Noo Phước Thịnh yêu cầu bồi thường nửa tỉ đồng sau vụ việc nhà sản xuất “Ngôi Nhà Bươm Bướm” vướng vi phạm bản quyền
Có vẻ như lần này, ca sĩ Noo Phước Thịnh cùng ekip quyết định theo đuổi sự việc đến cùng.
Mới đây, ca sĩ Noo Phước Thịnh và ekip của anh đã phát đi thông cáo liên quan đến sự việc nhà sản xuất bộ phim “ Ngôi Nhà Bươm Bướm” sử dụng trái phép ca khúc “ Mãi Mãi Bên Nhau” trong bộ phim. Theo đó, ngoại trừ việc yêu cầu nhà sản xuất xin lỗi công khai trước các phương tiện thông tin đại chúng, phía nam ca sĩ “Đến Với Nhau Là Sai” còn yêu cầu số tiền bồi thường lên đến 500 triệu đồng.
Sự việc bùng lên sau khi bộ phim được công chiếu cách đây ít ngày, ekip của nam ca sĩ phát hiện ca khúc “Mãi Mãi Bên Nhau” đã được sử dụng trong phần kết phim mà chưa xin phép. Cả Noo Phước Thịnh lẫn tác giả bài hát là nhạc sĩ Đỗ Hiếu đều không nhận được lời xin phép hay động thái liên hệ nào từ phía đoàn phim nên đã tức giận đăng status kêu gọi tẩy chay bộ phim này.
Sau đó ít giờ đồng hồ, nhà sản xuất của bộ phim đã họp nóng và chính thức gửi lời xin lỗi công khai đến ekip của Noo Phước Thịnh lẫn ekip của nữ ca sĩ Thu Minh vì đã sử dụng các bài hát khi chưa xin phép chính chủ, đồng thời khẳng định sẽ sẵn sàng bồi thường với thái độ khá thiện chí.
Theo đó, đoàn làm phim khẳng định đã xin bản quyền từ Cục Tác quyền và đưa ra bằng chứng về hợp đồng kí kết với Cục Tác quyền, tuy nhiên họ đã thừa nhận trong quá trình mua bản quyền đã có sự nhầm lẫn về đối tượng xin phép bản quyền, dẫn đến sự việc đáng tiếc trên.
Hiện tại, bộ phim vẫn đang được tiếp tục công chiếu trên các rạp toàn quốc. Động thái này từ phía Noo Phước Thịnh thể hiện sự cứng rắn theo đuổi sự việc cho đến cùng, âu cũng là một kinh nghiệm cho các đoàn làm phim sau về vấn đề tác quyền và sử dụng ca khúc trong bộ phim.
Toàn văn thông cáo mà phía ekip Noo Phước Thịnh đã gửi đến báo chí và phía NSX phim “Ngôi Nhà Bươm Bướm” như sau:
CẢNH BÁO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
Ngày 30 tháng 8 năm 2019
Gửi: Nhà sản xuất bộ phim Ngôi Nhà Bươm Bướm
Căn cứ thỏa thuận được ký kết vào ngày 12 tháng 11 năm 2011 giữa ông Lê Tuấn Khanh và ông Nguyễn Phước Thịnh (còn được biết đến là “Noo Phước Thịnh”), ông Lê Tuấn Khanh và ca sỹ Noo Phước Thịnh xác nhận rằng ông Lê Tuấn Khanh là chủ sở hữu duy nhất của kho nhạc của ca sỹ Noo Phước Thịnh (“Danh mục Noo Phuoc Thinh”) trong vòng 10 năm kể từ ngày ký hợp đồng, trong đó có bài hát Mãi mãi bên nhau, có hiệu lực từ ngày phát hành ca khúc năm 2016.
