Normcore – Làm thế nào một xu hướng “chống lại thời trang” lại đang thống trị ngành thời trang thế giới?
Lấy chính sự tầm thường và nhạt nhoà để khẳng định bản thân, đó chính là Normcore.
Chỉ cần bắt đầu nhìn lại sự biến đổi xảy ra trong thế giới thời trang từ 5 năm trở lại đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được sự lớn mạnh của xu hướng Normcore.
Bắt đầu bởi những gã hipsters phố Brooklyn và những cư dân thành thị, đối tượng luôn ở ngoài tầm ảnh hưởng của thời trang, Normcore trở thành một xu hướng tiến hoá ẩn mình trong cộng đồng. Nó bắt đầu thôn tính đường phố trước khi từ tốn thực hiện những bước tiến lớn hơn theo cách riêng của mình để vượt qua chuỗi phân cấp của thời trang.
Vậy Normcore là gì?
Một số NTK tiên phong trong xu hướng Normcore
Quay trở lại với buổi trình diễn runway Fall/Winter 2017 của Demna Gvasalia cho Balenciaga, cả giới thời trang đã phải sửng sốt với sự thay đổi hoàn toàn của nhà mốt danh tiếng khi đã chứng kiến một tầm nhìn khác về tương lai (ít nhất là qua bề nổi). Các tài liệu tham khảo về chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, được “châm biếm” và hoàn thiện với các thiết kế merchandise/uniform đặc trưng như polo, hoodies và áo thun, mang đến tầm nhìn lạc quan hơn trong bối cảnh thời trang đang dần bị trì trệ hoá.
Balenciaga Fall/Winter 2017
Balenciaga Bernie Sander tshirt và Balenciaga Triple S
Video đang HOT
Tiếp theo đó, vào Spring/Summer 2018 của Vetements tại Paris, có vẻ như Gvasalia đã hoàn toàn lao vào vở kịch của chủ nghĩa phi lý. Kinh đô thời trang của thế giới từ trước đến nay vẫn là các thành phố điển hình như Paris và New York, nhưng anh đã quyết định chuyển hẳn thương hiệu của mình đến Zurich, thủ đô tài chính toàn cầu. Mọi người đều đang trông đợi một số mẫu thiết kế “hot” nhất mùa từ các nhà mốt danh tiếng, tuy nhiên, ngược lại với tất cả những gì mà giới mộ điệu mong đợi, Vetements đã tạo dáng cho BST của mình trên những người mẫu ngẫu nhiên từ khắp nơi trên đường phố trong “ngôi nhà mới” của mình.
Vetements Logo Raincoat và Vetements x Reebok Pump Fury Doodle
Fall/Winter 2017 của Martine Rose đã có một cái nhìn tương tự về tính thẩm mỹ của những thứ không có gì nổi bật. Và mặc dù bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ phong cách bình thường trong cuộc sống hàng ngày, nhưng người ta không thể không chú ý vào dòng người mẫu vô cảm tại đây trong áo sơ mi, cà vạt và quần lót lập dị. Rose dường như chấp nhận sự tầm thường của phong cách hàng ngày, anh tạo ra BST theo cái cách mà một nhà phê bình khó tính nhất vẫn có thể đánh giá cao. Nói một cách khác, nếu bạn không thể đánh bại được Normcore, hãy gia nhập cùng chúng.
Nike x Martine Rose “Air Monarch IV”
Và sẽ là thiếu sót khi nhắc đến Normcore mà không đề cập đến “vị vua hài hước” của làng thời trang, Virgil Abloh. Nhà thiết kế người Mỹ đã rất rõ ràng về niềm đam mê bất tận với sự châm chọc, và thể hiện tình yêu của anh đối với “dấu ngoặc kép” để nhấn mạnh mong muốn của mình khi đặt vào mọi thứ một khía cạnh mỉa mai, chống đối. Với buổi trình diễn tại Pitti Uomo và bản collab khổng lồ “THE TEN” với Nike, 2017 chắc chắn là năm của NTK này.
Off-White x Air Jordan 1 High “Chicago”
Giới siêu giàu chi tiền tỷ chỉ để mua... phụ kiện diện cùng vest
Giới siêu giàu thường không ngại chi tiền để có được phụ kiện đắt giá, đẳng cấp nhất diện cùng bộ vest.
Cà vạt là phụ kiện không thể thiếu trong mỗi bộ vest. Khác với những loại cà vạt vải thông thường, cà vạt dành cho giới siêu giàu luôn được nâng cấp thêm bằng những nguyên liệu cực kỳ đắt giá.
Chiếc cà vạt đắt nhất thế giới - Suashish Necktie được làm từ lụa tinh khiết kết hợp với vàng và kim cương.
Để hoàn thành chiếc cà vạt này, các thợ thủ công phải sử dụng tới 150g vàng để thêu các hoa văn trên mặt cà vạt, kèm theo đó là 271 viên kim cương lấp lánh 77 carat.
Bởi thế, chiếc cà vạt Suashish Necktie có giá bán lên tới 200.000 USD, tương đương 1 chiếc xe Lamborghini Gallardo.
Một chiếc cà vạt khác được giới nhà giàu ưa yêu thích là Stefano Ricci có giá bán 30.000 USD/chiếc.
Một bộ vest cũng không thể thiếu dây lưng. Chiếc dây lưng hàng hiệu Republica Fashion's Gucci 30 Carat Diamond có giá lên tới 249.000 USD.
Phần dây được làm bằng loại da thuộc cao cấp nhất của hãng Gucci. Logo trên dây lưng được làm từ 250g bạch kim và 30 carats kim cương. Đáng chú ý, mẫu dây lưng này chỉ có duy nhất 2 chiếc trên thế giới.
Tương tự, giày da thủ công cao cấp của thương hiệu Stefano Bemer đình đám giá khoảng 2.000 USD cũng là lựa chọn quen thuộc của tầng lớp siêu giàu.
Chiếc khuy măng sét cài áo của thương hiệu Jacob & Co sở hữu vẻ ngoài bắt mắt nhờ lớp kim cương đính bên trong có giá 4,2 triệu USD.
Và chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới có phần dây đeo được làm từ bạch kim, mặt đồng hồ được làm từ đá thạch anh, bao quanh là những viên kim cương giá 55 triệu USD chắc chắn sẽ là điểm nhấn không thể bỏ qua khi phối cùng vest. Nguồn ảnh: Getty Image
'LV2' - cú bắt tay của Louis Vuitton với Nigo Louis Vuitton cùng nhà thiết kế Nhật - Nigo - sáng tạo bộ sưu tập "LV2". "LV2" được tung ra trên toàn thế giới hôm nay (28/8), đánh dấu lần đầu tiên Virgil Abloh hợp tác với một hãng thời trang khác kể từ khi dẫn dắt mảng thời trang nam tại Louis Vuitton (LV). Abloh chọn Nigo - người sáng lập thương...