‘Nộp phạt thẳng cho cảnh sát có lợi cho dân’
Cục trưởng Cảnh sát giao thông Đường sắt – Đường bộ cho rằng đề xuất cho phép cảnh sát thu tiền phạt vi phạm giao thông giúp người dân thuận tiện hơn, tuy nhiên chỉ áp dụng với địa bàn xa, vùng núi…
Dự thảo lần một thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đang gây nhiều ý kiến trái chiều khi đề xuất cho phép người vi phạm nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông thay vì đến kho bạc như hiện nay.
Nhiều người dân đông tình với quan điểm nộp tiền phạt trực tiếp cho CSGT khi vi phạm để không phải đi lại nhiều lần. Ảnh: Bá Đô
Phía ủng hộ chủ trương này cho rằng sẽ giúp người vi phạm được thuận tiện và không tốn kém thời gian, công sức đi lại. Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại việc cho phép cảnh sát giao thông thu tiền phạt trực tiếp sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực.
Trao đổi với VnExpress, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên (Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt) cho biết, cơ quan soạn thảo đã cân nhắc kỹ khi đưa ra đề xuất trên. Việc nộp phạt trực tiếp có lợi cho người dân. Chẳng hạn, một người ở Hà Nam vượt đèn đỏ ở Hà Nội, thay vì đi lòng vòng nộp phạt rồi chờ đợi lấy giấy tờ thì có thể nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông, mọi việc được giải quyết nhanh chóng.
Video đang HOT
Ông Tuyên nhấn mạnh, việc nộp phạt trực tiếp chỉ áp dụng trong trường hợp vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng với cá nhân, trên 500.000 đồng với tổ chức, xảy ra ở những địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi, việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính, trường hợp bất khả kháng người vi phạm không thể đến kho bạc. Các tình huống khác vẫn áp dụng theo quy định cũ.
Theo ông Tuyên, những tiêu cực của cảnh sát giao thông cũng phần nhiều do người dân có ý thức tham gia giao thông kém mà ra. Thông thường, khi phát hiện người mắc lỗi, cảnh sát mới dừng xe sau đó lập biên bản, nhưng nhiều người không muốn tới kho bạc, muốn đi nhanh nên “dúi tiền vào tay cảnh sát”. Sắp tới, phía công an sẽ làm nghiêm, sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn tiêu cực không đáng có này.
Đồng tình với quan điểm cho phép người vi phạm nộp phạt trực tiếp cho cảnh sát giao thông, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty luật Bảo Ngọc) cho rằng đây là một bước cải cách hành chính trong việc xử lý người vi phạm giao thông. “Nó giải quyết ngắn gọn khâu nộp phạt, tạo thuận lợi và rút bớt thời gian đi lại cho người dân”, ông Bình đánh giá.
Trước đây Bộ Công an từng cho phép cảnh sát giao thông được viết biên lai xử phạt trực tiếp người vi phạm giao thông, sau đó vì phát sinh tiêu cực nên việc này bị dừng lại. Vì thế, theo luật sư Bình, nếu thực hiện theo dự thảo cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ hơn để hạn chế tiêu cực và giữ hình ảnh đẹp của lực lượng cảnh sát giao thông.
Theo VNE
Nộp phạt trực tiếp cho CSGT chỉ áp dụng ở nơi xa xôi hẻo lánh
Hình thức nộp phạt trực tiếp cho cảnh sát giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp địa điểm xảy ra vi phạm ở nơi xa xôi hẻo lánh, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và ngoài giờ hành chính, khi kho bạc không làm việc.
Chiều 10.3, trao đổi với phóng viên, Trung tướng Đỗ Đình Nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an cho biết, hình thức nộp phạt trực tiếp cho cảnh sát giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp địa điểm xảy ra vi phạm ở nơi xa xôi hẻo lánh, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và ngoài giờ hành chính, khi kho bạc không làm việc.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Trung tướng Đỗ Đình Nghị khẳng định không có chuyện Bộ Công an sẽ tiến hành đại trà hình thức thu tiền phạt trực tiếp đối với người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Cũng theo Trung tướng Đỗ Đình Nghị, mục đích của việc ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt là nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhất là các Điều 78 về Thủ tục nộp tiền phạt và Điều 68 về Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thông tư cũng còn nhằm hướng dẫn chi tiết việc triển khai Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, đảm bảo cho việc chấp hành và thực thi quy trình xử lý vi phạm giao thông công khai, minh bạch, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Theo dự thảo thông tư, trường hợp hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức, xảy ra tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
Dự thảo này hiện đang trong quá trình lấy ý kiến các địa phương, bộ ngành và nhân dân trước khi trình lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt.
Bộ Công an sẵn sàng tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân để tiếp tục bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo thông tư, Trung tướng Đỗ Đình Nghị nhấn mạnh.
Theo Dân Việt
Nộp thẳng tiền phạt cho CSGT: Làm sao tránh tiêu cực? Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên - Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (Bộ Công an), việc cho phép người vi phạm luật giao thông được đóng phạt trực tiếp cho lực lượng xử phạt nhằm tránh phiền hà cho người vi phạm. * Phóng viên: Trong dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 171/2013 (có hiệu lực...