“Nóng” từ Hoàng Sa chiều 31.5: Sự ngông cuồng của tàu hải cảnh 3401
Chiều nay (31.5), tin từ PV Anh Tuấn truyền về qua điện thoại vệ tinh cho biết: Sau hai lần ngăn cản tàu CSB 8001 bất thành vào sáng 31.5, vào khoảng 15h45 chiều cùng ngày, tàu hải cảnh 3401 của Trung Quốc tiếp tục tăng ga đuổi theo tàu CSB 8001 đang thực hiện quyền chấp pháp trên vùng biển Hoàng Sa – vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế của Việt Nam
Theo quan sát từ màn hình rada cho thấy, ban đầu tàu hải cảnh China 3411 chạy với tốc độ 9 hải lý/giờ. Lúc này, tàu 8001 vẫn tiếp tục dừng lại để phát hiện, chứng minh những hành động của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, khi tàu hải cảnh 3411 chạy còn cách tàu 8001 khoảng 2,5 hải lý thì con tàu hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam này bất ngờ tăng tốc lên mức 13 hải lý/giờ, buộc tàu 8001 phải nổ máy tăng ga lùi ra xa khu vực giàn khoan Hải Dương 981, nhằm đảm bảo an toàn, tránh va chạm trước sự ngông cuồng, coi thường pháp luật Việt Nam, coi thường Công ước quốc tế của tàu hải cảnh China 3411 của Trung Quốc.
Qua tìm hiểu được biết, con tàu này được chuyển đổi từ tàu 503 thành tàu ngư chính 311 vào năm 2006. Đến tháng 7.2013, tàu ngư chính 311 tiếp tục được Trung Quốc cho phép đổi thành tàu hải cảnh 3411. Tàu hải cảnh China 3411 này dài 113,5 m, rộng 15,5m, lượng giãn nước 4.450 tấn, tốc độ tối đa có thể chạy được 20 hải lý/giờ. Tàu hoạt động trện biển liên tục trong thời gian 50 ngày sẽ quay về đất liền tiếp nhiên liệu, nhu yếu phẩm.
Cũng trong ngày 31.5, theo quan sát của PV Lao Động, tại hướng đông bắc giàn khoan Hải Dương 981, xuất hiện một tàu vận tải kéo lớn đậu sát giàn khoan. Tiếp đó, chiếc cần cẩu trên giàn khoan nhận lấy thứ gì đó từ tàu vận tải trên để đưa lên giàn khoan. Quá trình trung chuyển này diễn ra suốt buổi sáng cho đến cuối chiều thì kết thúc.
Theo nhận định của PV thì có thể phía Trung Quốc đưa lương thực, thực phẩm lên phục vụ cho những người đang làm việc trên giàn khoan. Song, cũng không loại trừ phía Trung Quốc đưa thêm thiết bị, máy móc ra Hoàng Sa để thực hiện mục đích thăm dò dầu khí.
Tàu Trung Quốc liên tục vây ép tàu chấp pháp Việt Nam.
Trước đó lúc 9h sáng nay (31/5), khi các tàu Cảnh sát Biển và Kiểm ngư của Việt Nam tiến vào phía giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc để làm nhiệm vụ chấp pháp trên biển, thì những &’đám mây đen’ bất ngờ kéo đến.
Cùng lúc đó tàu CSB 2016 khi ở khoảng cách 12 hải lí so với giàn khoan Hải Dương 981 đã phát hiện 7 tàu của Trung Quốc chạy với tốc độ cao ra ngăn cản và vây ép các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát Biển của Việt Nam.
Liên tục trong vòng 40 phút, tàu Kiểm ngư 951 đã bị 3 tàu của Trung Quốc vây ép. Theo báo cáo của tài Kiểm ngư 951, chiếc tàu kéo màu đỏ của Trung Quốc có số hiệu 285, sáu lần áp sát để đâm va tàu chấp pháp của Việt Nam.
Vậy nhưng các cán bộ trên tàu đã bình tĩnh cơ động vòng tránh trước sức ép của các tàu Trung Quốc. Sau nhiều lần không áp sát được tàu Kiểm ngư 951, tàu kéo 285 của Trung Quốc sử dụng vòi rồng để tấn công với sự trợ giúp của hai tàu khác vây ép hai bên tàu Kiểm ngư 951 buộc tàu Kiểm ngư 951 và các tàu khác của chúng ta phải rút ra xa khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc.
Như vậy là sau 1 tháng kể từ ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, các cán bộ chiến sĩ trên tàu Cảnh sát Biển và Kiểm ngư của chúng ta vẫn kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc.
Video đang HOT
Theo Lao Động
Độc giả thế giới phản ứng với lý lẽ của Chủ tịch Trung Quốc về Biển Đông
Rất nhiều độc giả tỏ ra không còn lòng tin vào Trung Quốc và các tuyên bố nước này đưa ra liên quan đến các vấn đề chủ quyền.
Mới đây hãng thông tấn Reuters dẫn lại tin của Tân Hoa xã trích dẫn lời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết "không bao giờ kích động rắc rối ở Biển Đông, mà sẽ phản ứng một cách cần thiết đối với các khiêu khích của các nước liên quan". Những lời này của Chủ tịch Tập được đưa ra trong buổi tiếp Thủ tướng Malaysia Najib Razak đang ở thăm Trung Quốc hôm 30/5.
