Nóng trong tuần: Thế giới tưng bừng đón năm mới, kinh tế giữ nhịp tăng trưởng và khai phá hướng đi mới
Tuần qua nổi lên một số sự kiện đáng chú ý như: Các nước tưng bừng đón năm mới, thảm kịch hàng không nghiêm trọng tại Hàn Quốc, kết thúc kỷ nguyên khí đốt giá rẻ của Nga ở EU và kinh tế thế giới giữ nhịp tăng trưởng, khai phá hướng đi mới.
Pháo hoa rực rỡ mừng Năm mới trên cầu cảng Sydney, Australia ngày 1/1/2025. Ảnh: Sky News/TTXVN
Các nước tưng bừng đón năm mới
Người dân khắp thế giới đã cùng nhau chào đón năm mới 2025 với không khí tưng bừng, náo nhiệt và nhiều kỳ vọng về một năm mới tốt đẹp hơn.
Tại Mỹ, hàng chục ngàn người từ khắp nơi đã đổ về quảng trường Thời Đại (Times Square) nổi tiếng của thành phố New York để chào đón năm mới, bất chấp thời tiết giá lạnh. Theo truyền thống từ năm 1907, quả cầu pha lê được thả xuống từ độ cao 20m trong 60 giây cuối cùng của năm cũ. Khoảnh khắc quả cầu chạm đất cũng là lúc bước sang năm mới, kèm theo màn bắ.n pháo hoa rực rỡ và hơn 1 tấn hoa giấy bay phấp phới từ nóc các tòa nhà xung quanh.
Tại châu Âu, trong thông điệp năm mới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi người dân Pháp và châu Âu tăng cường đoàn kết để vượt qua thử thách. Ông nhấn mạnh: “Niềm hy vọng, thịnh vượng và hòa bình của 25 năm tới sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay”. Người dân Pháp cũng đã tập trung đông đúc tại các địa điểm nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà, tháp Eiffel, Khải Hoàn Môn để đón chào năm mới với nhiều hy vọng về một năm 2025 tốt đẹp hơn.
Ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky bày tỏ hy vọng năm 2025 sẽ là năm mang lại hòa bình cho nước này. Ông khẳng định Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu để giành lợi thế cả trên chiến trường và bàn đàm phán, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận hòa bình với sự hỗ trợ của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tại châu Á, không khí đón năm mới cũng vô cùng náo nhiệt. Ở Bắc Kinh ( Trung Quốc), bất chấp nhiệt độ dưới 0 độ C, người dân vẫn đổ về các trung tâm thương mại và công viên để đón giao thừa. Tại Hong Kong, màn bắ.n pháo hoa với chủ đề “Hạnh phúc” đã biến bầu trời đêm trên cảng Victoria thành một bức tranh khổng lồ đầy màu sắc.
Người dân Nhật Bản vẫn chào đón năm mới theo truyền thống với tiếng chuông ngân vang từ các ngôi chùa và đền trên khắp đất nước. Trong khi đó, tại Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ, người dân cũng đón năm mới 2025 với những màn bắ.n pháo hoa rực rỡ tại các địa điểm biểu tượng như sông Chao Phraya ở Bangkok, tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur và thành phố Mumbai.
Trong thông điệp năm mới, các nhà lãnh đạo châu Á đều bày tỏ những kỳ vọng tích cực. Nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn kêu gọi người dân hãy luôn tỉnh thức và làm việc thiện, trong khi Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước này trong việc lãnh đạo ASEAN năm 2025 với chủ đề “Bao trùm và bền vững”.
Thảm kịch hàng không nghiêm trọng tại Hàn Quốc
Hiện trường vụ ta.i nạ.n máy bay tại Muan, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc, ngày 29/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Video đang HOT
Vào ngày 29/12/2024, chuyến bay của hãng hàng không Jeju Air từ Bangkok (Thái Lan) đến quận Muan, tỉnh Nam Jeolla (Hàn Quốc) đã gây ra thảm họa khi hạ cánh bằng bụng và trượt khỏi đường băng. Sau khi va chạm với một kết cấu bê tông, chiếc máy bay đã phát nổ và bốc cháy, khiến 179 người trong tổng số 181 hành khách thiệ.t mạn.g. Đây được xem là một trong những thảm kịch hàng không nghiêm trọng nhất tại Hàn Quốc trong nhiều năm.
Các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc. Cảnh sát đã tiến hành khám xét trụ sở hãng hàng không Jeju Air và công ty quản lý sân bay quốc tế Muan. Giám đốc điều hành Jeju Air, ông Kim E Bae, đã bị cấm xuất cảnh trong khi cuộc điều tra tiếp diễn.
