Nóng vùng biển tranh chấp vì máy bay lạ
Nhật Bản hôm qua (9/9) đã phải ra lệnh cho chiến đấu cơ của nước này cất cánh khẩn cấp sau khi một chiếc máy bay không người lái bí ẩn xuất hiện gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đây là nơi Nhật Bản đang có cuộc chiến tranh chấp chủ quyền căng thẳng với Trung Quốc.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản thừa nhận, họ không biết nguồn gốc cũng như danh tính của chiếc máy bay lạ xuất hiện gần quần đảo tranh chấp.
Trung Quốc đang sở hữu trong tay một chương trình phát triển máy bay không người lái tối tân. Thông tin này được tiết lộ trong một bản báo cáo hồi tháng 6 của Ủy ban Giám sát An ninh và Kinh tế Trung-Mỹ. Cụ thể, Hải quân Trung Quốc từng tuyên bố đang triển khai những chiếc máy bay không người lái.
“Các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Bắc Kinh đang đưa dần máy bay không người lái vào hoạt động”, bản báo cáo trên cho biết
Video đang HOT
Năm ngoái, báo chí chính thức của Trung Quốc đưa tin, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đang xây dựng “một hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho việc tăng cường sử dụng máy bay không người lái trong các hoạt động giám sát, theo dõi hàng hải qua việc điều khiển từ xa”, báo cáo của Ủy ban Giám sát An ninh-Kinh tế Trung-Mỹ cho biết.
Trung Quốc đang tăng cường sử dụng những chiếc tàu nổi của cơ quan thực thi luật hàng hải để tranh giành chủ quyền ở những vùng biển tranh chấp. Trong thời gian qua, người ta liên tiếp chứng kiến tàu thuyền Trung Quốc lượn lờ quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Mới tuần trước, 4 tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã đi vào cái gọi là vùng tiếp giáp lãnh hải bao quanh vùng biển của Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp. Hồi tháng 12 năm ngoái, một chiếc máy bay của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đã xâm phạm không phận Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến Tokyo phải ra lệnh cho các chiến đấu cơ hiện đại F-15 của nước này cất cánh khẩn cấp để đi đối phó. Đó là lần đầu tiên máy bay Trung Quốc được cho là xâm phạm không phận Nhật Bản.
Vụ việc ngày hôm qua là lần thứ 3 trong vòng hai tuần máy bay Nhật Bản phải cất cánh gấp để đi chặn đầu những chiếc máy bay bay về phía không phận của họ. Tuy nhiên, đây lại là vụ đầu tiên liên quan đến máy bay không người lái. Hiện tại, khi được hỏi về vụ việc mới nhất nói trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định, ông không hề biết gì về diễn biến này.
Cách đó một ngày, hôm Chủ nhật (8/9), hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã bay từ biển Hoa Đông vào Thái Bình Dương, đi qua một dãy đảo của Nhật Bản. Nói về việc này, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, đó là một hoạt động huấn luyện định kỳ trong kế hoạch hàng năm và nó không nhằm vào bất kỳ nước nào. Vị phát ngôn viên này cũng khẳng định, hoạt động của họ tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế. Trung Quốc có quyền bay qua vùng lãnh hải đó và sẽ tiếp tục làm như vậy.
Theo_VnMedia
Trung Quốc mơ về Osprey, phiên bản "khủng"
Trung Quốc đang mơ về một loại máy báy giống chiếc Osprey của Mỹ, nhưng tải trọng nặng hơn gấp 3 lần. Song có điều, ước mơ này sẽ chỉ đến sau hàng chục năm nữa, nếu dự án không gặp phải trục trặc.
Phóng viên "Nhân dân nhật báo" tại Thiên Tân, Trung Quốc cho biết, tại triển lãm máy bay trực thăng quốc tế Thiên Tân lần thứ hai đã xuất hiện mô hình máy bay vận tải khủng mang tên "Cá voi xanh" của Trung Quốc.
Đây là loại máy bay vận tải cánh quạt xoay được mệnh danh "Osprey" phiên bản Trung Quốc vì nó có kết cấu giống như loại máy bay vận tải "V-22" của Mỹ. Trọng lượng cất cánh của "Cá voi xanh" gấp 3 lần máy bay "Osprey" của Mỹ, có thể tiến hành cất hạ cánh và vận tải trong môi trường phức tạp, có ưu thế đặc biệt trong tiếp tế.
Nhìn bên ngoài, điểm khác biệt lớn nhất đó là cấu tạo của máy bay "Cá voi xanh" của Trung Quốc có 4 cánh xoay, chia làm 2 trục xoay, trong khi V-22 Osprey chỉ có thiết kế 2 cánh và 1 trục xoay.
Trong khi trả lời phỏng vấn của phóng viên "Nhân dân nhật báo", một nhà thiết kế của Viện nghiên cứu máy bay trực thăng thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc tiết lộ, lựa chọn thiết kế 4 cánh quạt xoay sẽ giúp cho máy bay "Cá voi xanh" mang được khối lượng hàng hóa lớn hơn.
Máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ
Theo số liệu cho biết, trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay "Cá voi xanh" là 60 tấn, gấp khoảng 3 lần tải trọng của máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 "Osprey" của Mỹ, tải trọng chuyên chở khoảng 20-30 tấn, có khả năng vận tải được xe tăng hạng nhẹ.
Osprey phiên bản Trung Quốc có ưu thế đặc biệt trong tiếp tế vì máy bay vận tải cỡ lớn bình thường cần đường băng tương đối dài, còn "Cá voi xanh" có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, không gian cần thiết cho cất hạ cánh tương đối nhỏ, đồng thời có thể cất hạ cánh và vận tải ở môi trường, địa hình phức tạp như đồi núi, hải đảo.
Osprey phiên bản Trung Quốc được đặt tên là "Cá voi xanh"
Sau khi được bàn giao, đưa vào sử dụng, "Cá voi xanh" sẽ đóng vai trò chủ lực trong lực lượng máy bay vận tải Trung Quốc. Nó sẽ chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, tiếp tế, vận tải nhân viên và trang thiết bị hạng nặng.
Tuy nhiên, hiện nay "Cá voi xanh" mới đang trong giai đoạn định hình ý tưởng, mô hình thu nhỏ chứ chưa phát triển đến giai đoạn mô hình thật để nghiệm chứng kỹ thuật nên có thể khẳng định, thời gian để nó được trang bị cho quân đội Trung Quốc còn cần hàng chục năm nữa, nếu mọi chuyện suôn sẻ.
Theo ANTD
Mỹ sẽ không kích Syria: "Ác mộng" tồi tệ! Vì muốn tránh những cơn ác mộng về một cuộc chiến tranh kéo dài ở Trung Đông, chính quyền Obama sẽ phát động các cuộc không kích lật đổ chế độ Assad. Quốc hội Mỹ sắp "bật đèn xanh" cho Tổng thống Obama giáng trả vụ tấn công hóa học nhằm vào dân thường mà phương Tây đổ trách nhiệm cho chế độ...