Nộp phạt cho CSGT: “Con người luôn có lòng tham”
Việc CSGT nhận tiền phạt và nhận tiền tiêu cực đều là hành vi nhận tiền, chỉ khác nhau giữa có lập biên bản xử phạt hay không lập biên bản, mà việc lập biên bản hay không lại rất khó kiểm tra
Dư luận đang xôn xao về dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013/NĐ-CP cho phép CSGT thu tiền nộp phạt trực tiếp từ người vi phạm. Để góp một góc nhìn, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Việt Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) về vấn đề này.
Luật sư có ý kiến gì về việc nộp phạt trực tiếp cho CSGT?
Tôi cho rằng không nên để người vi phạm nộp phạt trực tiếp và CSGT nhận đóng phạt trực tiếp, vì nhìn hình ảnh người CSGT cầm tiền của người vi phạm rất phản cảm và dễ gây hiểu nhầm.
Mặt khác, việc nhận đóng phạt tại chỗ sẽ làm mất nhiều thời gian của CSGT ghi biên lai, giao tiền, trả lại tiền… mà nhiệm vụ chính của CSGT là điều khiển giao thông, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, nhắc nhở, giáo dục người tham gia giao thông. Chúng ta cứ thử tưởng tượng hình ảnh các CSGT đứng ngã tư đường cứ lo đi đếm tiền, trả lại tiền… không có thời gian để điều khiển giao thông, giữ trật tự giao thông.
Hãy tạo hình ảnh đẹp về CSGT là giúp người tham gia giao thông một cách trật tự, an toàn.
Theo luật sư, việc người vi phạm nộp phạt trực tiếp cho CSGT liệu có phát sinh tiêu cực hay không?
Tôi cho rằng là rất dễ phát sinh tiệu cực.
Trước đây khi chưa quy định cho nộp phạt trực tiếp thì CSGT không tiếp xúc, liên quan đến tiền bạc trong quá trình làm việc của mình, nay thì tiếp xúc thường xuyên với tiền bạc, mà việc tiếp xúc này rất dễ dẫn đến tiêu cực. Nghĩa là CSGT có thể lấy tiền một cách bất hợp pháp mà không bị người khác phát hiện.
Con người luôn có lòng tham, khó làm chủ được bản thân mình khi tiếp xúc với tiền bạc, mà CSGT cũng là con người nên việc để CSGT tiếp xúc với tiền bạc khi thi hành công vụ dễ nảy sinh tiêu cực.
Nếu không quy định cho CSGT nhận đóng tiền nộp phạt trực tiếp, khi chúng ta thấy một anh CSGT nhận tiền từ người dân, chúng ta có quyền đặt vấn đề tiêu cực. Nhưng khi luật cho CSGT nhận đóng phạt trực tiếp, khi chúng ta thấy anh CSGT nhận tiền của người dân, chúng ta không biết đó là nộp phạt hay nhận hối lộ? Và như vậy quy định này đã vô tình tạo cơ hội cho CSGT nhận hối lộ, làm sai pháp luật mà không ai nghi ngờ.
Xin luật sư giải thích rõ về cơ chế phát sinh tiêu cực nếu CSGT được thu tiền trực tiếp?
Video đang HOT
Việc quy định cho nộp phạt trực tiếp là một quy định dẫn CSGT đến gần với tiêu cực, tạo cớ cho CSGT tiêu cực.
Trước đây CSGT không được quyền tiếp xúc đến tiền, không có quyền nhận tiền của người dân trong quá trình thi hành công vụ nên khi nhận tiền tiêu cực thì sợ người khác nhìn thấy, sợ bị phát hiện. Còn nếu bây giờ quy định cho nộp phạt trực tiếp thì việc CSGT nhận tiền của người dân là bình thường, mà tiền phạt với tiền hối lộ thì ranh giới rất mong manh.
