Nộp 3/4 tài sản tham nhũng để thoát tử hình không có nghĩa được giữ 1/4
Nói về việc tội phạm tham nhũng nộp lại 3/4 tài sản phạm tội có thể được miễn phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự sửa đổi, Phó Vụ trưởng vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp Trần Văn Dũng cho biết, Nghị định 179 hiện đã áp dụng quy định này. Nộp lại 3/4 tài sản không có nghĩa là được quyền giữ lại 1/4.
Những điểm cơ bản của Bộ luật Hình sự sửa đổi mà Quốc hội vừa thông qua cuối tháng 11/2015 được cơ quan chủ trì soạn thảo luật – Bộ Tư pháp giới thiệu tại buổi họp báo công bố luật tại Văn phòng Chủ tịch nước chiều 18/12.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, Bộ Luật hình sự (BLHS) năm 2015 được sửa đổi cơ bản và toàn diện là công cụ sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội…
BLHS đã bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm các tội trong lĩnh vực kinh tế, môi trường.
Bộ luật bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội.
Bên cạnh đó, Bộ luật sửa đổi mở rộng thêm 2 trường hợp không thi hành án tử hình gồm: người từ đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Quy định cụ thể trong trường hợp này sẽ chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
Quy định này được lý giải là nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế.
Video đang HOT
Phiên họp báo công bố luật tại Văn phòng Chủ tịch nước ngày 18/12.
Trao đổi với báo chí về những quy định này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm rõ, trong giai đoạn Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa có hiệu lực, việc nộp lại tiền chỉ là một điều kiện để xem xét giảm án. Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng các điều kiện khác như tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra…
Theo nguyên tắc, những trường hợp người phạm tội đã bị kết án nhưng đến thời điểm BLHS có hiệu lực mà chưa thi hành án (như trường hợp cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng mà dư luận đặt vấn đề thời gian qua – PV) thì khi thi hành án cũng được áp dụng quy định mới.
Ý kiến khác nêu ra là quy định này không hỗ trợ đấu tranh với tội phạm tham nhũng vì định lượng nộp lại tài sản đã tham nhũng nghĩa là người phạm tội vẫn giữ lại được 25% số tài sản chiếm đoạt được cho gia đình, người thân mà vẫn không mất mạng. Như vậy, tội phạm tham nhũng vẫn có tư tưởng “hy sinh đời bố củng cố đời con”.
Phó Vụ trưởng vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp lý giải thêm, thực tế hiện nay, theo Nghị định 179 của Chính phủ, quy định này đã đang được áp dụng, những đối tượng đạt đủ điều kiện cũng được “miễn tử”. Ông Dũng cũng trấn an, quy định nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội không có nghĩa người phạm tội được giữ lại 1/4 còn lại mà đây chỉ là tỷ lệ để xác định, xem xét điều kiện giảm nhẹ hình phạt.
Liên quan đến các tội phạm về kinh tế và chức vụ, Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này cũng được nhấn mạnh ở nội dung bỏ tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” bằng các tội danh cụ thể trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Quyết định loại bỏ tội danh quy định này được lý giải là để tránh sự tùy tiện trong áp dụng, trên cơ sở cân nhắc kỹ kết quả tổng kết thực tiễn xét xử về tội “cố ý làm trái” trong những năm qua, đồng thời, rà soát quy định của các luật chuyên ngành trên các lĩnh vực quản lý kinh tế.
Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các tội danh hiện có trong chương XVIII – Các tội xâm phạm trật tự kinh tế (gồm 38 Điều), Bộ luật hình sự đã thay thế Điều 165 về tội “cố ý làm trái” bằng 9 tội danh mới thuộc các lĩnh vực: quản lý cạnh tranh, đầu tư cong; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; đấu thầu; đấu giá tài sản; kế toán; quản lý thuế; xây dựng; bồi thường thu hồi đất.
Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016.
P.Thảo
Theo Dantri
"Khó chứng minh việc cán bộ đòi để nhận hối lộ"
Góp ý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền cho hay, từ "đòi" trong điều luật về quy định đối tội danh "Nhận hối lộ" là không hợp lý, bởi lẽ không ai chứng minh việc đòi để nhận tiền hối lộ.
Sáng 30.10, tại Quốc hội, góp ý về quy định đối tội danh " Nhận hối lộ" trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho hay, trong điều luật nói người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bât ky lơi vật chất hoặc phi vật chất đê lam hoăc không lam môt viêc vi lơi ich hoăc theo yêu câu cua ngươi đưa hôi lô... Theo ĐB Thuyền, từ "đòi" trong điều luật trên là không hợp lý, bởi lẽ không ai chứng minh việc đòi để nhận tiền hối lộ.
"Nếu chúng ta ghi thêm từ "đòi" vào chẳng khác nào tiếp tay cho tội phạm tham nhũng" - ĐB Thuyền nói.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền.
Theo ĐB Thuyền phải bỏ chữ đó, bởi thực tiễn người dân thấy cán bộ gây khó khăn cho công việc thì họ phải đưa tiền để được việc. Người dân mất lòng tin với cán bộ nhưng họ cũng phải đưa tiền để việc của mình được giải quyết, chứ không phải cán bộ phải đòi họ thì mới đưa.
ĐB Thuyền cũng bày tỏ sự băn khoăn khi chứng kiến một vị bộ trưởng trả lời trên truyền hình rằng cán bộ của ông không ai đòi đưa hối lộ cả, chỉ là dân tự đưa.
Về phi hình sự hóa một số loại tội phạm, theo ĐB Thuyền, với tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" cần phải có sự cân nhắc hết sức kỹ.
"Khi đi tiếp xúc cử tri, có người dân nói là "có phải các ông phi hình sự hóa để giải cứu cho cán bộ ra tù". Tôi đề nghị Ban soạn thảo phải nghiên cứu kỹ vấn đề này. Cần có thông tin đầy đủ cho ĐBQH, hiện có bao nhiêu cán bộ đang nằm tù về tội cố ý làm trái, bao nhiêu cán bộ đang bị điều tra, truy tố về tội cố ý làm trái? Nếu bỏ tội danh này thì đương nhiên những người đang bị điều tra, truy tố về tội đó sẽ được đình chỉ, bao nhiêu người đang thi hành án được ra tù, kể cả trường hợp những người phạm tội trong vụ án Vinashin?" - ĐB Thuyền nói.
Về bỏ hình phạt tử hình với một số tội danh, sau khi xem xét, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến chỉnh lý theo hướng bỏ hình phạt tử hình ở các tội danh: "Cướp tài sản"; "Tàng trữ trái phép chất ma túy"; "Chiếm đoạt chất ma túy"; "Phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia"; "Chống mệnh lệnh"; "Đầu hàng địch"; "Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược"; "Chống loài người"; "Tội phạm chiến tranh".
"Riêng tội vận chuyển trái phép chất ma túy vẫn giữ hình phạt tử hình đối với kẻ chủ mưu, cầm đầu đường dây hoặc người thực hiện việc vận chuyển ma túy với số lượng lớn" - ông Nguyễn Văn Hiện (Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội) cho hay.
Theo Danviet
BIDV Khánh Hòa phối hợp cơ quan công an bắt tội phạm thẻ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Khánh Hòa vừa phối hợp với Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ các đối tượng người nước ngoài sử dụng thẻ giả để rút tiền tại cây ATM. Năm 2015, BIDV Khánh Hòa 3 lần phối hợp với công an bắt giữ...