Nay, bằng văn bản này chúng tôi gửi đến quý đơn vị nội dung cảnh báo và các yêu cầu sau:
1. Về hành vi vi phạm quyền liên quan đến quyền tác giả đối với Bản ghi âm “Mãi mãi bên nhau”:
Vào ngày 30 tháng 8 năm 2019, ngày công chiếu phim “Ngôi nhà Bươm bướm” của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh (Sau đây gọi là “Bộ phim”), nhân sự của ông Lê Tuấn Khanh đã phát hiện quý đơn vị đã sử dụng nội dung bản ghi âm bài hát “Mãi Mãi bên nhau” do nhạc sĩ Đỗ Hiếu sáng tác và được biểu diễn bởi ca sĩ Noo Phước Thịnh (sau đây gọi là “Bản ghi âm”) vào đoạn kết của Bộ phim. Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận được tại nội dung phần credit cuối phim, quý Đơn vị cũng khẳng định việc sử dụng Bản ghi âm này.
Video đang HOT
Với tư cách là chủ sở hữu quyền liên quan của nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình, hành vi sử dụng Bản ghi âm đưa vào Bộ phim của quý đơn vị là hành vi vi phạm quyền liên quan đến quyền tác giả đối với Bản ghi âm, cụ thể là hành vi:
- Sản xuất và phân phối bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
- Sao chép, trích ghép đối với bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Ngoài ra hành vi trên còn có khả năng vi phạm đến quyền nhân thân của người biễu diễn trong Bản ghi âm- ca sĩ Noo Phước Thịnh, cụ thể là:
- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
Bên cạnh đó, để tránh mọi hiểu lầm, theo quy định tại khoản 2 điều 33 Luật sở hữu trí tuệ và tại khoản 3 điều 32 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi sử dụng Bản ghi âm của quý đơn vị không thuộc các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
2. Về quyền của chủ sở hữu quyền đối với quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình – Ông Lê Tuấn Khanh:
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền:
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải:
- Chấm dứt hành vi xâm phạm,
- Xin lỗi, cải chính công khai chủ sở hữu quyền.
- Bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu quyền.
Ngoài ra, đối với nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật có quy định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Thiệt hại về vật chất: bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
- Thiệt hại về tinh thần: bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho người biểu diễn.
3. Yêu cầu:
Như vậy, căn cứ vào hành vi vi phạm và căn cứ vào quyền của chủ sở hữu quyền được nêu tại mục (1) và mục (2) nêu trên, ông Lê Tuấn Khanh đề nghị quý Đơn vị phải:
- Ngay lập tức gỡ bỏ Bản ghi âm bài hát “Mãi Mãi bên nhau” do nhạc sĩ Đỗ Hiếu sáng tác và được biểu diễn bởi ca sĩ Noo Phước Thịnh ra khỏi bộ phim “Ngôi nhà Bươm bướm” của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh được công chiếu ngày 30-8-2019.
- Xin lỗi công khai ca sĩ Noo Phước Thịnh và nhạc sĩ Đỗ Hiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng vì hành vi vi phạm quyền liên quan đến quyền tác giả trên.
- Bồi thường thiệt hại cho ông Lê Tuấn Khanh số tiền là: 500.000.000 đồng đối với thiệt hại về vật chất và tinh thần do hành vi vi phạm gây ra.
Trên đây là nội dung cảnh báo và yêu cầu của ông Lê Tuấn Khanh đối với hành vi vi phạm quyền của quý Đơn vị. Xin lưu ý rằng, các yêu cầu trên không phải là yêu cầu cuối cùng của chúng tôi. Căn cứ vào tình hình thực tế về hành vi vi phạm của quý Đơn vị cũng như mức độ thiện chí của quý Đơn vị đối với vụ việc này mà chúng tôi sẽ xem xét và đưa ra các quyết định cũng như các hành động pháp lý khác theo quy định pháp luật hiện hành để xử lý hành vi vi phạm nói trên của quý đơn vị
Theo afamily.vn
'Ngôi nhà bươm bướm': Hội tụ Nữ thần Nhảy múa, bản hit Làn da trâu và dì ba Duyên của nghệ sĩ Thành Lộc
Bộ phim "Ngôi nhà bươm bướm" ra rạp, mang đến cho khán giả Việt một khu vườn ngát hương hoa và cao cao thấp thấp những cánh bướm rực rỡ.