Việc CSGT nhận tiền phạt và nhận tiền tiêu cực đều là hành vi nhận tiền, chỉ khác nhau giữa có lập biên bản xử phạt hay không lập biên bản xử phạt, mà việc lập biên bản hay không thì rất khó kiểm tra, giám sát.
CSGT đang lập biên bản (ảnh: Báo Lào Cai)
Theo luật sư, nước ngoài họ làm như thế nào để hạn chế tiêu cực?
Đa phần các nước phát triển họ quy định CSGT chỉ được quyền lập biên bản vi phạm, còn xử lý vi phạm như thế nào là do tòa án quyết định và tòa án cũng không trực tiếp thu tiền phạt mà người vi phạm sẽ đến điểm đóng phạt đóng.
Người vi phạm có quyền khiếu nại, kháng cáo và cung cấp bằng chứng khi cho rằng mình bị oan sai, cảnh sát làm không đúng.
Pháp luật họ quy định như vậy là để tránh việc anh vừa đá bóng vừa thồi còi, thiếu tính khách quan.
Vậy ý luật sư, cần phải tuyệt đối không cho phép CSGT nhận tiền trực tiếp từ người vi phạm dù bất cứ lý do gì?
Đúng vậy, nước ngoài họ đã lường trước các vấn đề phát sinh tiêu cực nên họ không để CSGT trực tiếp thu tiền phạt.
Còn lập luận cho rằng để CSGT nhận tiền nộp phạt từ người vi phạm để tạo diều kiện cho người dân và hạn chế việc phải giữ phương tiện hoặc giấy tờ thì sao, thưa luật sư?
Tôi nghĩ lập luận này không đúng, vì sẽ có những cách khác để tạo thuận tiện cho người dân và lực lượng thi hành pháp luật. Việc để CSGT nhận tiền nộp phạt trực tiếp của người vi phạm không phải là giải pháp duy nhất.
Luật sư có ủng hộ phương án phạt nguội và trừ vào tài khoản với các chủ phương tiện hay không?
Tôi ủng hộ phương án phạt nguội, vì như vậy nó sẽ tránh được những phát sinh tiêu cực, người dân có thời gian thực hiện.
Việc trừ tiền phạt vào trong tài khoản của người vi phạm sẽ tránh mất thời gian cho người nộp phạt cũng như các cơ quan thu tiền phạt. Đồng thời sẽ thể hiện tính nghiêm minh trong việc thi hành quyết định xử phạt.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo Infonet
Nộp phạt thẳng cho CSGT: Tất cả cùng vui
Biết được CSGT khó khăn vất vả là thế để duy trì trật tự giao thông, thiết nghĩ mọi người cũng nên tạo điều kiện cho họ được thoải mái đôi chút. Và nộp phạt thẳng là cơ hội tuyệt vời để CSGT có thể tạo ra những linh động nhất định trong công việc của mình.
Bộ Công an vừa đưa ra dự thảo lần 1 thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 171/2013 - quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014).
Dự thảo cho phép tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định tại chương 3 của Thông tư 153/2013 do Bộ Tài chính ban hành - quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.
Nộp phạt trực tiếp cho CSGT dễ lạm dụng chức vụ, trục lợi cá nhân
Ấy thế nhưng ngay sau khi báo chí đăng tải thông tin này, rất nhiều người đã tỏ ra lo lắng việc nộp phạt thẳng sẽ tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh dễ dàng hơn. Chẳng là những lời than phiền về việc CSGT "ăn chặn" tiền phạt của người dân thời gian vừa qua không hề ít, nên việc nhiều người lo ngại cũng là có lý của họ.
Thế nhưng quý vị chớ có dại mà phản đối! Ủng hộ mới đích thị là cách ứng xử đúng với quy định này.
Chẳng cần phải quá uyên thâm, sâu sắc mọi người cũng có thể nhận thấy đây là quy định điển hình về việc cải cách, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà, mang đến niềm vui cho tất cả mọi người.