Bên cạnh đó, nhóm điều tra chuyên biệt đã thu hồi hộp đen của máy bay để phân tích tại Mỹ, với sự hợp tác của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Mỹ. Nhóm còn nghiên cứu xác máy bay, thẩm vấn nhân viên kiểm soát không lưu và phân tích dữ liệu trên 107 điện thoại di động thu hồi từ hiện trường. Các nhà điều tra nhấn mạnh việc xác minh nguyên nhân máy bay không triển khai bánh đáp và quyết định hạ cánh khẩn cấp.
Trước bối cảnh trên, Hàn Quốc đã gia hạn thời gian kiểm tra đặc biệt tất cả 101 máy bay Boeing 737-800 trong nước đến ngày 10/1/2025. Các bước kiểm tra bao gồm động cơ, hồ sơ bảo dưỡng và bánh đáp, với nguy cơ đình chỉ hoạt động nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng. Cùng với đó, đạo luật trừng phạt ta.i nạ.n nghiêm trọng đặt trách nhiệm hình sự lên giám đốc doanh nghiệp trong trường hợp thiết lập thiếu biện pháp an toàn. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã ra lệnh kiểm tra toàn bộ các cơ sở hỗ trợ máy bay hạ cánh tại các sân bay, đặc biệt nhấn mạnh tính hợp lý của các kết cấu bê tông trong vụ ta.i nạ.n vừa qua.
Sau thảm kịch, Jeju Air đã thông báo giảm công suất bay từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2025, ổng Song Kyung Hoon – đầu bộ phận quản lý, nhấn mạnh rằng hãng sẽ tập trung tăng cường an toàn hoạt động. Kế hoạch hoàn tiề.n và thông báo lịch bay thay thế cho khách hàng cũng đã được triển khai. Bộ trưởng Giao thông Hàn Quốc Park Sang-woo đã kêu gọi các bước tăng cường quản lý an toàn trong tất cả các lĩnh vực. Ông nhấn mạnh, an toàn không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn là nền tảng để ngăn ngừa thảm kịch trong tương lai.
Điểm xuất phát của hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 ở Ust-Luga, Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Kết thúc kỷ nguyên khí đốt giá rẻ của Nga ở EU
Ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, đán.h dấu sự kết thúc một kỷ nguyên kéo dài hàng thập kỷ, khi khí đốt Nga từng chiếm tới 35% tổng nhu cầu năng lượng của EU. Đây là hệ quả của việc không đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng quá cảnh giữa Ukraine và Nga, trong bối cảnh xung đột leo thang từ năm 2022.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko, quyết định này đán.h dấu bước ngoặt lịch sử, khi Ukraine dừng vận chuyển khí đốt Nga qua tuyến đường dẫn lâu đời Urengoy-Pomary-Uzhgorod. Dòng chảy khí đốt qua Ukraine đã giảm mạnh từ mức 65 tỷ m năm 2020 xuống chỉ còn 15 tỷ m vào năm 2023, và giờ chính thức chấm dứt.
Như vậy, thỏa thuận quá cảnh 5 năm ký năm 2020 giữa tập đoàn Gazprom của Nga và Naftogaz của Ukraine đã chính thức hết hạn. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố không gia hạn, nhấn mạnh rằng Ukraine không muốn Nga tiếp tục “kiếm hàng tỷ USD từ chúng tôi”. Trong khi đó, Nga đổ lỗi cho Mỹ và Ukraine về việc chấm dứt dòng chảy khí đốt.
Việc ngừng trung chuyển khí đốt khiến cả Nga và Ukraine chịu tổn thất tài chính nặng nề. Ukraine mất khoảng 800 triệu USD phí trung chuyển mỗi năm, trong khi Nga thiệt hại gần 5 tỷ USD doanh thu từ bán khí đốt. Theo ước tính của Bloomberg, thu nhập của Nga từ thỏa thuận trung chuyển từng đạt đỉnh 6,5 tỷ USD mỗi năm.
Đối với EU, nguồn cung khí đốt từ Nga đã giảm từ 40% năm 2021 xuống còn dưới 10% năm 2023. Một số quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga, như Slovakia, Áo, và Hungary, đã nỗ lực tìm nguồn cung thay thế. OMV, công ty năng lượng Áo, tuyên bố đã chuẩn bị đầy đủ với các hợp đồng mới ngoài Nga. Trong khi đó, Hungary tiếp tục nhập khí đốt qua đường ống TurkStream dưới Biển Đen.
Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định hệ thống khí đốt của lục địa này “có khả năng phục hồi và linh hoạt”, nhờ vào các nguồn năng lượng thay thế, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Qatar, cũng như nguồn cung qua đường ống từ Na Uy. Các quốc gia thành viên đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng LNG, giúp giảm phụ thuộc vào Nga.
Theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu Bruegel, Nga vẫn giữ vị trí là nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho EU năm 2024, chiếm 18,3% thị phần. Tuy nhiên, áp lực từ các lệnh trừng phạt và sự chuyển hướng của EU sang các nguồn cung cấp khác dự kiến sẽ khiến Nga mất dần ảnh hưởng tại thị trường này.
Cảng hàng hóa ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Kinh tế thế giới năm 2025: Giữ nhịp tăng trưởng, khai phá hướng đi mới
Năm 2025 đán.h dấu một bước chuyển mình quan trọng của kinh tế thế giới khi đối mặt với những thách thức phức tạp và cơ hội từ sự bùng nổ công nghệ. Dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 3,2-3,3%, thấp hơn trung bình thập kỷ trước, nhưng vẫn đủ tạo nền tảng cho những cải cách sâu rộng.
Có thể thấy năm 2025 tiếp tục với các vấn đề kéo dài từ năm trước, bao gồm lạm phát cao, căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các nền kinh tế phát triển phải đối mặt với dân số già hóa và gánh nặng nợ công, trong khi các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Đông Nam Á tiếp tục là động lực tăng trưởng nhờ đầu tư và thương mại phục hồi.
Trong khi đó, cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng sâu sắc, đẩy các nước vào thế phải chọn bên trong chuỗi cung ứng. Chính sách “ Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump, với thuế quan cao và các đạo luật bảo hộ, dự báo thay đổi cục diện kinh tế quốc tế, trong khi EU thúc đẩy tự chủ chiến lược qua Thỏa thuận Xanh.
Trong bối cảnh này, AI nổi lên như một động lực tăng trưởng mới. Theo các chuyên gia, việc ứng dụng AI trong sản xuất, y tế và giáo dục không chỉ tăng năng suất mà còn tạo ra các mô hình kinh doanh sáng tạo. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra rủi ro về bất bình đẳng và an ninh dữ liệu, đòi hỏi quản lý hiệu quả và đầu tư mạnh vào giáo dục.
Ngành năng lượng tái tạo tiếp tục ghi nhận tiến bộ vượt bậc, với kỳ vọng giá dầu dao động quanh mức 80-100 USD/thùng trong bối cảnh xung đột Trung Đông. Thị trường tài chính được dự báo biến động mạnh do lạm phát và bất ổn địa chính trị. Giá vàng có thể vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce, trở thành nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư. Đồng thời, các ngân hàng trung ương dự kiến hạ lãi suất, hỗ trợ phục hồi kinh tế và giảm áp lực nợ cho các quốc gia đang phát triển.
Giới chuyên gia nhấn mạnh rằng chỉ số GDP không thể phản ánh đầy đủ chất lượng tăng trưởng. Một s.ố đ.ề xuất tập trung vào “thước đo kép” – vừa thúc đẩy kinh tế vừa đảm bảo yếu tố bền vững về môi trường và xã hội. Các chính sách cải cách cơ cấu và đầu tư đổi mới sẽ quyết định sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai.
Tóm lại, kinh tế thế giới năm 2025 là sự giao thoa giữa thử thách và cơ hội. Việc duy trì tăng trưởng, tận dụng công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế sẽ là chìa khóa để định hình một tương lai thịnh vượng, bền vững hơn cho toàn cầu.
Năm 2025 khó khăn của Ukraine
Năm 2025 được dự báo sẽ là giai đoạn khó khăn chưa từng có với Ukraine khi phải đối mặt với áp lực kép: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng với chính sách "hòa bình trong một ngày" và các lực lượng Nga đang nắm lợi thế trên chiến trường.
Giao tranh giữa các lực lượng Nga và Ukraine ở Donbas. Ảnh: Sputnik
Theo kênh NBC News, Ukraine đang bước vào năm 2025 với nhiều thách thức khi phải đối mặt với áp lực từ các lực lượng Nga trên tiề.n tuyến và những thay đổi trong chính trường Mỹ. Theo nhận định của các chuyên gia, việc Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ có thể buộc Ukraine phải chấp nhận một thỏa thuận không có lợi với Nga.