Ngoài bối cảnh, câu chuyện và những góc máy, bộ phim còn có những ẩn ý thú vị ít ai biết. Chúng ta cùng tổng hợp qua bài viết này nhé.
1. Cái tên Ngôi nhà bươm bướm
Ngôi nhà bươm bướm là một bộ phim được chuyển thể từ vở hài kịch Pháp tên La Cage aux Folles. Vở hài kịch sau đó được chuyển thành phim lần đầu tiên với cái tên tương tự nguyên tác vào năm 1978 tại Pháp. Sau đó năm năm, bộ phim The Birdcage cũng dựa trên nguyên tác kịch, ra đời tại Mỹ.
Poster bộ phim "La Cage aux Folles".
Poster bộ phim "The Birdcage".
Tựa đề La Cage aux Folles được trang Wikipedia tiếng Anh dịch nôm na là The cage of Madwomen ( Chiếc lồng của những người phụ nữ điên rồ). Với phiên bản 1983, tựa đề The Birdcage có thể gọi một cách dễ hiểu là Chiếc lồng chim. Cũng trong bộ phim này, câu lạc bộ của những drag queen (những chàng trai hoá thân thành nhân vật nữ) của hai nam chính có tên là The Birdcage.
Qua những thông tin này, chúng ta có thể thấy, dù là tựa đề vở kịch hay những bản chuyển thể sau đó, đều ẩn ý về sự giam cầm bản ngã thật sự của nhân vật trong phim. Với Ngôi nhà bươm bướm, nhân vật Hân (NSƯT Thành Lộc) là một drag queen. Anh đã phải che giấu chính mình để nuôi dạy con khi còn nhỏ và ra mắt sui gia khi con đã trưởng thành. Chính cột mốc nói thật về bản thân, anh đã có thể cởi bỏ được những giam cầm bản thân, như thể mở tung cánh cửa ngục tù để những con bướm hiện thân cho cá tính thật của mình được tung bay tự do. Tựa đề bộ phim hoàn toàn ăn khớp với những tiền nhiệm đi trước.
Vậy thì, tại sao không dùng hình ảnh những con vật khác, mà lại là bươm bướm? Có một cụm từ lóng được sử dụng trong cộng đồng LGBT, nhằm chỉ những drag queen đó là "Thân sâu hồn bướm". Từ câu nói này, chúng ta có thể thấy tâm hồn của những nghệ sĩ drag queen thật sự bay bổng nhưng cũng yếu đuối như những cánh bướm. Họ khát khao được thả tâm hồn nhạy cảm của mình bay tự do khắp nơi. Có lẽ vì thế mà phiên bản Việt đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ bươm bướm vào cái tên của mình.
2. Gọi tên những nhân vật đặc biệt
Trong bộ phim, nghệ danh của nhân vật Hân là Hồ Ngọc Hân, một ca sĩ-drag queen nổi tiếng. Có vẻ cái tên này cũng giúp chúng ta nhớ đến Hồ Ngọc Hà, một nữ ca sĩ rất được yêu mến.
Trước đây, nghệ sĩ Thành Lộc từng hát lại bài hát Da nâu của Phi Thanh Vântheo hướng hài hước trong một vở diễn của mình. Sau đó, màn cover này nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên mạng, song hành cùng bản gốc. Thật trùng hợp, trong Ngôi nhà bươm bướm, hai "ca sĩ" này đã được dịp hội ngộ trong cảnh Hân và Cường (diễn viên Quang Minh) tìm đến gặp Vân (diễn viên Vân Trang), mẹ ruột của Hoàng (diễn viên Liên Bỉnh Phát). Và Phi Thanh Vân là nhân viên tại tiệm mĩ phẩm của Vân.
Hình ảnh NSƯT Thành Lộc trong trích đoạn cover lại bài hát "Da nâu".
