Nộp phạt vi phạm vào tài khoản kho bạc
Đó là ý kiến của nhiều người dân, chuyên gia sau khi Thanh Niên ngày 10.2 đăng bài phản ánh Dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 171: Tạo thuận lợi cho… người vi phạm.
Nhiều người dân kiến nghị nên cho nộp phạt vi phạm vào tài khoản nhà nước thay vì nộp phạt trực tiếp cho CSGT – Ảnh: Thái Sơn
Ông N.V.Lực (ngụ Q.5, TP.HCM) kể cuối năm 2013, gia đình ông thuê chiếc ô tô 7 chỗ đi Đồng Tháp. Khi đến Sa Đéc thì bị CSGT thổi phạt lỗi chạy quá tốc độ, xử phạt 700.000 đồng. “Lúc đó, “cò” nộp phạt ra giá 1 triệu đồng bao trọn gói từ việc đi nộp phạt thay cho đến việc lấy giấy tờ xe giùm; sau đó gửi bằng bưu điện lên cho nhưng tôi không chịu. Đúng theo giấy hẹn của CSGT, 1 tuần sau, tôi đã đón xe khách xuống Đồng Tháp thuê khách sạn ở và phải mất 2 ngày mới lấy được bằng lái xe, sổ đăng kiểm. Chi phí cho 2 ngày đi xuống Đồng Tháp, tôi đã tốn thêm gần 2 triệu đồng nữa. Nhưng cái quan trọng, 2 ngày đó, tôi phải bỏ việc làm…”, ông Lực kể và đề xuất: “Tại sao nhà nước không cho nộp phạt vào tài khoản kho bạc, vừa đảm bảo nguồn thu, vừa hạn chế CSGT tiêu cực”.
Đại tá Đào Vĩnh Thắng, Trưởng PC67 Công an Hà Nội, cho biết tới đây phòng sẽ đề xuất một số biện pháp như tại các chốt của CSGT sẽ có nhân viên của Kho bạc Nhà nước hỗ trợ thu tiền phạt tại chỗ, nhằm để người vi phạm khỏi phải đi lại nộp phạt nhiều lần, mất thời gian.
Video đang HOT
Theo ý kiến của nhiều bạn đọc, nếu cho nộp phạt vào tài khoản, khi Kho bạc Nhà nước nhận được tiền phạt sẽ thông báo cho cơ quan ra quyết định xử phạt về việc người vi phạm đã thực hiện nghĩa vụ xử lý hành chính. Lúc đó, cơ quan ra quyết định xử phạt mới gửi trả giấy tờ của phương tiện cho người dân qua đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm, như nhiều cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đang làm là trả hộ chiếu tận nhà.
Đại úy Tạ Ngọc Khánh, Đội trưởng Đội Tham mưu Phòng CSGT đường bộ đường sắt (PC67) Công an TP.Hà Nội cũng nhìn nhận nếu triển khai được biện pháp nộp phạt qua hệ thống ngân hàng thì rất tiện ích. Tuy nhiên, đại úy Khánh băn khoăn luật Xử lý vi phạm hành chính quy định khi cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt hành chính thì người vi phạm phải ký xác nhận hành vi vi phạm đó, nếu nộp phạt qua ngân hàng thì các thủ tục hành chính không có chữ ký của hai bên.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho rằng nộp phạt vào tài khoản có rất nhiều ưu thế và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã từng đề xuất cho nộp phạt vào tài khoản nhưng đến nay vẫn còn vướng mắc do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó rất nhiều người dân chưa có tài khoản cá nhân, thiếu phương tiện kỹ thuật, hạ tầng… Do vậy, để thực hiện biện pháp này vẫn còn chờ nhiều chính sách điều hành vĩ mô.
Theo TNO
'Nộp phạt thẳng cho cảnh sát có lợi cho dân'
Cục trưởng Cảnh sát giao thông Đường sắt - Đường bộ cho rằng đề xuất cho phép cảnh sát thu tiền phạt vi phạm giao thông giúp người dân thuận tiện hơn, tuy nhiên chỉ áp dụng với địa bàn xa, vùng núi...
Dự thảo lần một thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đang gây nhiều ý kiến trái chiều khi đề xuất cho phép người vi phạm nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông thay vì đến kho bạc như hiện nay.
Nhiều người dân đông tình với quan điểm nộp tiền phạt trực tiếp cho CSGT khi vi phạm để không phải đi lại nhiều lần. Ảnh: Bá Đô
Phía ủng hộ chủ trương này cho rằng sẽ giúp người vi phạm được thuận tiện và không tốn kém thời gian, công sức đi lại. Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại việc cho phép cảnh sát giao thông thu tiền phạt trực tiếp sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực.
Trao đổi với VnExpress, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên (Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt) cho biết, cơ quan soạn thảo đã cân nhắc kỹ khi đưa ra đề xuất trên. Việc nộp phạt trực tiếp có lợi cho người dân. Chẳng hạn, một người ở Hà Nam vượt đèn đỏ ở Hà Nội, thay vì đi lòng vòng nộp phạt rồi chờ đợi lấy giấy tờ thì có thể nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông, mọi việc được giải quyết nhanh chóng.
Ông Tuyên nhấn mạnh, việc nộp phạt trực tiếp chỉ áp dụng trong trường hợp vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng với cá nhân, trên 500.000 đồng với tổ chức, xảy ra ở những địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi, việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính, trường hợp bất khả kháng người vi phạm không thể đến kho bạc. Các tình huống khác vẫn áp dụng theo quy định cũ.
Theo ông Tuyên, những tiêu cực của cảnh sát giao thông cũng phần nhiều do người dân có ý thức tham gia giao thông kém mà ra. Thông thường, khi phát hiện người mắc lỗi, cảnh sát mới dừng xe sau đó lập biên bản, nhưng nhiều người không muốn tới kho bạc, muốn đi nhanh nên "dúi tiền vào tay cảnh sát". Sắp tới, phía công an sẽ làm nghiêm, sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn tiêu cực không đáng có này.
Đồng tình với quan điểm cho phép người vi phạm nộp phạt trực tiếp cho cảnh sát giao thông, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty luật Bảo Ngọc) cho rằng đây là một bước cải cách hành chính trong việc xử lý người vi phạm giao thông. "Nó giải quyết ngắn gọn khâu nộp phạt, tạo thuận lợi và rút bớt thời gian đi lại cho người dân", ông Bình đánh giá.
Trước đây Bộ Công an từng cho phép cảnh sát giao thông được viết biên lai xử phạt trực tiếp người vi phạm giao thông, sau đó vì phát sinh tiêu cực nên việc này bị dừng lại. Vì thế, theo luật sư Bình, nếu thực hiện theo dự thảo cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ hơn để hạn chế tiêu cực và giữ hình ảnh đẹp của lực lượng cảnh sát giao thông.
Theo VNE
Nộp phạt trực tiếp cho CSGT chỉ áp dụng ở nơi xa xôi hẻo lánh Hình thức nộp phạt trực tiếp cho cảnh sát giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp địa điểm xảy ra vi phạm ở nơi xa xôi hẻo lánh, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và ngoài giờ hành chính, khi kho bạc không làm việc. Chiều 10.3, trao đổi với phóng viên, Trung tướng Đỗ Đình...