Nốt ruồi để làm duyên và bệnh lý
Nốt ruồi là tên gọi để chỉ các nốt đen, nâu trên da. Nhiều người có những nốt ruồi nhìn thật duyên, xinh, nhưng thực tế nhiều bệnh lý có thể gây nên các nốt này. Và nốt ruồi được hiểu thông dụng nhất là các bớt sắc tố.
Nốt ruồi được xem là một tổn thương da lành tính do sự tăng sinh cục bộ của tế bào sắc tố thay vì trải đều trên lớp biểu bì của da.
Mỗi người chúng ta đều có ít nhất 1 nốt ruồi trên cơ thể. Chúng bắt đầu xuất hiện trên da từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành và phát triển tăng dần theo tuổi. Nó có thể nhạt màu hay đậm màu theo thời gian, những thay đổi này là bình thường và hiếm khi biến chuyển thành u hắc tố.
Có 2 dạng nốt ruồi (bớt sắc tố) là bẩm sinh và mắc phải. Nốt ruồi bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ vừa chào đời hoặc trong khoảng thời gian trước 2 tuổi. Nốt ruồi mắc phải xuất hiện sau 2 năm đầu, nhưng bản chất của chúng vẫn có nguồn gốc từ bào thai. Đa số nốt ruồi mọc sau giai đoạn 2 tuổi.
Vị trí nào cảnh báo bệnh ung thư?
Do bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da, những tế bào này có nguy cơ nhất định về ung thư hóa. Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. Bên cạnh đó, ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… nốt ruồi cũng được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.
Các nốt ruồi ở vị trí khác khi có sự thay đổi nhất định cũng trở thành dấu hiệu cảnh báo ung thư. Thay đổi về kích thước – những nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể. Thay đổi về màu sắc – đang đậm chuyển nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc chuyển loang lổ, xuất hiện thêm màu khác. Thay đổi về bề mặt- nốt ruồi đang nhẵn nhụi, nhô hẳn lên.
Thay đổi về ranh giới – nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác viêm, ra máu, loét ngứa,… từ nốt ruồi, cũng cần lưu ý đến nguy cơ ung thư. Đó là những dấu hiệu báo trước. Lúc đó người bệnh rất cần đến bác sĩ khám. Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi. Ngoài ra, nếu chúng xuất hiện ở các vị trí nguy cơ như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… cũng được khuyến cáo nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
Hiện nay khoa học chưa giải thích được nguyên nhân tăng sinh cục bộ của tế bào sắc tố nhưng số lượng nốt ruồi của một người đã được chứng minh có liên quan đến yếu tố di truyền, cường độ tiếp xúc tia UV và tình trạng miễn dịch.
Những điều nên biết khi tẩy nốt ruồi
Video đang HOT
Để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho bản thân, dưới đây là những điều nên biết khi có ý định tẩy nốt ruồi:
Trước khi tẩy nốt ruồi, bạn cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa liễu để được tư vấn và khám cụ thể. Từ đó các bác sĩ sẽ nhận định biết nốt ruồi của mình thuộc loại lành tính hay là biểu hiện bệnh lý. Điều này rất quan trọng bởi nếu là nốt ruồi bình thường thì việc tẩy nốt ruồi hầu như không gặp khó khăn, nguy hiểm gì nhưng nếu là nốt ruồi bệnh lý thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Dù với phương pháp nào thì việc chăm sóc da cẩn thận sau khi điều trị vẫn rất cần thiết. Vùng da sau khi tẩy xóa nốt ruồi nhạy cảm hơn nhiều lần, nếu không giữ gìn kỹ dễ để lại sẹo lồi hoặc sẹo lõm, nhiễm trùng…
Trước đây, thường vùng da tẩy nốt ruồi sẽ đóng vẩy sau 2-3 ngày điều trị; 7-14 ngày sẽ bong vẩy và thường để lại sẹo lõm. Vệ sinh vết thương theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, khi thay băng chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch polyhexanide để rửa vết thương. Không nên dùng dung dịch oxy già hoặc dung dịch chứa iod vì các dung dịch trên hiện nay đã được chứng minh ảnh hưởng đến tiến trình liền vết thương.
Dân gian thường kiêng cữ thịt gà, rau muống, đồ nếp, hải sản… sau khi tẩy xóa nốt ruồi để tránh gây ra sẹo lồi ở vết thương, nhưng hiện chưa có bằng chứng chứng tỏ các loại thức ăn trên ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo lồi.
Tuy nhiên, có thể hạn chế ăn các thức ăn trên nếu làm tăng cảm giác ngứa, khó chịu tại vết thương sau khi ăn. Nên bảo vệ kỹ vết thương, tránh gãi, chà xát, đụng chạm mạnh vào đó, nhất là trong giai đoạn lên da non gây ngứa. Nên tránh nắng, dùng mỹ phẩm ít nhất cho đến khi vết thương lành hẳn.
Các dấu hiệu khỏi bệnh thuỷ đậu, mất bao lâu thì bệnh khỏi hẳn?
Tìm hiểu các dấu hiệu khỏi bệnh thuỷ đậu để chăm sóc đúng cách tránh tình trạng bệnh không lành hẳn, để lại sẹo trên cơ thể gây mất thẩm mỹ.
Vậy dấu hiệu nào cho biết bạn đã khỏi bệnh thuỷ đậu? Bị thuỷ đậu bao lâu thì khỏi bệnh hoàn toàn?