Nếu đã nói đến nhạc cover thì Nữ thần Nhảy Múa bản gốc - NSƯT Thành Lộc đã được dịp gặp, nhưng không chạm trán với Nữ thần Nhảy Múa bản hát nhép - Don Nguyễn, trong bộ phim này. Vai diễn Nữ thần Nhảy Múa của nghệ sĩ Thành Lộc đã ghi dấu lại trong lòng biết bao khán giả và bản cover lại của Don Nguyễn cũng không kém cạnh. Dẫu cả hai không có cảnh đóng cùng nhau ở Ngôi nhà bươm bướm, nhưng việc cùng xuất hiện trong một dự án không khỏi giúp khán giả chợt bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa. Chưa hết, trong cảnh ông Hân giáp mặt với Phi Thanh Vân, ông đã vô tình xưng hô mình là "chị Ba". Cho những khán giả chưa biết, vai diễn Nữ thần Nhảy Múa của NSƯT Thành Lộc cũng tự gọi mình là "chị Ba" đấy!
NSƯT Thành Lộc trong tạo hình Nữ thần Nhảy múa.
Bản gốc và bản cover (Don Nguyễn).
Trong phim, có một đoạn ông Hân vì muốn nhanh chóng về nhà đã bỏ ông Cường lại. Ông Cường không muốn bí mật của mình ở nhà bị vỡ lỡ nên đã kêu lớn: "Rớt đồ nè bà nội" nhằm níu chân ông Hân đang rất vội vã ở phía trước. Câu thoại này sẽ khiến bạn bật cười nếu bạn từng xem MV Tình cờ gặp nhau của Lâm Khánh Chi. Câu thoại này có màu sắc tương đối giống với câu "Ông anh ơi rớt đồ kìa" của Lâm Khánh Chi. Trước đó, "câu thần chú" của Lâm Khánh Chi đã được "triệu hồi" ở rất nhiều những đoạn phim hài trên mạng vì độ dễ thương và hài hước. Có vẻ tính dí dỏm của nó vẫn còn đó khi xuất hiện trong Ngôi nhà bươm bướm.
Lâm Khánh Chi và câu thoại kinh điển.
Và cuối cùng, chi tiết ông Hân thay đổi thân phận thành bà Hân để ra mắt sui gia tương lai. Dù cha con Cường-Hoàng đã sắp đặt để bà Vân ra mắt gặp sui gia, nhưng người tính không nhanh bằng trời tính, bà Vân không kịp tới, thế là bà Hân đã xuất hiện cứu cánh. Nếu bạn là khán giả thân thương của NSƯT Thành Lộc cùng những vở kịch anh diễn thì sẽ biết anh có một vai diễn hết sức duyên dáng mà đỏng đảnh đó là dì Duyên trong vở Ngôi nhà không có đàn ông.
Tạo hình của bà Hân lúc này thật sự khiến khán giả của Thành Lộc phải nhớ đến dì Duyên. Ngoài ngoại hình, chúng ta cũng sẽ phải công nhận với nhau rằng, cả bà Hân lẫn dì Duyên đều có điểm chung đó là duyên nói chuyện, pha trò tinh tế.
Tạo hình dì ba Duyên của Thành Lộc trong "Ngôi nhà không có đàn ông".
Nếu bạn vẫn chưa xem phim, hãy nhanh chân ra rạp để xem ngay bộ phim đáng yêu và sâu sắc này. Nếu đã xem rồi, hãy chia sẻ thêm những tình tiết ẩn ý mà bạn cảm nhận được ngoài những chi tiết nêu trên nhé.
Theo saostar
Trước lùm xùm "cầm nhầm nhạc" Noo Phước Thịnh, đạo diễn Ngôi Nhà Bươm Bướm từng dính phốt dùng ảnh chưa xin phép ở Phượng Khấu Hết bị Noo Phước Thịnh tố sử dụng nhạc trái phép, "phốt" dùng hình ảnh không xin phép của đạo diễn Phương Khấu Huỳnh Tuấn Anh cùng thái độ "cà khịa" của NSX Trịnh Tú Trung trước đây lại được "đào lại". Hóa ra đây hoàn toàn không phải lần đầu việc "cầm nhầm" xảy ra. Ngày 29/8, nam ca sĩ Noo Phước...