Này nhé, với người vi phạm, bị CSGT xử phạt thì khỏi phải nói rồi. Thay vì phải phiền hà do đi lại nhiều lần nộp tiền phạt, quý vị có thể nộp phải ngay cho CSGT. Vậy là tiết kiệm được biết bao nhiêu thời gian, công sức còn gì.
Theo một lãnh đạo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP Hà Nội, việc cho phép người vi phạm nộp phạt trực tiếp cho người ra quyết định thông qua hóa đơn, biên lai là hợp lý. Thực tế, nhiều trường hợp vi phạm phải giữ giấy tờ, lưu xe kho bãi thì sau một thời gian, số tiền người vi phạm phải trả cho việc trông giữ xe quá lớn nên họ bỏ phương tiện luôn.
Đấy là chưa kể sẽ có nhiều hình thức nộp phạt chứ không chỉ nộp phạt trực tiếp. Điều này sẽ tùy thuộc vào quyết định cũng như khả năng của người dân. Nếu quý vị thấy không tin tưởng có thể lên kho bạc nộp phạt, còn nếu bận rộn, nộp phạt thẳng cho CSGT rõ ràng là tiện lợi và phù hợp nhất rồi.
Mà chưa hết đâu nhé, quy định còn có ý nghĩa rất lớn đối với CSGT.
Cách đây không lâu dư luận đã vô cùng bất ngờ và ngạc nhiên trước thông tin về khoản bồi dưỡng ít ỏi của lực lượng CSGT. Ngày 1/12, trong phiên họp để các thành viên Chính phủ cho ý kiến về sử dụng khoản tiền phạt của CSGT, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho hay, do thiếu lực lượng tuần tra nên nếu chia bình quân, mỗi CSGT phải phụ trách 70 km quốc lộ:
"Đứng một chỗ không được, cảnh sát phải tuần tra rất căng thẳng. Nhiều khi dự luận hiểu không rõ, tưởng phạt nhiều CSGT được nhưng số tiền này, theo quy định phải nộp về Bộ Tài chính. Mỗi ca trực anh em cũng chỉ được mua thêm cái bánh mỳ".
Bên cạnh đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên- Cục trưởng cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cũng cho biết thêm: " Mỗi ca trực đêm của chiến sĩ được thêm 100.000 đồng, số tiền này chưa đủ để mua nước lọc".
Từ thông tin của các lãnh đạo ngành công an cung cấp có thể thấy hiện nay đời sống của các chiến sĩ CSGT rất khó khăn, mỗi ca trực chỉ được bồi dưỡng số tiền chỉ để mua bánh mì và nước lọc.
Biết được CSGT khó khăn vất vả là thế để duy trì trật tự giao thông, thiết nghĩ mọi người cũng nên tạo điều kiện cho họ được thoải mái đôi chút. Và nộp phạt thẳng là cơ hội tuyệt vời để CSGT có thể tạo ra những linh động nhất định trong công việc của mình.
Vi phạm an toàn giao thông là điều mà không ai mong muốn, bởi vậy người dân luôn có vô vàn lý do để trình bày cho những vi phạm của mình. Trong hoàn cảnh, những CSGT nhân ái, biết lắng nghe và có lòng thương người sẽ đưa ra hình thức chung chia hoặc giảm một vài lỗi với người dân khi viết phiếu phạt để hai bên cùng có thể hạnh phúc.
Chính vì ý nghĩa tất cả cùng vui, công việc được giải quyết nhanh gọn ấy. Thiết nghĩ quý vị nên hết lòng ủng hộ quy định nộp phạt thẳng cho CSGT càng nhiều càng tốt.
Theo Phunutoday
Nộp phạt trực tiếp cho CSGT chỉ áp dụng ở nơi xa xôi hẻo lánh Hình thức nộp phạt trực tiếp cho cảnh sát giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp địa điểm xảy ra vi phạm ở nơi xa xôi hẻo lánh, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và ngoài giờ hành chính, khi kho bạc không làm việc. Chiều 10.3, trao đổi với phóng viên, Trung tướng Đỗ Đình...