Nord Stream 2 Tuyến đường ống tâm điểm trong căng thẳng địa chính trị Nga-phương Tây
Tuyến đường ống khí đốt Nord Stream 2 đang trở thành tâm điểm trong căng thẳng liên quan Nga và Ukraine.
Theo tờ Vox, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng quanh vấn đề Ukraine, tuyến đường ống Nord Stream 2 trở thành một quân bài trong khủng hoảng địa chính trị. Vốn là một dự án cơ sở hạ tầng năng lượng, một số người coi đây chỉ là dự án kinh tế, số khác coi đây là công cụ địa chính trị của Nga, cũng có người coi dự án là kết hợp của hai yếu tố.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD của Nga đang khiến Mỹ rơi vào tình thế khó khăn với một số đồng minh châu Âu, gây chia rẽ các nước châu Âu và nội bộ Mỹ.
Khi đi vào hoạt động, Nord Stream 2 sẽ chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến châu Âu. Nord Stream 2 nằm dọc theo Nord Stream 1, chạy từ Nga dọc theo Biển Baltic và vào thẳng Đức. Các chuyên gia cho biết đường ống này sẽ không làm tăng đáng kể lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Nga sang châu Âu, nhưng nó có thể định tuyến lại, nghĩa là nhiều khí đốt tự nhiên hơn sẽ chảy trực tiếp đến Đức và có khả năng bỏ qua các đường ống hiện có khác chạy qua các nước châu Âu khác, nhất là Ukraine.
Mỹ và Ukraine coi đường ống này là một công cụ địa chính trị của Nga và không muốn đường ống này hoạt động.
Nếu Nord Stream 2 đi vào hoạt động, Nga sẽ không còn phải trả phí trung chuyển khí đốt qua Ukraine, đồng thời cả Nga và châu Âu ít phải phụ thuộc vào đường ống chạy qua Ukraine.
Đức đã coi Nord Stream 2 là một dự án thương mại cần thiết cho ngành công nghiệp Đức và muốn nó đi vào hoạt động. Một số nước châu Âu đồng ý; một số nước châu Âu không đồng ý hoặc không thực sự muốn bàn quá nhiều.
Nord Stream 2 càng trở nên nóng hơn khi Nga tăng cường quân dọc theo biên giới Ukraine. Nord Stream 2 ngày càng được coi là đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine.
Ông Stefan Meister tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức nhận định rằng ngay cả khi chưa hoạt động, tuyến đường ống đã làm chia rẽ mối quan hệ Mỹ-châu Âu-Đức.
Dự án đường ống gây tranh cãi
Trước khi có Nord Stream 2, đã có Nord Stream 1. Trước khi có Nord Stream 1, đã có những đường ống dẫn khí đốt của Liên Xô đến châu Âu. Trong số các đường ống này, có một đường ống chạy qua Ukraine và vào thời kỳ đỉnh điểm, thường trung chuyển tới 80% lượng khí đốt Nga sang châu Âu.
Vào năm 2005, Đức và Nga đã ký một thỏa thuận cho Nord Stream 1, một đường ống trị giá 6 tỷ USD qua Biển Baltic để giúp châu Âu bớt phụ thuộc hơn vào tuyến vận chuyển trên bộ vốn chạy qua khu vực đầy biến động.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Vào năm 2015, một vài năm sau khi đường ống ban đầu khai trương, Đức đã ký một thỏa thuận cho Nord Stream 2 để mở rộng công suất dọc theo tuyến đường này. Tuy nhiên, tuyến đường ống mới đã bị chỉ trích dữ dội vì thuộc sở hữu hoàn toàn của Gazprom, công ty khí đốt nhà nước của Nga. Thời điểm của thỏa thuận cũng gây tranh cãi vì được đưa ra sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Thủ tướng Đức Angela Merkel khi đó đã bảo vệ Nord Stream 2, coi đây là một dự án thương mại, rất cần thiết cho lĩnh vực công nghiệp quan trọng của Đức. Tuy vậy, bất cứ điều gì liên quan đến một công ty khí đốt nhà nước của Nga sẽ mang tính chính trị.
Theo ông Meister, Đức nhìn Nga qua một lăng kính hơi khác và có một di sản gắn với Nga. Đức đã cố gắng cân bằng các cam kết với các đồng minh phương Tây với mong muốn có quan hệ hữu ích với Nga. Đức đã phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong nhiều thập kỷ, và vì vậy Đức coi dự án này là một sự đánh cược thực tế và đáng tin cậy.
Ngoài ra, một số công ty châu Âu và các bên lợi ích khác có thể thu được nhiều lợi nhuận từ dự án và ngược lại họ sẽ mất nhiều nếu dự án bị ngừng, đặc biệt là ở giai đoạn cuối này.
