Nóng trong ngày: Màn lừa ‘ảo diệu’ của cô dâu Việt và chồng Hàn 13 tiền án
Lấy chồng Hàn Quốc có 13 tiền án tiền sự, cô dâu người Việt cùng chồng lừa đảo nhiều người Việt. Hơn 10 phút, lừa chiếm đoạt trên 1,2 tỉ đồng. Đường dây logo “ xe vua” đưa hối lộ, nhưng không ai nhận hối lộ?
Màn lừa ‘ảo diệu’ của cô dâu Việt và chồng Hàn 13 tiền án
Từ ngày 10-16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Kim Young Hwan (SN 1963, quốc tịch Hàn Quốc), Hoàng Thị Cúc (SN 1986, vợ Kim), Giang Vĩnh Thắng (SN 1976), Nguyễn Ngọc Đại (SN 1965, môi giới); Nguyễn Thị Nhung (SN 1969, môi giới) ra xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.
Theo cáo trạng, năm 2014, cô dâu Hàn Quốc là Hoàng Thị Cúc cùng chồng thành lập CTCP Đầu tư thương mại và Phát triển Hoàng Kim. Qua xác minh, bị cáo Kim có 13 tiền án tiền sự về các tội Trộm cắp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản… tại Hàn Quốc.
Công ty của vợ chồng Kim không có chức năng và khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động hoặc đi học, song đôi vợ chồng này tự giới thiệu về khả năng tổ chức cho người khác sang lao động tại Hàn Quốc bằng hình thức tu nghiệp sinh.
Họ hứa hẹn với người lao động, sau khi học xong sẽ được bố trí công việc mức lương từ 1.200 – 1.700 USD. Để người lao động tin tưởng nộp tiền, các bị cáo đã đưa ra văn bản thông báo gian dối của các trường đại học ở Hàn Quốc.
Trong vụ án này có 12 môi giới giới thiệu hàng trăm lao động cho Kim và Cúc, trong đó có Giang Vĩnh Thắng (nguyên GĐ công ty Tốt Nhất Tốt), Nguyễn Ngọc Đại và Nguyễn Thị Nhung.
Vợ chồng Cúc đã thu qua môi giới và thu trực tiếp 278.160 USD và 4,2 tỷ đồng của người lao động, tương đương 10,3 tỷ đồng. Hiện các bị cáo đã trả lại 1,4 tỷ đồng, còn chiếm đoạt hơn 8,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Kim còn lừa đảo chiếm đoạt 6,9 tỷ đồng của 8 môi giới và các lao động. Tổng số tiền bị cáo chiếm đoạt là 17,3 tỷ đồng.
Bị cáo Thắng bị xác định đã thu hồ sơ và tiền của 125 lao động nộp cho công ty Hoàng Kim số tiền 18,9 tỷ đồng. Ngoài ra, từ tháng 8/2014 – 2015, Thắng mạo danh thương hiệu công ty TNHH Flytech Vina, công ty Al Innotech tại Việt Nam tiếp tục lừa đảo người lao động. Tổng số tiền bị cáo này chiếm là 20,4 tỷ đồng; đã trả lại 3,3 tỷ, hiện còn 17,1 tỷ.
Xử lý như thế nào với hiệp hội cấp “bảo chứng” cho Vinaca?
Trước khi bị phát hiện sản xuất thực phẩm chức năng chữa ung thư từ than tre, nứa, Vinaca đã được vinh danh trong chương trình Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
Thông tin này đang khiến cho dư luận xôn xao và bức xúc khi nhiều người tiêu dùng cho rằng mình đang bị “lừa dối” và phải chăng việc vinh danh này đang “tiếp tay” cho các đơn vị làm ăn sai trái “móc túi” người tiêu dùng.
Đường dây logo “xe vua” đưa hối lộ, nhưng không ai nhận hối lộ?
