Nóng: Virus corona biến đổi thành 30 chủng, các chủng nguy hiểm nhất ở châu Âu
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) đã biến đổi thành ít nhất 30 chủng khác nhau, trong đó các chủng virus nguy hiểm nhất là ở Trung Quốc và châu Âu.
Chủng virus corona mới ( SARS-CoV-2) đã biến đổi thành ít nhất 30 chủng khác nhau.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc từ Đại học Chiết Giang cho biết đã có hàng chục chủng virus, được gọi là SARS-CoV-2 gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19).
Ở Trung Quốc có những chủng nguy hiểm nhất và giống các chủng đang lan rộng khắp châu Âu, tờ South China Morning Post đưa tin. Bất ngờ hơn, nhóm nghiên cứu ở Chiết Giang cũng tìm thấy một số đột biến nguy hiểm nhất ở chính tỉnh này. Những đột biến nguy hiểm này cũng được tìm thấy ở một số quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 như Ý và Tây Ban Nha.
Trong khi đó, các chủng yếu hơn dường như tập trung ở Mỹ. Các tác giả nghiên cứu cho biết phát hiện của họ cho thấy các đột biến ở SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Theo các nhà nghiên cứu, các chủng virus nguy hiểm nhất có thể tạo ra tải lượng virus cao gấp 270 lần so với loại ít mạnh nhất.
Video đang HOT
Một số đột biến ít nguy hiểm hơn là các chủng được tìm thấy chủ yếu ở Mỹ, bao gồm cả tiểu bang Washington. Ngoài ra, chủng virus ở Washington có thể cũng chính là chủng virus ở Vũ Hán – nơi đại dịch Covid-19 bùng phát.
“SARS-CoV-2 đã có các đột biến có khả năng thay đổi đáng kể khả năng gây bệnh của nó”, các tác giả viết, theo South China Morning Post.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng không phải các đột biến ít nguy hiểm hơn, thì đồng nghĩa với nguy cơ tử vong thấp hơn.
Hai bệnh nhân ở Chiết Giang, một ở độ tuổi 30 và một ở độ tuổi 50, đã bị biến chứng nặng sau khi nhiễm các chủng virus yếu hơn. Mặc dù cả hai bệnh nhân đều đã hồi phục, bệnh nhân lớn tuổi vẫn đang phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.
Trên toàn thế giới, hiện có hơn 2,45 triệu người đã bị nhiễm Covid-19 và hơn 168.000 người đã chết.
Tại Mỹ, có hơn 771.000 ca nhiễm được xác nhận và hơn 41.000 trường hợp tử vong.
Minh Nhật
Khoảng 4 năm tới TP.HCM sẽ có lực lượng bác sĩ đạt chuẩn Châu Âu
TP.HCM đang có một đội ngũ được học tập và đào tạo bác sĩ tại Châu Âu, và dự kiến khoảng 4 đến 5 năm tới sẽ có đội ngũ bác sĩ đạt chuẩn Châu Âu nhằm đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao cũng như thực hiện tốt các kỹ thuật tiến tiến của thế giới.
Một ca phẫu thuật điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM - Ảnh: PV
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học hàng năm phòng, chống ung thư TP.HCM lần thứ 22 do Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam và Hội Ung thư TP.HCM tổ chức hôm 5.12, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngành y tế TP đang định hướng phát triển mạnh tuyến y tế cơ sở và đưa bệnh lý ung bướu cũng như các bệnh ung thư về tuyến cơ sở để điều trị, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế này gần nhà, đồng thời góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Ông Bỉnh cho biết, UBND TP.HCM đã giao cho ngành y tế phải phấn đấu đưa TP trở thành trung tâm y tế của khu vực, làm sao để người Việt Nam nói chung và người dân TP.HCM nói riêng không ra nước ngoài chữa bệnh, và thu hút người nước ngoài vào TP.HCM chữa bệnh nhằm thu ngoại tệ về cho đất nước.
"Hiện TP.HCM đang có một đội ngũ được học tập và đào tạo bác sĩ tại Đức. Khoảng 4 đến 5 năm tới, TP sẽ có một lực lượng bác sĩ đạt chuẩn Châu Âu. Đây là điều kiện để chúng ta có thể thực hiện tốt những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên thế giới", ông Bỉnh chia sẻ.
Theo GS.TS.BS Nguyễn Viết Tiến - Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Mặc dù trong thời gian qua, công tác truyền thông về phòng, chống ung thư được đẩy mạnh, nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều trường hợp phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn.
Ông Tiến mong muốn các bác sĩ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học trên thế giới để tìm ra phương pháp điều trị ung thư ngày càng hiệu quả hơn, tìm ra những giải pháp điều trị cho từng bệnh nhân ung thư...
TS.BS Phạm Xuân Dũng - Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, trưởng Ban tổ chức hội thảo cho biết đây là lần đầu tiên trong 22 năm tổ chức, hội thảo có các chuyên gia Nga báo cáo các chuyên đề điều trị ung thư tại Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp đa chuyên khoa, dự phòng độc tính thận do hóa trị và phòng ngừa ngộ độc gan do hóa trị.
Hội thảo sẽ có 21 phiên chuyên đề về tổng quát, tiêu hóa, đầu cổ, tổng quát - huyết học, phổi - lồng ngực, nhi - phụ khoa, chăm sóc giảm nhẹ - điều dưỡng... vầ phiên hội thảo vệ tinh.
Bên cạnh những chuyên đề chuyên sâu về ung bướu, Hội thảo lần này còn tổ chức tập huấn quốc tế về chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư. Kỳ tập huấn này có sự tham gia báo cáo của các chuyên gia Mỹ về hoạt động chăm sóc giảm nhẹ, quá trình phát triển chăm sóc giảm nhẹ tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, đánh giá và điều trị đau trong ung thư...
Đây là dịp mở rộng hợp tác quốc tế thường xuyên, liên tục của bệnh viện nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ tiếp cận những nền y học tiến bộ trên thế giới, nhất là y bác sĩ trẻ đang công tác tại khoa phòng.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Dân Hà Nội xôn xao vì nhà cao tầng rung lắc lúc rạng sáng vì động đất Trung tâm Động đất châu Âu-Địa Trung Hải cho biết, trận động đất mạnh 6 độ richter này có tâm chấn ở độ sâu 10km, nằm cách thủ đô Vientiane, Lào khoảng 219km. Nhiều người dân ở Hà Nội cũng cảm nhận được sự rung lắc. Theo hãng tin Reuters, dư chấn của trận động đất đã xảy ra tại các nước láng...