Nộp tiền để thoát “án tử”:Phải thu hồi hết tiền tham nhũng mới giảm án
Các chuyên gia cho rằng, tội phạm tham nhũng chỉ được thoát “án tử” khi đã nộp hết số tiền đã tham nhũng, tránh việc “hy sinh đời bố” để lại tài sản cho con cái
Một điểm mới được quy định dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) mà Bộ Luật Hình sự hiện hành không có là về quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về một số tội phạm nhưng sau khi bị kết án đã khắc phục cơ bản về hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc lập công lớn.
Thu hồi được tài sản của Nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt
Về quy định này, GS Phạm Thị Trân Châu cho rằng đây là một sửa đổi mới và bà hoàn toàn tán thành vì trước hết, quy định này nhằm hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế, góp phần thực hiện chủ trương của Nghị quyết 49 về giảm hình phạt tử hình. Cùng với đó, người bị quy án tử hình sẽ có cơ hội sống nếu nỗ lực, ích cực bằng những hành động cụ thể khắc phục cơ bản hậu quả do mình gây ra. Những người này được thoát án tử hình không có nghĩa là họ không bị tù, mà họ vẫn phải chịu án tù chung thân.
Ông Lê Truyền, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Một điều tích cực nữa là quy định này sẽ giúp các cơ quan chức năng thu hồi được tài sản của Nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt. Đây là một vấn đề khá bức xúc hiện nay khi tài sản thu hồi được rất thấp, chỉ khoảng trên 20% tài sản bị thất thoát, tham nhũng.
“Cũng có ý kiến cho rằng quy định như vậy ở khía cạnh nào đó sẽ dẫn đến cách hiểu dùng tiền để thoát án tử hình. Hoàn toàn không phải như vậy. Đây chỉ là một cách “quy đổi” nếu anh khắc phục được bao nhiêu thì được giảm án bao nhiêu năm tù. Như vậy được lợi cho cả hai phía, nhất là xã hội. Vì mục đích cuối cùng là phải thu hồi lại được tài sản thất thoát, lãng phí. Còn nếu tử hình họ rồi nhưng không thu hồi lại được tài sản thì cũng không để làm gì”. – GS Phạm Thị Trân Châu nói.
Cũng trăn trở việc thu hồi lại tài sản tham nhũng hiện nay còn rất thấp, ông Lê Truyền, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, làm sao phải tính toán đến việc giảm hình phạt khi người phạm tội và gia đình của họ đã hoàn trả lại tài sản do họ làm thất thoát của Nhà nước. “Có người nói làm như thế là dùng đồng tiền để giảm tội, nhưng theo tôi phải tính đến lợi ích kinh tế và lợi ích của con người”.
Phải thu hồi bằng hết tiền tham nhũng mới được giảm án
Video đang HOT
Theo GS. TS Thái Vĩnh Thắng, xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới là bỏ án tử hình, nên việc dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) quy định giảm từ 22 tội tử hình xuống 15 tội có án tử hình là phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và hướng tới việc bảo vệ quyền con người. Trong Hiến pháp 2013, quyền con người được quy định rất rõ.
Chuyển hình phạt tiền thành tù rất phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Thực tiễn cho thấy số tiền chúng ta thu hồi được do thất thoát chỉ trên 20%, thì việc chuyển phạt tiền thành phạt tù nó sẽ làm tính thực tiễn cao hơn.
Tiến sỹ Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, tinh thần chung là phải bỏ và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình. Công ước nhân quyền đã quy định và chúng ta đã là thành viên. “Khi đã tử hình người ta rồi không thể nào hoàn trả được tính mạng của họ nếu như án oan sai”.
GS Trần Ngọc Đường cũng cho rằng, việc nêu như trong dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) quy định không thi hành án tử hình khi người bị kết án đã khắc phục cơ bản về hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là rất cần thiết. Tuy nhiên, Giáo sư Trần Ngọc Đường cho rằng, phải quy định hết sức chặt chẽ quy định này. “Khắc phục căn bản là khắc phục như thế nào? Phải nộp bao nhiêu tiền trong số tiền anh tham nhũng? Đối với tội tham nhũng thì phải tịch thu được bằng hết tài sản người bị kết án đã tham nhũng thì mới được giảm án tử hình”.
Giáo sư Nguyễn Lang, Hội đồng tư vấn kinh tế UBTƯ MTTQ Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Lang, Hội đồng tư vấn kinh tế UBTƯ MTTQ Việt Nam tán thành với quy định nêu ra như trong dự thảo Luật và cho rằng, trong các vụ án kinh tế thì hình thức xử phạt bằng tiền phải là hình thức phạt chủ yếu. “Xử phạt theo cách này để khắc phục một tổng kết dân gian là “hy sinh đời bố để bảo vệ đời con” vì bố bị phạt tù nhưng tiền bất minh thu được từ việc tham ô, tham nhũng… vẫn để lại được cho đời con. Nếu không như vậy thì vấn đề nhức nhối bấy lâu nay là thu hồi tài sản do tham nhũng sẽ khó thực hiện”./.
