Nộp phạt thẳng cho CSGT: “Đó là quy định riêng…”
Để tránh tiêu cực, CSGT không mang quá 100.000 đồng, tuy nhiên, dự thảo thông tư lại khoán trắng. Ông Thuấn cho rằng “đó là quy định riêng”…
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông Bộ GTVT cho biết, Bộ GTVT là đơn vị cùng tham gia và được Bộ Công An hỏi ý kiến xây dựng Thông tư thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 171/2013 – quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014).
Nộp phạt thẳng cho CSGT để giảm tiêu cực
Ông Thuấn cho biết, Thông tư hướng dẫn của Bộ Công an hiện nay không phải là mới, chỉ là quy định lại những điều đã được thực hiện.
Thông tư là cụ thể hóa những quy định tương tự của Luật Xử lý VPHC theo hình thức thủ tục đơn giản (phạt trực tiếp) đã được quy tại NĐ 171, NĐ 146, NĐ 134. Cụ thể, điều 56 và 69 Luật Xử lý VPHC quy định trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng (với cá nhân), 500.000 đồng (với tổ chức) thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ ra quyết định xử phạt ngay mà không cần lập biên bản.
Tuy nhiên, trước đó để kiểm soát hoạt động, tránh tiêu cực của cảnh sát giao thông, ngành công an đã ra quy định các chiến sĩ khi đi làm nhiệm vụ không được mang quá 100.000 đồng.
Trong khi dự thảo thông tư hướng dẫn của Bộ Công an lại cho phép nộp phạt trực tiếp tức là gần như “khoán trắng cho CSGT”. Lý giải mâu thuẫn này, ông Thuấn cho biết, đó là quy định nội bộ riêng ngành Công an và ông không có bình luận gì.
Trước những lo ngại cho phép nộp phạt trực tiếp là đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi phạm tăng lên, ông Thuấn cho rằng, hiểu như vậy là không đúng. Vi phạm mức nào sẽ xử phạt mức đó, không thể bắt người vi phạm vất vả hơn được.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi của các ĐBQH “làm sao để tránh tình trạng tay phải ghi biên lai, tay trái đút tiền vào túi”?, ông Thuấn lúng túng: “Tôi nhắc lại, quy định này do luật cho phép và được phép thực hiện. Việc chống tiêu cực, tham nhũng là do các cơ quan quản lý”.
Trao đổi với báo chí, Trung tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, khẳng định: “Đây chỉ là các trường hợp ngoại lệ. Còn lại, theo thủ tục chung, người vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt tại kho bạc”.
Theo ông Nghị, hình thức nộp phạt trực tiếp cho Cảnh sát giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp địa điểm xảy ra vi phạm ở nơi xa xôi hẻo lánh, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và ngoài giờ hành chính, khi kho bạc không làm việc.
Trung tướng Đỗ Đình Nghị cũng cho biết, không có chuyện Bộ Công an sẽ tiến hành đại trà hình thức thu tiền phạt trực tiếp đối với người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Trước đó, trả lời báo chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên – Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (Bộ Công an) cho biết: Quy định cho phép nộp phạt trực tiếp nhằm tạo thuận lợi cho người vi phạm đỡ phiền hà, tránh tiêu cực.
CSGT tham nhũng tại dân Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội bày tỏ quan điểm đồng tình với hình thức nộp phạt trực tiếp cho CSGT để tránh phiền hà. Tuy nhiên, nên có nhiều hình thức. Theo ông Liên, sở dĩ ông đồng tình vì tiêu cực, tham nhũng hiện nay đã trở thành vấn nạn chung của toàn xã hội, chứ không riêng gì CSGT. Ông Liên cho rằng, sở dĩ có tình trạng CSGT tham nhũng là do có sự đồng lõa của người dân, không tố cáo lại còn thỏa thuận mức phạt. Như vậy thì không bao giờ có thể chống tiêu cực, tham nhũng được. Đối với quốc tế, CSGT không có tình trạng tham nhũng vì chế độ của họ rất tốt, đồng lương của họ xứng đáng với công sức và đủ để đảm bảo được cho họ một cuộc sống tốt. Trong khi ở Việt Nam lương thấp, công việc vất vả không đảm bảo được cuộc sống.
Theo Báo đất Việt
Nộp phạt thẳng cho CSGT: Tất cả cùng vui
Biết được CSGT khó khăn vất vả là thế để duy trì trật tự giao thông, thiết nghĩ mọi người cũng nên tạo điều kiện cho họ được thoải mái đôi chút. Và nộp phạt thẳng là cơ hội tuyệt vời để CSGT có thể tạo ra những linh động nhất định trong công việc của mình.
Bộ Công an vừa đưa ra dự thảo lần 1 thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 171/2013 - quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014).
