Nộp CV thành tích quá khủng, cô gái bị thất nghiệp không hiểu lý do
Đi làm rồi mới thấy muôn kiểu lý do từ chối ứng viên. Năng lực kém chắc chắn không được nhưng người giỏi quá đôi khi cũng không nhận vào làm nốt.
Sinh viên tốt nghiệp là những ngươi đang đứng trước ngưỡng cửa thị trường lao động, là thế hệ trẻ nhất, được kì vọng nhiều nhất bởi sự năng động, nhạy bén và sáng tạo. Thế nhưng liệu họ có thể đáp ứng được những đòi hỏi của công việc trong môi trường thực tế gấp rút, nhiều áp lực hay không lại là một vấn đề không thể kết luận được.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến người trẻ thất nghiệp. Có vô số lý do từ hiển nhiên cho đến vô cùng khó hiểu như đòi hỏi quá cao, không chấp nhận mức lương thấp, thích việc nhẹ nhàng, ngại đi xa, cộng thêm thiếu kỹ năng mềm, giao tiếp bằng tiếng Anh kém… Tuy nhiên thất nghiệp vì quá giỏi như cô nàng dưới đây lại khá hiếm.
Cô gái thất nghiệp vì thành tích làm việc quá khủng. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, cô nàng V.P chia sẻ trê một group khá có tiếng chuyên tìm việc làm cho dân văn phòng và sinh viên:
“ Mình hiện tại thất nghiệp được gần 3 tháng và hiện tại rất hoang mang. Mình tốt ngiệp Đại học với tấm bằng loại giỏi và vừa ra trường đã đỗ vào một tập đoàn nước ngoài khá có tiếng với vị trí Nhân viên Hành chính. Làm tầm được 2 năm, mình lại chuyển sang một tập đoàn lớn ở Việt Nam vào vị trí Chuyên viên giám sát vể mảng quản lý kho bãi, công việc này có thể giúp mình học hỏi và trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm.
Đang yên đang lành, tự dưng dịch đến làm công ty mình phải cho nhân viên nghỉ vì thị trường chủ yếu là Mỹ. Mình nghỉ việc từ tháng 3, nhưng điều đáng nói là từ đó đến nay, mình không thể xin được bất kỳ công ty nào nữa.
Những công ty vừa và lớn ở chỗ mình vì đang dịch nên không tuyển dụng nhân sự. Mình nộp vào công ty tư nhân, quy mô nhỏ nhưng đi phỏng vấn lại không đỗ, tất cả đều đưa ra lý do bởi kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của mình tạo cảm giác cho họ suy nghĩ mình chỉ xin việc ở chỗ họ một thời gian tạm bợ và sẽ không gắn bó lâu dài. Mặc dù mình đã ra sức thuyết phục rằng đang rất cần việc và sẽ sẵn sàng gắn bó lâu dài nếu công ty có chế độ và phúc lợi tốt. Tuy nhiên, tất cả đều bặt vô âm tín.
Đã ba tháng trôi qua và nếu tình hình cứ thế này thì thực sự mình sẽ bế tắc mắt. Cơ hội việc làm cứ nhỏ giọt và không được như vậy. Sau gần 5 năm làm việc tại các công ty lớn, lần đầu mình trải qua cảm giác lo lắng tột độ vì thất nghiệp. Từ một người tự tin đi đâu cũng đỗ vậy mà cả công ty từ lớn đến bé đều chối bỏ mình. Ngoài khả năng chuyên môn, mình còn khả năng viết lách, giờ muốn nhân dịp này xuất bản sách nhưng cũng chẳng còn tâm trạng nữa“.
Video đang HOT
Có thể thấy Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường lao động, khiến cho ứng viên dù năng lực giỏi vẫn không được nhận làm việc. (Ảnh minh họa)
Dòng tâm sự của cô gái này đã nhận về nhiều đồng cảm của cộng đồng mạng. Thực tế, tình trạng thất nghiệp mùa dịch không hề hiếm khi hàng loạt công ty đã phải tuyên bố phá sản. Nhiều người cũng ngậm ngùi chia sẻ chỉ nhận được 1/2 hay thậm chí 1/3 mức lương cũ khi apply hậu mùa dịch.
“ Nếu mình là CEO 1 công ty nhỏ thì cũng không tuyển bạn thật bởi trình độ và năng lực của bạn không hợp. Công ty nhỏ cũng có cái khó và mục tiêu riêng của nó. Nhận bạn vào không khéo năng lực của bạn còn cao hơn cả sếp”, bạn H.T bình luận.
“ Bạn chỉ cần hạ mình, giấu đỡ kinh nghiệm thực tế thì không lo thất nghiệp. Quan trọng là bạn có chấp nhận làm không thôi”, bạn A.B chia sẻ.
“ Quan trọng là tư tưởng của bạn có chịu làm những công việc mà khởi đầu rất thấp không. Như mình giờ chỉ xin đi làm công ty lương bằng nửa lương cũ cho sống qua mấy ngày khó khăn này. Đừng tỏ ra quá tự tin hay tham vọng khi phỏng vấn, HR thấy giỏi quá không cho vào làm đâu”, bạn L.M chia sẻ.
Đúng là khi đi làm mới thấy muôn kiểu không nhận ứng viên. Kém quá chắc chắn không đươc nhưng giỏi quá cũng chưa chắc được nhận. Về phần cô nàng trong câu chuyện trên thì tin mừng là sau khi bài viết đăng tải, một vài nơi đã liên hệ với V.P để phỏng vấn. Hi vọng với năng lực sẵn có của mình, cô nàng sẽ đem lại lợi nhuận giúp khắc phục tổn hại kinh tế cho công ty.
