Nóng Trung Đông: Tên lửa Palestine rơi xuống trường mẫu giáo Israel
Theo người phát ngôn cảnh sát Miki Rosenfeld, công binh Israel đã phát hiện ra một quả tên lửa Palestine rơi xuống trường mẫu giáo ở thành phố Sderot phía Nam Israel.
Đây có lẽ là một trong ba tên lửa đã được phóng đi từ Dải Gaza vào tối thứ Sáu- ngày những cuộc biểu tình của Palestine chống lại quyết định của Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
“Công binh đã tìm thấy một quả tên lửa đã được phóng đi vào cuối tuần này từ dải Gaza vào thành phố Sderot và rơi vào khu vực trường mẫu giáo. Đã có thiệt hại”, Rosenfeld viết trên trang Twitter.
Một tên lửa khác rơi trên đường phố Sderot, làm hỏng chiếc xe đang đỗ, tên lửa thứ ba bị hệ thống phòng thủ tên lửa “Iron Dome” bắn hạ.
Đáp trả, không quân Israel đã tấn công sáu mục tiêu là các trại huấn luyện, kho đạn dược và các xưởng sửa chữa vũ khí ở Dải Gaza.
Video đang HOT
Theo Danviet
Tin thế giới hôm nay: Vì Jerusalem Trung Đông dậy sóng, Trung Quốc thiệt hại
Theo một số quan sát viên về ngoại giao, Trung Quốc đoán biết sẽ xảy ra thêm nhiều xung đột nữa tại Trung Đông sau động thái Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, theo đó sẽ lần lượt gây trở ngại cho những kế hoạch đầu tư của nước này ở đây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ sẽ chính thức công nhận Jerusalem.
Cộng đồng quốc tế đã phản ứng mau chóng trước thông báo của Tổng thống Donald Trump rằng Mỹ sẽ chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, một diễn biến có thể lại thổi bùng lên bạo lực giữa Israel và người Palestine.
Trung Quốc có các quan hệ kinh tế và quân sự rộng lớn với Israel nhưng vẫn duy trì quan hệ mật thiết với Palestine, chính vì vậy những căng thẳng trong khu vực Trung Đông có thể cản trở các kế hoạch đầu tư của Bắc Kinh. Mặc dù Trung Quốc ủng hộ Palestine xây dựng một nhà nước độc lập và có chủ quyền hoàn toàn song những vũ khí và trang thiết bị công nghệ cao mua từ Israel đã góp phần vào sự phát triển quân sự của cường quốc châu Á này trong những thập kỷ qua và Bắc Kinh hiện đang hứng thú mua thêm những công nghệ tối tân khác về lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng sạch từ quốc gia Trung Đông này.
Ông Li Guofu, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc cố gắng "vươn cánh tay" tới Trung Đông thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường, chương trình quy mô lớn của Bắc Kinh nhằm xây dựng những liên kết thương mại và cơ sở hạ tầng qua châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu, thì bất kỳ xáo trộn nào giữa Israel và Palestine đều sẽ gây quan ngại.
Chuyên gia Li nêu rõ: "Palestine không chỉ sẽ phản đối mà thậm chí còn dùng bạo lực. Việc di dời Đại sứ quán Mỹ tại Israel sẽ làm dấy lên quan điểm bài Mỹ tại Trung Đông và kích động chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo vốn sẽ tác động tiêu cực tới nỗ lực chống khủng bố toàn cầu".
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres dẫn đầu những tiếng nói toàn cầu hôm thứ Tư kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế.
"Trong khoảnh khắc lo âu to lớn này, tôi muốn nói rõ rằng: không có giải pháp nào thay thế giải pháp hai nhà nước, không có Kế hoạch B," nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc nói.
Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas nói loan báo của ông Trump về Jerusalem là "lời tuyên bố rút khỏi vai trò mà Mỹ đã nắm giữ trong tiến trình hòa bình."
Nhà đàm phán hàng đầu của Palestine, Saeb Erekat, nói, "Bước đi này là có tính phán định trước, áp đặt, đóng lại cánh cửa cho các cuộc đàm phán và tôi nghĩ rằng Tổng thống Trump tối nay đã loại Mỹ ra khỏi bất cứ vai trò nào trong tiến trình hòa bình. Giới lãnh đạo Palestine sẽ triệu tập một phiên họp khẩn cấp cho Hội đồng Trung ương Palestine để nghiên cứu bài phát biểu này và duyệt lại tất cả các lựa chọn sẵn có và đưa ra quyết định phù hợp liên quan đến nhiều vấn đề."
Ai Cập - quốc gia Ả-rập đầu tiên ký một hòa ước với Israel (năm 1979) - đã lên án quyết định của Tổng thống Mỹ. Một thông cáo của Bộ Ngoại giao nói quyết định của ông Trump vi phạm các nghị quyết quốc tế về tư cách của thành phố này, và lưu ý rằng Ai Cập lo lắng về hệ quả của diễn biến này đối với sự ổn định của khu vực và về tác động "cực kỳ tiêu cực" đối với tiến trình hòa bình Israel-Palestine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phản ứng nhanh chóng và đưa ra chỉ trích. "Đó là một quyết định đáng tiếc của người Mỹ về Jerusalem. Pháp không chấp thuận, nó mâu thuẫn với luật pháp quốc tế và phớt lờ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc," ông nói.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley khẳng định Washington không đứng về bất cứ phe nào trong tranh chấp tại Đông Jerusalem.
Theo CNN, bà Haley cho rằng Tổng thống Trump không nhắc đến khu vực Đông Jerusalem trong tuyên bố của mình. Theo bà Haley, phía Israel và Palestine sẽ có quyền quyết định số phận của khu vực còn nhiều tranh chấp này. Bà Haley nhấn mạnh: "Điều đó sẽ do hai bên quyết định, không phải Mỹ. Chúng tôi không muốn đứng về phe nào trong vấn đề này". Israel đã chiếm đóng khu vực Đông Jerusalem trong cuộc chiến năm 1967 và sau đó tuyên bố sáp nhập vào lãnh thổ nước này, bất chấp sự lên án từ cộng đồng quốc tế. Quy chế của thành phố Jerusalem là một trong những vấn đề gai góc nhất trong tiến trình hòa đàm Israel-Palestine.
Theo Danviet
Israel tấn công Gaza, đặt Trung Đông trên miệng hố chiến tranh Israel đã dội bom bắt đầu cuộc tấn công vào dải Gaza khiến hàng chục người bị thương sau khi Palestine bắn tên lửa, tình hình đang đẩy Trung Đông đến miệng hố chiến tranh. Israel đã tấn công vào dải Gaza. Quân đội Israel cho biết máy bay của không quân nước này đã tấn công các cơ sở quân sự của...