Sau hơn 1.000 ngày giao tranh, Ukraine đang ngày càng khó khăn khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng. Trong khi đó, Nga liên tục đẩy mạnh các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa, thiết bị bay không người lái và pháo binh vào các mục tiêu ở Ukraine.
Hiện gần một phần năm lãnh thổ Ukraine đang bị quân đội Nga kiểm soát. Mặc dù Ukraine đã có những nỗ lực phản công và đẩy được cuộc chiến sang lãnh thổ Nga, kiểm soát một khu vực giáp biên giới ở Kursk, nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan.
Tướng Oleksandr Syrskyi, Tổng Tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Ukraine, thừa nhận rằng quân đội Nga đã có những tiến triển đáng kể ở khu vực Donetsk phía Đông trong những tháng gần đây. Đặc biệt, khu vực Pokrovsk - một chốt chặn quan trọng trong tuyến phòng thủ của Ukraine, có nguy cơ rơi vào tay Nga, mở đường cho Moskva kiểm soát thêm nhiều vùng lãnh thổ.
Trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1 tới, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang phải đối mặt với thách thức ngoại giao to lớn. Ann Dailey, nhà nghiên cứu chính sách tại RAND Corporation, nhận định: "Thách thức lớn nhất của ông Zelensky hiện nay là đảm bảo Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine".
Với tư cách là nhà hỗ trợ quân sự quan trọng nhất, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine gần 61,4 tỷ USD. Mới đây, Nhà Trắng còn cam kết thêm 2,5 tỷ USD - có thể là những hỗ trợ cuối cùng từ chính quyền Biden. Tuy nhiên, ông Trump đã bày tỏ quan điểm không hoàn toàn ủng hộ sự hỗ trợ này. Trong cuộc phỏng vấn với NBC News đầu tháng 12/2024, Tổng thống đắc cử Trump nói rằng Ukraine "có thể" sẽ nhận được ít viện trợ quân sự hơn sau khi ông nhậm chức, đồng thời cho rằng châu Âu cần hỗ trợ ngang bằng với Mỹ.
Mặc dù ông Trump chưa tiết lộ nhiều về kế hoạch chấm dứt xung đột ở Ukraine, nhưng Keith Kellogg - người được ông chọn làm đặc phái viên Mỹ về Ukraine, đã đề xuất một kế hoạch hòa bình vào tháng 4 năm ngoái. Kế hoạch này bao gồm việc gây áp lực lên cả hai bên bằng cách cắt viện trợ quân sự cho Ukraine nếu không đồng ý đàm phán, và tăng cường vũ khí cho Kiev nếu Moskva từ chối đối thoại.
Trong khi đó, Tổng thống Putin đã thể hiện thái độ tự tin về tình hình chiến sự. Tại cuộc họp báo cuối năm vào ngày 19/12 vừa qua, ông Putin tuyên bố lực lượng Nga đang "tiến triển" trên chiến trường và "năng lực phòng thủ của Nga là cao nhất thế giới". Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình với Ukraine.
Kristi Raik, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc phòng và An ninh Quốc tế, bày tỏ lo ngại: "Ukraine có thể sẽ phải chịu áp lực chấp nhận một thỏa thuận với Nga, vì ông Trump sẽ rất muốn thực hiện lời hứa chấm dứt giao tranh".
Trước tình hình này, Tổng thống Zelensky đã có những thay đổi trong các tuyên bố công khai, nhấn mạnh nhu cầu về an ninh lâu dài hơn là kiểm soát lãnh thổ. Mặc dù không sẵn sàng nhượng bộ, nhưng ông đã thể hiện thái độ cởi mở hơn với việc đàm phán chấm dứt xung đột.
Theo Natia Seskuria, chuyên gia từ RUSI (Viện Nghiên cứu an ninh và quốc phòng có trụ sở tại Anh), Tổng thống Putin đang có cơ hội đàm phán ở thế mạnh và kỳ vọng sẽ nhận được sự nhượng bộ từ Ukraine với sự ủng hộ từ chính quyền Trump.
Ukraine khóa van trung chuyển khí đốt sang châu Âu: Nga sẽ ứng phó ra sao? Giới chuyên gia dự đoán về động thái tiếp theo của Nga sau khi Ukraine dừng trung chuyển khí đốt của Moscow sang châu Âu. Châu Âu từng phụ thuộc mạnh mẽ vào khí đốt Nga nhưng họ đã cố gắng đa dạng nguồn cung trong thời gian qua (Ảnh: RT). Thỏa thuận kéo dài 5 năm cho phép tập đoàn Gazprom của...