Bà Margarita Balmaceda, Giáo sư về ngoại giao và quan hệ quốc tế tại Đại học Seton Hall, cho biết một lý do khiến đường ống được tiến hành bất chấp sự phản đối là nhờ sức mạnh của những tập đoàn kinh tế đang hưởng lợi từ dự án.
Tất cả những điều đó đã giúp Nord Stream 2 được xây dựng, bất chấp sự phản đối của Mỹ và các đồng minh – những bên cho rằng dự án sẽ khiến Đức và châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt tự nhiên của Nga.
Nord Stream 2 trở thành điểm nhấn trong tương lai của Ukraine
Phần còn lại của châu Âu cũng bị chia rẽ tương tự. Tiếp đó là Ukraine, quốc gia bị kẹt ở giữa và số phận của Ukraine có khả năng đan xen với số phận của Nord Stream 2. Ukraine phản đối sâu sắc đường ống vì nước này mất nhiều nhất nếu Nord Stream 2 hoạt động. Ukraine coi đây là một mối đe dọa lớn.
Nga trả cho Ukraine khoảng 2 tỷ USD phí vận chuyển để vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ nước này.
Nhưng thực sự, điều quan trọng là Ukraine coi cơ sở hạ tầng đường ống là chính sách bảo đảm của riêng mình, với cả Nga và châu Âu. Nga muốn bán khí đốt cho châu Âu, còn châu Âu cần mua khí đốt của Nga. Chừng nào Ukraine còn đóng vai trò trung chuyển khí đốt, thì ít nhất, Nga có thể cân nhắc tình hình ở Ukraine.
Ông Steven Pifer, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nói: “Đó là lý do tại sao tôi có thể coi Nord Stream 2 là một dự án địa chính trị nhiều hơn vì nó được thiết kế để giúp Nga vận chuyển nhiều khí đốt nhất có thể mà không cần qua Ukraine”.
Mỹ và Đức công nhận điều này. Bà Merkel trước đây đã nói rằng khí đốt phải tiếp tục chảy qua Ukraine sau khi có Nord Stream 2, và Thủ tướng đương nhiệm Olaf Scholz đã nhắc lại quan điểm đó vào tháng 12/2021.
Trong một thỏa thuận giữa Mỹ và Đức, họ thống nhất rằng cần tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine đến năm 2024 là vì lợi ích của Ukraine và châu Âu.
Dự án gây chia rẽ tại Mỹ
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Mỹ coi tình trạng của Nord Stream 2 là một vấn đề để mặc cả.
Một số chính trị gia và chuyên gia Mỹ cho rằng cách tốt nhất để ngăn chặn đường ống và ngăn chặn Nga là trừng phạt Nord Stream 2 ngay bây giờ. Đây là lý do tại sao thượng nghị sĩ Ted Cruz và các thành viên Cộng hòa khác thúc đẩy khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2.
Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden nhìn nhận theo cách khác và phản đối dự luật trừng phạt, nói rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt ngay bây giờ có nghĩa là Mỹ sẽ mất đi công cụ răn đe, không khác gì việc “bắn con tin”. Dự luật đã bị Thượng viện bác bỏ.
Phe Dân chủ đề xuất dự luật riêng để trừng phạt nếu Nga đưa quân vào Ukraine, trong đó có cả các bước trừng phạt Nord Stream 2.
Sự chia rẽ trong nội bộ Mỹ phản ánh sự rạn nứt thậm chí còn lớn hơn đối với Nord Stream 2. Khủng hoảng Ukraine sẽ khiến Mỹ còn chia rẽ hơn nữa.
Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu - Cơ hội vàng cho Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu theo nhu cầu và sẵn sàng đối thoại với Liên minh châu Âu (EU) về bình ổn thị trường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn quốc tế về tuần lễ Năng lượng ở Moskva, ngày 13/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, phát biểu trên được đưa ra trong hội nghị Tuần lễ Năng lượng Nga ngày 13/10. Ông Putin nói: "Chúng tôi luôn thỏa hiệp với đối tác và sẵn sàng bàn bạc các động thái tiếp theo. Các dự án năng lượng của Nga gồm Nord Stream 2 nhằm đảo bảo nguồn cung khí đốt ổn định và có thể dự báo về khối lượng mà các nước châu Âu cần trong những năm tới".
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh châu Âu diễn ra khủng hoảng khí đốt. Giá khí đốt hợp đồng giao sau ở châu Âu đã tăng vào ngày 13/10. Giá khí đốt châu Âu thậm chí còn dao động tới 40% trong giao dịch hàng ngày.
