Nộp tiền 5 năm chưa được xuất khẩu lao động
39 người lao động đang sống trong lo âu vì chưa được nhận lại số tiền hơn 1,7 tỷ đồng đã đi vay lãi ngân hàng.
Hình minh họa
Theo thư kêu cứu của các hộ dân ở xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế):
Tháng 9/2007, Công ty cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài (LOD) văn phòng đại diện tại Huế liên kết với Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây (chi nhánh Hà Nội) đến xã này để tuyển dụng lao động tại Cộng hòa Czech.
Số lao động này được thông báo đóng số tiền tạm ứng 16 triệu đồng/người để công ty lo thủ tục xuất cảnh.
Tiếp đó, 2 công ty này thông báo lại thị trường lao động là Slovakia chứ không phải Cộng hòa Czech và yêu cầu mỗi lao động phải đóng thêm 30 triệu đồng để lấy visa và đặt vé xuất cảnh.
Đại diện Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây đã gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Thủy lúc bấy giờ cho số người này vay và được chấp nhận.
Nộp tiền xong nhưng 39 người lao động chờ đợi mãi vẫn không nhận được kết quả gì. Nhiều người dân đã tìm đến đại diện Công ty LOD tại Huế để hỏi nhưng vẫn không có câu trả lời.
Về phía Công ty LOD (có trụ sở tại Hà Nội) cho biết:
Video đang HOT
‘Trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện LOD tại Huế, cá nhân ông Lê Minh Toàn – trưởng văn phòng đại diện, đã vượt quyền do công ty giao nên phải chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật’.
Ông Hoàng Văn Phước, trưởng phòng việc làm và an toàn lao động Sở LĐ – TB – XH Thừa Thiên – Huế, cho biết:
‘Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của người dân, sở đã mời đại diện Công ty LOD và Công ty Du lịch Hà Tây (chi nhánh Hà Nội) đến để làm rõ vấn đề, thế nhưng không ai đến.
Đến tháng 7/2009, Công ty LOD chính thức đóng cửa văn phòng đại diện tại Huế.
Bà Trần Thị Thanh Phương, Giám đốc Công ty Du lịch Hà Tây (chi nhánh Hà Nội), đã có văn bản gửi Sở LĐ – TB – XH hứa sẽ giải quyết dứt điểm trước ngày 20/9/2010 song vẫn không thấy thực hiện.
Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động, Sở LĐ – TB – XH Thừa Thiên – Huế đã có công văn đề nghị Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế điều tra, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ sang công an’.
Ông Trần Văn Sung, Đội phó đội điều tra án kinh tế (thuộc PC46 Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế), cho biết:
‘Hợp đồng đi xuất khẩu lao động giữa người lao động xã Thủy Phù và chi nhánh Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây là một quan hệ dân sự nên không thể truy cứu hình sự.
Vì vậy sắp tới, Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ mời người dân lên để hướng dẫn họ làm thủ tục khởi kiện ra tòa dân sự’.
Theo Tinngan
Cần xử lý hành động dùng luật rừng với cẩu tặc
Đó là ý kiến của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an).
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Theo Thiếu tướng Cương, hành vi đánh chết người là vi phạm luật Hình sự.
Người dân phản ứng trước cái xấu là điều đương nhiên nhưng họ cũng phải biết rằng họ không có quyền xử tội người trộm chó bằng việc đánh chết đối tượng.
Hành vi trộm chó của 'cẩu tặc' bị xử lý hành chính hay hình sự, xử lý ra sao... thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, người dân không thể tự 'xử'.
Đặt trong trường hợp vừa xảy ra hôm qua (23/10), khi đốt xe, đánh bị thương hay đánh chết 'cẩu tặc', người dân đã tự đẩy mình vào tình thế vi phạm pháp luật và tệ hơn nữa là họ đã làm vô hiệu hóa bộ máy chính quyền ở đó.
Không thể phủ nhận, đó là những hành vi có ý thức, mục đích rõ ràng, và phải bị xử lý theo pháp luật.
Chiếu theo mức độ, những hành vi đó có thể cấu thành tội hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng hoặc có thể là tội giết người.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Cương cho biết, nhiều vụ đánh người trộm chó xảy ra cùng chung kịch bản, người trong làng cùng xông vào đánh, không có người cầm đầu, chủ mưu nên rất khó xác định thủ phạm.
Thực tế, nhiều vụ án xảy ra nhưng cuối cùng vẫn không thể điều tra quy trách nhiệm được. Án mạng đã xảy ra nhưng phá án lại là một thách thức đối với cơ quan pháp luật.
Người dân vây đánh 'cẩu tặc'
Đồng quan điểm, Luật sư Phạm Thị Loan, đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương cho rằng:
'Nạn nhân bị đánh hội đồng mà không có người cầm đầu hay chủ mưu. Nhiều người ra tay nhưng lại là một đám đông.
Khi thương vong xảy ra, cơ quan điều tra rất khó có thể xác định được ai là người gây ra cái chết cho nạn nhân. Chẳng lẽ lại khởi tố cả làng'.
Luật sư Lâm Văn Quang (đoàn luật sư TP Hà Nội) đưa ra nhận định: 'Hành vi của người trộm chó là vi phạm pháp luật'.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, người dân phát hiện hành vi đó không có quyền đánh đập, gây thương tích hoặc dẫn đến chết người.
Người dân chỉ có quyền giữ đối tượng lại rồi giao nộp cho công an xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhưng điều đáng tiếc là từ tình tinh thần cảnh giác, bảo vệ tài sản đáng biểu dương thì một số người quá khích, thiếu kiềm chế đã gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Quang cũng nói thêm rằng, chính sự yếu kém của chính quyền đại phương nên đã để cho đội quân trộm chó lộng hành.
Theo Tinngan
Bà Rịa - Vũng Tàu: Bị chồng tưới xăng đốt, vợ vẫn viết đơn xin khoan hồng Bng ti xăng nặngng khi vừa thoát khỏi cn thập tử nhất si, man gõ cửang c quan phát xin khoan hồng chong. Hỏi c vỏn vẹn: Đ cho cu n v nng, tát bi"n. Giận mấtn Trn bco Nam lập nghiệp,nhồng hng Ninh Bnh Phạm Th Chin anh Vũ Văn Hiệu (cùng 29 tuổi) nna vng. 10 năm tri qua, họ cói...