Minh Hòa
Theo_VOV
Sẽ có hình phạt chung thân không giảm án
Nhiều ý kiến đề nghị siết chặt hơn điều kiện để xét giảm án tù chung thân đối với những trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm.
Chiều 13/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi trên cơ sở tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua và việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Tử hình được ân giảm sẽ không được xét giảm án
Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi là các quy định liên quan đến hình phạt tử hình như việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội; quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp; quy định không xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường chủ trì cuộc họp nghe báo cáo chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi
Báo cáo về quy định không xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Trần Văn Dũng cho biết: BLHS hiện hành không quy định chế định này, còn Dự thảo BLHS có quy định không xét giảm án đối với những bị án chung thân được ân giảm từ án tử hình.
Nhiều ý kiến tán thành và cho rằng xét từ góc độ quyền sống của con người, việc áp dụng tù chung thân không giảm án là giải pháp có ý nghĩa lớn vì tạo cho người đã bị kết án tử hình một cơ hội để tiếp tục được sống, được lao động, gặp gỡ người thân, đồng thời cũng tạo cơ hội khắc phục sai lầm có thể xảy ra trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị kết án tử hình.
Những việc này sẽ không thực hiện được nếu án tử hình được thi hành. Hơn nữa, chế định trên vừa góp phần giảm hình phạt tử hình trên thực tế vừa là một bước quá độ tiến tới việc loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình.
Cạnh đó, một số ý kiến Đại biểu Quốc hội không đồng tình với chế định trên nên trong Dự thảo, ngoài phương án 1 giữ nguyên như Dự thảo trình Quốc hội, đã bổ sung thêm phương án 2 quy định theo hướng siết chặt hơn điều kiện để xét giảm án tù chung thân đối với những trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm.
Theo đó, trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả thì thời gian đã chấp hành để được xét giảm lần đầu là 20 năm và phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 25 năm.
So với trường hợp bị kết án chung thân thông thường, thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 12 năm và phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.
Cân nhắc một số tội danh cụ thể
Đối với một số tội danh cụ thể, Dự thảo BLHS đưa ra nhiều quy định sửa đổi, bổ sung. Đáng chú ý, Dự thảo BLHS dự kiến thay thế tội phạm của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong cấu thành của các tội phạm cụ thể trong từng lĩnh vực; bổ sung tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm và những dự kiến này đều nhận được hai loại ý kiến khác nhau.
Chẳng hạn, loại ý kiến tán thành việc bổ sung tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm thì phân tích: Mặc dù về nguyên tắc có thể vận dụng một số điều khoản của BLHS hiện hành để xử lý hành vi gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm.
Tuy nhiên, do lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh doanh bảo hiểm có những đặc thù riêng (tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt không xảy ra ngay lập tức mà xảy ra trong tương lai; phương thức thủ đoạn phạm tội cũng có tính chất đặc thù...).
Không những thế, việc gian lận, trục lợi trong lĩnh vực này có tính chất tương đối phổ biến, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người tham gia bảo hiểm mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự ổn định và phát triển của chính sách an sinh xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm...
Loại ý kiến khác lại đề nghị không bổ sung tội trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm bởi đây là quan hệ dân sự. Trường hợp nếu có dấu hiệu của tội phạm hình sự, có thể vận dụng các tội danh khác để xử lý như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số tội danh cụ thể, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng cho rằng cần thận trọng để tránh hình sự hóa quan hệ dân sự. Đặc biệt, Bộ trưởng rất tâm tư với tội trộm cắp khi đây là tội phổ biến ở Việt Nam, nhất là trong trường hợp tài sản bị trộm cắp có giá trị không lớn nhưng là phương tiện kiếm sống chủ yếu của người dân, gắn liền với tình cảm của họ như nạn trộm chó gây bức xúc dư luận vừa qua.
"Hay như việc nói dối, báo cáo láo, sử dụng bằng giả, bảo kê là những hành vi rất xấu của người Việt Nam thì cố gắng thông qua lần sửa đổi BLHS phải xử lý được quyết liệt hơn" - Bộ trưởng mong muốn./.
Theo Hoàng Thư
Theo_VOV
Công khai xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án oan Ngày 17/4, tại trụ sở UBND xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã tổ chức "Buổi công khai xin lỗi cải chính đối với người bị kết án oan là ông Nguyễn Thanh Chấn theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước". Buổi công khai xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn, SN...