Dự thảo cho phép tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định tại chương 3 của Thông tư 153/2013 do Bộ Tài chính ban hành - quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.
Nộp phạt trực tiếp cho CSGT dễ lạm dụng chức vụ, trục lợi cá nhân
Ấy thế nhưng ngay sau khi báo chí đăng tải thông tin này, rất nhiều người đã tỏ ra lo lắng việc nộp phạt thẳng sẽ tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh dễ dàng hơn. Chẳng là những lời than phiền về việc CSGT "ăn chặn" tiền phạt của người dân thời gian vừa qua không hề ít, nên việc nhiều người lo ngại cũng là có lý của họ.
Thế nhưng quý vị chớ có dại mà phản đối! Ủng hộ mới đích thị là cách ứng xử đúng với quy định này.
Chẳng cần phải quá uyên thâm, sâu sắc mọi người cũng có thể nhận thấy đây là quy định điển hình về việc cải cách, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà, mang đến niềm vui cho tất cả mọi người.
Này nhé, với người vi phạm, bị CSGT xử phạt thì khỏi phải nói rồi. Thay vì phải phiền hà do đi lại nhiều lần nộp tiền phạt, quý vị có thể nộp phải ngay cho CSGT. Vậy là tiết kiệm được biết bao nhiêu thời gian, công sức còn gì.
Theo một lãnh đạo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP Hà Nội, việc cho phép người vi phạm nộp phạt trực tiếp cho người ra quyết định thông qua hóa đơn, biên lai là hợp lý. Thực tế, nhiều trường hợp vi phạm phải giữ giấy tờ, lưu xe kho bãi thì sau một thời gian, số tiền người vi phạm phải trả cho việc trông giữ xe quá lớn nên họ bỏ phương tiện luôn.
Đấy là chưa kể sẽ có nhiều hình thức nộp phạt chứ không chỉ nộp phạt trực tiếp. Điều này sẽ tùy thuộc vào quyết định cũng như khả năng của người dân. Nếu quý vị thấy không tin tưởng có thể lên kho bạc nộp phạt, còn nếu bận rộn, nộp phạt thẳng cho CSGT rõ ràng là tiện lợi và phù hợp nhất rồi.
Mà chưa hết đâu nhé, quy định còn có ý nghĩa rất lớn đối với CSGT.
Cách đây không lâu dư luận đã vô cùng bất ngờ và ngạc nhiên trước thông tin về khoản bồi dưỡng ít ỏi của lực lượng CSGT. Ngày 1/12, trong phiên họp để các thành viên Chính phủ cho ý kiến về sử dụng khoản tiền phạt của CSGT, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho hay, do thiếu lực lượng tuần tra nên nếu chia bình quân, mỗi CSGT phải phụ trách 70 km quốc lộ:
"Đứng một chỗ không được, cảnh sát phải tuần tra rất căng thẳng. Nhiều khi dự luận hiểu không rõ, tưởng phạt nhiều CSGT được nhưng số tiền này, theo quy định phải nộp về Bộ Tài chính. Mỗi ca trực anh em cũng chỉ được mua thêm cái bánh mỳ".
Bên cạnh đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên- Cục trưởng cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cũng cho biết thêm: " Mỗi ca trực đêm của chiến sĩ được thêm 100.000 đồng, số tiền này chưa đủ để mua nước lọc".
Từ thông tin của các lãnh đạo ngành công an cung cấp có thể thấy hiện nay đời sống của các chiến sĩ CSGT rất khó khăn, mỗi ca trực chỉ được bồi dưỡng số tiền chỉ để mua bánh mì và nước lọc.
Biết được CSGT khó khăn vất vả là thế để duy trì trật tự giao thông, thiết nghĩ mọi người cũng nên tạo điều kiện cho họ được thoải mái đôi chút. Và nộp phạt thẳng là cơ hội tuyệt vời để CSGT có thể tạo ra những linh động nhất định trong công việc của mình.
Vi phạm an toàn giao thông là điều mà không ai mong muốn, bởi vậy người dân luôn có vô vàn lý do để trình bày cho những vi phạm của mình. Trong hoàn cảnh, những CSGT nhân ái, biết lắng nghe và có lòng thương người sẽ đưa ra hình thức chung chia hoặc giảm một vài lỗi với người dân khi viết phiếu phạt để hai bên cùng có thể hạnh phúc.
Chính vì ý nghĩa tất cả cùng vui, công việc được giải quyết nhanh gọn ấy. Thiết nghĩ quý vị nên hết lòng ủng hộ quy định nộp phạt thẳng cho CSGT càng nhiều càng tốt.
Theo Phunutoday
Nộp phạt qua lương: Cán bộ, công chức hết đường chạy Dự thảo Nghị định quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính được Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh tay. Theo đó, người bị cưỡng chế có thể bị khấu trừ một phần lương, thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, các tổ chức vi...