Theo các chuyên gia, Tổng thống Putin đã có bước can thiệp tính toán để làm hạ nhiệt thị trường khi nói rằng tập đoàn Gazprom của Nga có thể tăng nguồn cung để giải quyết tình trạng thiếu hụt hiện nay.
Ông Andrei Kortunov, Giám đốc Hội đồng Vấn đề Quốc tế Nga, nhận định: "Tổng thống Putin thấy cơ hội trong khủng hoảng. Nga muốn ngăn chặn EU trì hoãn cấp phép cho Nord Stream 2 và bắt đầu đàm phán về mức giá khí đốt ổn định lâu dài".
Nga từ lâu đã phản đối để thị trường giao ngay tác động tới việc định giá mà thích hình thức hợp đồng dài hạn ít biến động giá cả hơn. Tuy nhiên, tình trạng tự do hóa thị trường khí đốt ở EU đã buộc Gazprom phải điều chỉnh công thức định giá khí đốt.
Phó Tổng giám đốc điều hành Gazprom, Elina Burmistrova nói: "Tất nhiên mua khí đốt với giá hợp lý là điều tốt. Nhưng còn tốt hơn nếu biết trước chính xác giá khí đốt sẽ là bao nhiêu trong một tháng, một quý hoặc một năm nữa".
Tổng thống Putin cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay giới chức và các cố vấn EU phải chịu trách nhiệm một phần, khi họ thúc đẩy chuyển đổi sang định giá khí đốt giao ngay và không muốn lắng nghe điều gì khác.
Nga muốn khôi phục mối liên kết với giá dầu trong các hợp đồng khí đốt, bỏ cách định giá giao ngay của EU. Hiện nay, 20% nguồn cung khí đốt cho châu Âu của Gazprom kết nối với giá dầu, còn trên 50% được định giá trước một ngày hoặc một tháng. Nga cũng muốn giới chức châu Âu cho phép đường ống khí đốt Nord Streams 2 hoạt động càng sớm càng tốt.
Gazprom cung cấp 1/3 khí đốt thiên nhiên cho châu Âu. Khi mùa đông sắp tới, châu lục này càng phụ thuộc vào Nga để có thêm nguồn cung, tránh thiếu hụt khi thời tiết lạnh giá.
Thứ trưởng Năng lượng Nga Evgeny Grabchak cho biết Nga có đủ khí đốt tích trữ để vượt qua mùa đông này và sẵn sàng cho kịch bản mùa đông lạnh bất thường.
Về phần mình, EU hi vọng khủng hoảng khí đốt chỉ là hiện tượng ngắn hạn. EU đang tập trung hỗ trợ các nước thành viên vượt qua mùa đông khắc nghiệt khi giá khí đốt sẽ ở mức cao và có nguy cơ dự án đường ống Nord Stream 2 có thể phải vài tháng nữa mới bắt đầu hoạt động.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ủy viên phụ trách năng lượng của EU Kardri Simson ngày 12/10 cho biết lượng khí đốt tích trữ ngầm ở EU chỉ ở khoảng 75%, thấp hơn nhiều so với thập kỷ trước, nhưng đủ để đáp ứng nhu cầu.
EU cũng định tìm hiểu khả năng nhiều quốc gia cùng nhau mua khí đốt chung để có lợi thế mặc cả với các bên thứ ba. Điều này có nghĩa là EU có thể không lập tức hành động theo gợi ý của Tổng thống Putin, đặc biệt là khi EU và Nga căng thẳng về nhiều vấn đề như Belarus và Ukraine.
Gazprom xuất khẩu khí đốt nhiều kỷ lục cho châu Âu trong nửa đầu năm nay, nhưng xuất khẩu giảm xuống hồi tháng 9 khi EU đang chật vật tìm cách tích trữ kho khí đốt. Nga cũng tăng cường tích trữ khí đốt cho riêng mình khiến EU cáo buộc đang chặn nguồn cung.
Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc, nói rằng Nga vẫn hoàn thành mọi nghĩa vụ theo hợp đồng với EU. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Gazprom đã bắt đầu bơm khí đốt từ kho dự trữ để hạ giá khí đốt đang tăng cao và muốn phối hợp với châu Âu để bình ổn thị trường.
Dù vậy, một quan chức chính phủ Nga nhận định Nga không hề có ảo tưởng rằng EU sẽ nhượng bộ về mặt chính trị hoặc giảm căng thẳng trong quan hệ sau cuộc khủng hoảng khí đốt này.
Nga xác lập ảnh hưởng ngày một lớn trên thị trường năng lượng châu Âu Tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) sẽ đóng vai trò ngày một lớn trong gia tăng ảnh hưởng năng lượng của Nga ở châu Âu. Biển chỉ dẫn tới dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Khi châu Âu đối diện với tình cảnh thiếu hụt năng lượng trầm...