất đồi kết cấu rời rạc do nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ mùn thấp nên khả năng hấp thụ, giữ nước và phân bón kém khiến dễ bị rửa trôi.
Nếu bón loại phân lân tan nhanh gặp nước, sau 48 giờ phân tan hết nên sẽ bị rửa trôi nhiều. Phân Văn Điển là loại phân chậm tan, nó chỉ tan trong dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi.
Ông Nguyễn Quang Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang cho biết: “Với đặc tính chậm tan, tính kiềm và đa chất dinh dưỡng nên phân Văn Điển giúp cho lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng, tăng sức chống chịu, hạn chế sâu bệnh nên giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra còn có tác dụng cải tạo làm cho đất màu mỡ thêm”.
Còn bà Nguyễn Kim Oanh – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Việt Yên nhận xét: “Bón phân Văn Điển lúa lên chậm nhưng tốt bền, cứng cây, lá dày mày xanh sáng, đẻ tập trung, bông to, hạt mẩy, năng suất cao”./.
Theo Danviet
Bón phân đúng lúc, cây cao su lớn nhanh như thổi
Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng cho cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh, cây khỏe, cho lượng mủ cao, chất lượng mủ tốt do cây được thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng và vi lượng mà các loại phân bón thông thường khác không có.
Nhu cầu dinh dưỡng cao vào mùa mưa
Ở nước ta, cây cao su được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trên các vùng đất đỏ bazan, đất xám, đất phiến thạch có tầng dày dễ thoát nước, có lượng mưa hàng năm từ 1.500-2.000mm. Ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10, mùa mưa cũng là thời kỳ cây cao su sinh trưởng phát triển mạnh nhất trong năm.
Phân bón ĐYT NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng cho cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Ảnh: I.T
Theo kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cao su cần tỷ lệ N: P:K là 2.1.1 như vậy lượng đạm thường gấp đôi lân và kali. Ở giai đoạn kinh doanh thường nhu cầu tỷ lệ NPK thích hợp là 2: 1,2: 2 đồng thời cây cũng hấp thụ lượng canxi, magie và các chất vi lượng nhiều hơn để tạo mủ. Thực tế đất đai ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ rất chua PH
Về mùa mưa, nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su tăng cao gấp rất nhiều lần. Các công trình nghiên cứu khoa học đều cho thấy năng suất chất lượng mủ của cây hầu hết được thu hoạch vào mùa mưa.
Để cây cao su cho kết quả vượt trội
Nhiều nơi bà con nông dân trồng cao su đã tiếp cận sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cao su đạt kết quả vượt trội. Khác với các loại phân bón thông thường NPK Văn Điển bên cạnh thành phần dinh dưỡng chính N, P, K còn có tỷ lệ dinh dưỡng trung lượng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh chiếm từ 22-29% và các chất vi lượng tùy theo dòng sản phẩm và được ghi cụ thể trên bao bì.
Đối với cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản sử dụng phân bón ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng N= 12%; P205 = 5%; K20 = 10%; 5% CaO 2% MgO 11% S 4 Si02 vi lượng tổng dinh dưỡng đạt 49%. Bón thúc hàng năm từ 0,3-0,8 kg/cây đối với cao su dưới 3 năm tuổi và 1,5-2 kg/ cây với cao su 4-6 năm tuổi. Lượng phân trên được chia bón đầu và cuối mùa mưa.
Đối với cao su thời kỳ kinh doanh khuyến cáo sử dụng phân ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng N= 12%; P205 = 8%; K20 = 12%; 8% CaO 6% MgO 3% S 9 Si02 vi lượng tổng dinh dưỡng đạt 61%. Lượng bón đối với đất hạng I từ 600-700 kg/ha. Đất hạng II bón 700-800kg/ha; đất hạng III bón từ 800-1.000kg/ha.
Từ năm cạo mủ thứ 11 trở đi mức bón chung cho các loại hạng đất từ 900-1.000kg/ha, thời vụ bón vào đầu mùa mưa 2/3 tổng lượng phân, cuối mùa mưa bón hết 1/3 lượng phân còn lại. Cách bón dải phân vào băng rộng 1-1,5m giữa 2 hàng cao su theo vầng tán lá sau đó phủ đất, nên bón vào đầu những trận mưa để phân tan nhanh cây dễ hấp thụ.
Theo danviet
Hướng dẫn bón phân NPK Văn Điển cho cây đậu tương đông Với điều kiện của vụ đông năm nay, có thể kết thúc gieo hạt tới 10.10 dương lịch (DL) với các giống ngắn ngày như DT99, DDT12, DT2010, đậu tương rau... (70-80 ngày). Vào vụ đông (tháng 10-12 DL), tại các tỉnh phía Bắc, nhiệt độ xuống thấp hơn, trung bình lần lượt từ 28 - 25 - 21 độ C, xuất hiện...