Chủ tịch Tập Cận Bình (bên trái) hôm 31/5 (ảnh: Reuters)
Thông tin của Reuters được đăng lên trang Yahoo Quốc tế và đã nhận được hàng trăm phản hồi của các độc giả thế giới. Đa số họ đều bày tỏ sự phản đối gay gắt đối với các tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà họ cho là không phản ánh đúng sự thật trên thực địa. Không ít người nói thẳng ra bản chất bên trong các tuyên bố của Trung Quốc. Họ không tin vào những gì Trung Quốc nói.
Dưới đây là một số ý kiến độc giả toàn cầu:
Zion
Tôi ngưỡng mộ Trung Quốc chủ yếu là ở sự tăng trưởng kinh tế của nước này. Nhưng về việc họ dùng sự giàu có của mình, hăm dọa và sức mạnh quân sự để thống trị châu Á và cả thế giới, và khẳng định các yêu sách phi pháp về chủ quyền trên biển thì thật đáng ghê sợ.
Apothegma
Ai mà tin vào tuyên bố của Trung Quốc thì hãy đến đó mà sống.
Kosing Gawlu
Trung Quốc đã coi biển này là cái hồ riêng của họ.
Venusflytrap
Trung Quốc toàn bán đồ giả, hàng nhái ở Mỹ. Hoa Kỳ thật ngớ ngẩn và dễ dãi khi không truy tố những kẻ làm hàng giả. Có quá nhiều doanh nghiệp bị phá sản vì hảng giả Made in China.
Mỹ có thể bỏ qua Trung Quốc để đi mua hàng cần thiết từ các nước như Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Brunei. Hàng công nghệ cao thì hãy xài của Nhật, Australia, Hàn Quốc. Hàng nông sản thì mua của New Zealand. Các nước này cũng không nên mua hàng của Trung Quốc. Các nước ASEAN có hàng chất lượng tốt hơn
Kosing Gawlu
Tôi thật không tin được ông ấy lại có can đảm để nói với cả thế giới rằng Trung Quốc không hề quấy rối ở Biển Đông. Cả thế giới biết Trung Quốc là kẻ gây hấn với các láng giềng yêu chuộng hòa bình, bằng cách cướp đất, cướp biển, rồi ức hiếp nữa. Tất cả mọi chuyện rối tung lên khi Trung Quốc bày trò tuyên bố đối với gần như toàn bộ Biển Đông và cấm các dân tộc khác được khai thác tài nguyên tại đây
Ben
Ông Tập nói họ sẽ không gây rắc rối chừng nào đất đai của các nước khác được nhượng hết cho họ, đến khi nào họ sở hữu hết Biển Đông cho tới bờ biển các nước. Mà không chừng đến khi đó, Trung Quốc lại tuyên bố luôn chủ quyền với cả lãnh thổ các nước nữa kia.
Abram
Trung Quốc sẽ trở về vị trí một nước thuộc thế giới thứ 3 bởi vì cả thế giới sợ làm ăn với những người có lòng dạ nham hiểm
Stephen
Trung Quốc luôn bị tố đi copy. Copy rồi cải tiến thêm chút ít. Bây giờ Trung Quốc đang sao chép cách hành xử của Mỹ trong quá khứ. Nhưng sẽ đáng sợ hơn nữa khi họ cải biên những gì họ học mót được.
Larry
Rốt cuộc chiến thuật này sẽ chỉ đoàn kết các lực lượng đối lập lại mà thôi. Sẽ đáng gờm đấy nếu thực hiện được sự đoàn kết này.
Passing By
Đừng tin những gì Trung Quốc nói. Trung Quốc là nước tạo ra rắc rối đầu tiên. Hãy nhìn vào yêu sách 9 đoạn đầy lố bịch và đáng xấu hổ của họ và mọi người hãy bảo cho tôi biết thế có phải là khiêu khích hay không?
The Travelling Gourmet
Ôi chao!...ASEAN, Nhật, Mỹ, Australia... đoàn kết lại
Steve
Người Trung Quốc họ tin rằng toàn bộ Thái Bình Dương là của họ. Và họ tin rằng những tội ác mà phát xít Nhật thực hiện trước kia là đủ để biện minh cho hành động của họ ngày hôm nay
Stephen
Trung Quốc ký công ước về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển mỗi nước, và giờ thì họ rút khỏi quy định này. Đây là thỏa thuận quốc tế được tất cả quốc gia ven biển ký. Trung Quốc không nên hưởng sự đối xử đặc biệt nào cả.
Destiny VII
Chuyện thật cứ như đùa. Trung Quốc quậy tơi tả toàn bộ Biển Đông, với từng nước. Tôi nghĩ hành động có sức nặng hơn lời nói. Trung Quốc đang cố chiếm cả thế giới bằng vũ lực và bằng các sản phẩm rẻ nhưng độc hại của họ. Trung Quốc làm ô nhiễm nước họ, và đang cố làm ô nhiễm cả thế giới./.
Theo VOV
Thượng viện Mỹ công bố nội dung dự thảo nghị quyết về xung đột biển Đông Ngày 20-5-2014, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã báo cáo Thượng viện Mỹ về việc sửa đổi, bổ sung nội dung của Dự thảo Nghị quyết "Tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với tự do hàng hải và việc sử dụng hợp pháp các vùng biển và vùng trời ở châu Á - Thái Bình Dương,...