Nộp toàn bộ tiền xử phạt vi phạm giao thông vào ngân sách nhà nước
Vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc lực lượng công an được giữ lại 70% tiền phạt vi phạm hành chính theo Thông tư 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa. Về việc này, hôm nay (7/1), Bộ Tài chính đã chính thức thông tin.
Nộp toàn bộ tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vào Ngân sách (Ảnh: Minh Phương)
Theo Bộ Tài chính, năm 2007 để khắc phục tình trạng tai nạn giao thông có chiều hướng tăng cao, kịp thời hỗ trợ các lực lượng tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhất là mua sắm trang bị, phương tiện phục vụ công việc, ngày 25/7/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 89/2007/TT-BTC quy định tiền phạt vi phạm hành chính được phân bổ cho các lực lượng, trong đó có lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông vận tải (bao gồm cả Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thủy nội địa) với các tỷ lệ phân bổ cụ thể.
Tuy nhiên, đến ngày 06/12/2013, Thông tư 89/2007/TT-BTC nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 53/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 153/2013/TT-BTC nêu rõ: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách…”.
Như vậy, Bộ Tài chính khẳng định theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Thông tư 153/2013/TT-BTC thì tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào Ngân sách và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước./.
Theo ĐCSVN
Từ hôm nay, lái xe sử dụng rượu, bia bị xử phạt nghiêm
Nghị định số 100/2019 cấm tiệt người đi xe đạp, xe máy sử dụng rượu, bia. Mức phạt cao nhất dành cho lái xe ô tô dùng rượu, bia được đẩy lên đến 40 triệu đồng.
Ngày 30-12, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019 (thay thế Nghị định 46/2016) về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Video đang HOT
Đi xe đạp, xe máy uống một ly rượu, bia cũng bị phạt
Nghị định 100 bổ sung hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ nhằm phù hợp với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo đó, có ba mức xử phạt:
- Mức một, người điều khiển xe đạp, xe thô sơ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt 80.000-100.000 đồng. Tức chỉ cần uống rượu, bia là bị xử phạt.
- Mức hai, người điều khiển xe đạp, xe thô sơ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở bị xử phạt 200.000-300.000 đồng.
- Mức ba (mức cao nhất), người điều khiển xe đạp, xe thô sơ trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở bị xử phạt 400.000-600.000 đồng.
Bên cạnh đó, nghị định cũng bổ sung quy định cấm người điều khiển xe máy sử dụng rượu, bia. Cụ thể, người điều khiển xe máy trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở bị phạt tiền 2-3 triệu đồng.
Đồng thời, nghị định điều chỉnh tăng hai mức xử phạt đối với lái xe máy có hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, trong đó mức phạt cao nhất lên đến 6-8 triệu đồng.
Đối với lái xe ô tô, nghị định lần này tiếp tục giữ nguyên ba mức xử phạt về hành vi vi phạm nồng độ cồn. Tuy nhiên, nghị định điều chỉnh tăng mức phạt, trong đó mức phạt cao nhất lên đến 30-40 triệu đồng. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt này đã kịch khung.
CSGT hướng dẫn tài xế thổi vào máy đo nồng độ cồn đêm 30-12-2019. Ảnh: TUYẾN PHAN
Chỉ uống một ngụm cũng bị phạt
Trước đó, tối 30-12, Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1), Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Cục CSGT, lập chốt tại khu vực trạm thu phí Km 6 cao tốc Hà Nội - Lào Cai để kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan nồng độ cồn.
Trong vòng một giờ đồng hồ, tổ công tác tiến hành dừng và kiểm tra hơn 10 trường hợp, trong đó một tài xế bị phát hiện có nồng độ cồn trong hơi thở.
Cụ thể, máy đo phát hiện ông NTT (trú tại Hà Nội), tài xế điều khiển chiếc Mazda CX5 chở theo trẻ nhỏ, có nồng độ cồn là 0,079 mg/lít khí thở.
Cán bộ Đội 1 cho biết trường hợp ông T. thuộc mức thấp nhất của lỗi vi phạm về nồng độ cồn. Theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 46/2016, ông T. bị xử phạt hành chính số tiền 2-3 triệu đồng, ngoài ra còn bị tạm giữ phương tiện bảy ngày.
Trao đổi với phóng viên, vị tài xế cao tuổi tỏ ra khá bất ngờ và có phần không phục khi mình chỉ "uống đúng một ngụm" mà bị xử phạt, tạm giữ xe bảy ngày.
Trung tá Vũ Hồng Ánh, Phó Đội trưởng Đội 1, cho biết từ ngày 15-12-2019 đến hết ngày 14-2-2020, Cục CSGT mở đợt cao điểm trên toàn quốc nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp tết Dương lịch 2020, tết Nguyên đán Canh Tý và các lễ hội đầu xuân năm 2020.
Thực hiện cao điểm này, Đội 1 đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trong đó có lỗi điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn.
Theo nhận định của vị phó đội trưởng, dịp trước và sau tết, số lượng người sử dụng rượu, bia có thể tăng, vì các cơ quan, doanh nghiệp thường tổ chức liên hoan tất niên, việc uống rượu, bia là khó tránh khỏi.
Do đó, đội sẽ tập trung cao độ nhằm vừa xử lý nghiêm, vừa tuyên truyền, giáo dục để tài xế ý thức được "đã uống rượu, bia thì không lái xe".
Được xử phạt từ hình ảnh người dân cung cấp
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, một điểm mới đáng chú ý ở Nghị định 100 là việc bổ sung quy định sử dụng thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình từ người dân cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm.
Đây là lần đầu tiên có quy định về xử phạt các xe thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (như thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe). Đồng thời quy định chủ phương tiện có trách nhiệm hợp tác với lực lượng chức năng để xử lý.
"Trường hợp không hợp tác, không chứng minh hoặc giải trình được mình không phải là người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện..." - quy định nêu rõ.
VIẾT LONG - TUYẾN PHAN
Theo PLO
TP.HCM cấm thi công, đào đường 16 ngày trong dịp Tết Canh Tý Để phục vụ người dân đi lại an toàn, vui chơi dịp Tết Nguyên đán 2020, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cấm thi công, đào đường trong 16 ngày. TP.HCM cấm đào đường vào Tết Dương lịch và 16 ngày Tết Nguyên đán - Ảnh: Internet Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM (GTVT), để phục vụ người dân đi lại an...