Bệnh nhân thuỷ đậu thường phải trải qua 4 giai đoạn kể từ khi tiếp xúc với virus. Đó là các thời kỳ: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và phục hồi. Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu thường xuất hiện từ 5 - 7 ngày sau giai đoạn toàn phát. Khi các đốm mụn nước mọc khắp cơ thể, có dấu hiệu vỡ ra, khô và đóng vảy nghĩa là bệnh thủy đậu bắt đầu bước sang giai đoạn phục hồi.
1. Các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu
Mặc dù là một loại bệnh lành tính, không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách, nhưng thủy đậu lại có khả năng lây lan nhanh chóng, dễ bùng phát thành dịch.
Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu cũng mang đến nhiều bất tiện cho sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt nếu bệnh không được chăm sóc đúng cách dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ trên da. Ngay cả khi có dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu vẫn có thể xảy ra tình huống này.
Mụn nước vỡ ra là dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu - Ảnh: Internet
Dưới đây là các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu thường thấy:
1.1. Mụn mủ bắt đầu vỡ ra và khô lại
Triệu chứng thường thấy của bệnh thủy đậu là mụn nước mọc khắp toàn thân có đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước có đầu trong suốt và đục theo thời gian phát bệnh.
Khi mụn nước bắt đầu vỡ ra, khô lại và đóng vảy chính là dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu ban đầu. Chu kỳ này sẽ lặp lại liên tục từ 5 - 7 ngày trước khi ngưng hẳn. Mụn nước khô, đóng vảy và bong ra mà không hề xuất hiện thêm ban đậu mới nghĩa là bệnh đang phục hồi.
1.2. Không còn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Dấu hiệu cho thấy bệnh thủy đậu đang được chữa lành là khi người bệnh không xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và khó chịu nữa. Ngoài ra, cạnh việc nốt mụn nước bong, tróc vảy, người bệnh không còn thấy ngứa ngáy, đau rát.
Kèm theo đó là người bệnh cũng không xuất hiện tình trạng nóng lạnh thất thường, không phát sốt trở lại, ăn uống dễ dàng hơn, cơ thể hết suy yếu.
1.3. Mụn nước se lại thành chấm đen, khô đặc
Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu rõ ràng nhất là các mụn nước se lại thành những chấm đen và khô cứng. Da của người bệnh bước vào giai đoạn phục hồi, tái tạo. Người bệnh có cảm giác hơi ngứa ở các vùng đóng vảy do kéo da non.
Các nốt mụn nước sau khi bong vảy để lại vùng da màu hồng nhạt, không có sẹo ở trẻ em. Với người lớn, nếu quá trình phục hồi không được chăm sóc cẩn thận sẽ có nguy cơ bị thâm da, để lại sẹo. Nhất là các trường hợp người bệnh có mụn nước bị nhiễm khuẩn.
Khi xuất hiện các dấu hiệu này chứng tỏ bạn đã khỏi bệnh thủy đậu. Lúc này bạn có thể trở lại sinh hoạt như bình thường và không sợ lây nhiễm cho người khác.
Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu là khi các nốt mụn nước bong vảy - Ảnh: Internet
2. Mất bao lâu để bệnh thủy đậu khỏi hoàn toàn?
Quan sát bằng mắt thường cho thấy bệnh thủy đậu có thể kéo dài từ 7 - 12 ngày từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, thực tế thì để bệnh thủy đậu khỏi hoàn toàn bạn có thể mất từ 20 - 25 ngày.
Nguyên nhân là do bệnh phải trải qua nhiều giai đoạn kể từ khi tiếp xúc với virus. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh chỉ xuất hiện ở giai đoạn thứ 2 và thứ 3 trong tiến trình phát triển bệnh.
Bệnh thủy đậu phát triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn cần khoảng thời gian khác nhau. Trong đó, giai đoạn phục hồi có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống cũng như chăm sóc của người mắc bệnh.
Mất từ 20 -25 ngày để khỏi bệnh thủy đậu hoàn toàn - Ảnh: Internet
3. Hướng dẫn chăm sóc da khi có dấu hiệu khỏi bệnh
Khi có dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu, nhiều người vì muốn nhanh chóng thoát khỏi các chấm đen đáng ghét mà dùng nước muối sinh lý làm mềm và bóc chúng ra khỏi bề mặt da. Một số trường hợp khác, thấy khó chịu khi kéo da non nên gãi ngứa dẫn đến xây xước, các nốt vảy bong đi. Điều này dẫn đến nguy cơ để lại sẹo lồi, sẹo lõm cao do các vảy thủy đậu vẫn còn bám chắc trên bề mặt da.
Để đảm bảo không để lại sẹo sau khi khỏi thủy đậu, bạn cần có chế độ chăm sóc da phù hợp. Khi các mụn nước bong vảy, người bệnh cần được bôi thuốc xanh methylen. Tuyệt đối không dùng thuốc đỏ penicillin, tetracyclin có thể gây kích ứng.
Không được dùng tay gãi ngứa, hoặc tự bóc các vảy mụn nước không bong. Thay vào đó hãy sử dụng kem nghệ hoặc nghệ tươi bôi lên các chấm đen thủy đậu. Từ sau 2 - 3 ngày bôi nghệ liên tục các vết thâm do thủy đậu để lại sẽ mờ đi nhanh chóng.
Thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh: Vẫn cẩn trọng nguy cơ nhiễm trùng! Thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh thường không còn quá nguy hiểm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp. Thủy đậu giai đoạn khỏi bệnh khi người bệnh chuẩn bị hồi phục sức khỏe sau 7-10 ngày kể từ các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện. Thường giai đoạn này người bệnh vẫn còn khả năng lây bệnh cho người...