Thanh niên chi 10 triệu cải tạo phòng ở, làm xong mới ước giá mà chịu đầu tư sớm hơn
Hậu cải tạo, căn phòng của Quí nhìn xịn sò cứ như vừa qua bàn tay biến hóa của một nhà thiết kế chuyên nghiệp nào đó.
So với con gái thì đúng là con trai có phần qua loa, lôi thôi hơn. Nhưng cũng có một vài anh chàng thì ngược lại, kĩ tính, gọn gàng ngăn nắp gấp mấy lần hội chị em luôn. Không tin thì bạn cứ join ngay mấy group chia sẻ kinh nghiệm cải tạo, decor nhà cửa phòng ốc xem, nhiều "cánh mày râu" tham gia lắm đó. Màn make over lại phòng của anh chàng trên Đức Quí đến từ TP.HCM dưới đây chính là một trong số đó.
Liệu có ai tưởng tượng được rằng một căn phòng cũ kĩ, sơ sài cỡ này...
Mà có thể biến hình thành cực cool thế này?
Quí hiện đang là nhân viên văn phòng của một tập đoàn nước ngoài, công việc tuy không hề liên quan đến nghệ thuật nhưng anh chàng thú nhận nghệ thuật là đam mê to đùng mà Quí vẫn luôn ấp ủ. Với niềm đam mê sẵn có, Quí lúc nào cũng muốn tạo ra cái gì đó mới mẻ, màu sắc, tươi sáng hơn, ví dụ như viết một bài hát, quay 1 MV, hay đơn giản là vẽ vời chụp choẹt gì đó cho cuộc sống bớt cứng nhắc, có điều do tính chất công việc nên anh chàng không có nhiều thời gian để thực hiện những điều này. Mãi cho tới đợt "work form home" cách đây không lâu, phải ở nhà nhiều hơn anh chàng mới phát hiện căn phòng mình ở sao mà đơn giản và khô khốc quá. Thế là Quí bắt tay vào F5 phòng luôn.
Về cơ bản, nội thất của phòng trước và sau khi cải tạo không thay đổi nhiều. Những việc Quí làm chỉ bao gồm: sơn tường, mua thêm tủ sách, cây cảnh và treo các bức tranh, lót thảm để căn phòng sinh động hơn. Điều khó khăn nhất anh chàng này gặp phải trong quá trình sửa sang là kinh phí và quỹ thời gian eo hẹp. Quí thường tranh thủ những ngày cuối tuần hoặc khuya muộn sau khi tan làm để sửa chỗ này, chỉnh chỗ kia.
Quí không thay đổi quá nhiều nội thất trong phòng, chỉ sơn lại tường và thêm một vài món trang trí
Phòng con trai mà xinh quá nha
Với tiêu chí "ăn chắc mặc bền", Quí thường chọn mua các món hàng Việt vì theo anh chàng, đây cũng là một cách tiết kiệm. Một số hàng "made in Vietnam" tuy giá có cao hơn mua online hay order Taobao nhưng bù lại chất lượng tốt, thời hạn sử dụng lâu hơn. Tổng chi phí cho màn cải tạo rơi vào khoảng tầm 10 triệu, con số cũng khá lớn vì các món đồ cần thay mới đều khá cồng kềnh như giường, tủ...
Đương nhiên, có đầu tư thì sẽ thu lại kết quả xứng đáng thôi. Cái kết cho màn đầu tư của Quí chính là căn phòng mới cực xinh. Phòng không chỉ sáng sủa, mát mẻ, rất thích hợp không khí mùa hè mà còn giúp tâm trạng Quí thoải mái hơn.
"Cảm giác được sống trong phòng mới so cool luôn. Hồi phòng chưa được tân trang mình lười dọn dẹp lắm, mà từ lúc có không gian mới, mình lúc nào cũng đảm bảo các đồ vật trong phòng được vuông vức, đúng vị trí nhất. Mỗi lúc phải làm việc ở nhà nhiều, việc ngắm những bức tranh, những mảng xanh sống động mình như vực lại tinh thần vậy", Quí chia sẻ.
Cụ thể những món đồ Quí đã "tậu" để cải tạo phòng gồm:
- Thuê thợ sơn lại tường và trần: 2,3 triệu/tổng diện tích tầm 50 m2
- Tủ sách: 3 triệu mua tại Gỗ Trang Trí
- Gương thiết kế gỗ tràn viền (1,5 triệu), móc treo quần áo gỗ (390k), thảm lót sàn (550k), khăn trải bàn (250k), tủ để bàn (350), tranh treo tường (400k) mua tại Tiki
- Cây xanh chậu cây đôn cây: 900k
- Giá treo Tjusig IKEA: 390.000: Authmart
*Tips tiết kiệm của Quí:
- Nghiên cứu kĩ công năng và thiết kế của món đồ để không mất công mua phải món đồ không như ý
- Với những ai có quỹ tiền eo hẹp thì có thể săn đồ trên Shopee, Taobao để mua được đồ giá rẻ nhưng thiết kế phong phú
- Khuyên dùng các sản phẩm nội địa vì chất lượng, hơn nữa người Việt dùng hàng Việt là tốt nhất, ủng hộ nền kinh tế nước nhà là điều nên làm.
Văn Hậu "tiến hóa" để sẵn sàng ở lại Hà Lan: Nhồi thể lực và ngoại ngữ, đã biết thưởng thức món khoai tây chán ngắt Bản hợp đồng cho mượn của Văn Hậu và SC Heerenveen sắp đáo hạn, kể từ khi đôi bên bắt đầu đàm phán cho tới nay đã gần một tháng nhưng vẫn chưa có kết quả. Nhìn vào những gì cầu thủ gốc Thái Bình đã nỗ lực, việc Văn Hậu được ở lại châu Âu tìm kiếm cơ hội cũng được coi...