Với số tiền lên đến 30 tỉ đồng mà hầu hết được khai rất rõ ràng là đưa hối lộ cho 80 cán bộ CSGT, thanh tra giao thông, nhưng không một ai bị truy tố về tội nhận hối lộ. TAND TPHCM sẽ đưa vụ án đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ đường dây logo xe vua ra xét xử sơ thẩm. Với 10 người bị truy tố xét xử về tội đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ, không có người nào bị truy tố về tội nhận hối lộ.
Hơn 10 phút, lừa chiếm đoạt trên 1,2 tỉ đồng
TAND tỉnh Long An vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Nhật Hào (20 tuổi) và Phạm Thị Linh (22 tuổi, cùng ngụ huyện Bến Lức, tỉnh Long An, là chị em ruột) và tuyên phạt bị cáo Hào 13 năm 6 tháng tù, Phạm Thị Linh 12 năm tù cùng về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Tranh chấp đất đai, cháu dùng gạch, tuýp sắt đánh mợ tử vong
Bà Đào Thị Nh (SN 1962, trú tại thôn Nga Trại, xã Hương) sang nhà cháu mình là Nguyễn Văn Điệp (SN 1987, cùng thôn với Điệp) để nói chuyện liên quan đến đất đai giữa 2 gia đình. Tuy nhiên, trong lúc nói chuyện, giữa Điệp và bà Nh xảy ra mâu thuẫn, lời qua tiếng lại.
Không kiềm chế được bản thân, Điệp đã dùng gạch và tuýp sắt đánh nhiều nhát vào đầu bà Nh khiến nạn nhân gục tại chỗ.
Vụ 500 giáo viên ở Đắk Lắk: Lỗ hổng pháp luật bị lợi dụng và những hệ lụy khó lường
Việc 500 giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc hay vụ 3 cây đa khủng vượt hàng ngàn cây số không bị xử lý đều diễn ra tại Đắk Lắk cho thấy những bất cập trong việc kiểm tra, giám sát của hệ thống công quyền.
Theo Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, câu chuyện 500 giáo viên mất việc và vụ cây “khủng” không bị xử lý, ở đây chúng ta cần nhận định ngành chức năng tại địa phương này đang có vấn đề.
Theo Danviet
Cấp dưới ông Hải 'bảo kê' vỉa hè: Chỉ khiển trách, không sa thải
Theo UBND quận 1 (TP HCM), những phát ngôn của ông Phạm Nguyên Vũ - cán bộ "bảo kê" vỉa hè là nghiêm trọng nhưng chưa đủ cơ sở để xử lý kỷ luật sa thải.
UBND quận 1 vừa có báo cáo về kết quả kiểm tra, xử lý thông tin bài báo "Cán bộ đô thị "bảo kê" vỉa hè" đăng trên Báo Người Lao Động.
Theo báo cáo, sau khi Báo Người Lao Động đăng thông tin, UBND quận 1 đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị quận 1 kiểm tra, xác minh người trong đoạn video là ông Phạm Nguyên Vũ, nhân viên Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1. Ông Vũ tường trình khi gặp ông Thanh (người có mặt trong đoạn video) với cương vị là người dân, gặp ngoài giờ hành chính, không đại diện cho cơ quan, đơn vị nào; gặp để hướng dẫn người quen xin phép đăng ký kinh doanh, buôn bán.
Trên cơ sở tường trình của ông Vũ, lãnh đạo UBND quận 1 đã chỉ đạo trưởng phòng Quản lý đô thị quận 1 ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Vũ để xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
Ông Phạm Nguyên Vũ hứa chạy giấy phép kinh doanh và "bảo kê" lấn chiếm vỉa hè
Sau đó, Phòng Quản lý đô thị quận 1 đã họp và xem xét xử lý kỷ luật đối với ông Vũ. Theo đó, với cương vị là nhân viên Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1, những phát ngôn của ông Vũ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1 và UBND quận 1. Đồng thời, ông Vũ hứa hẹn cung cấp thông tin công tác, lịch ra quân chấn chỉnh trật tự đô thị của quận đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác này.
UBND quận 1 xét thấy những phát ngôn của ông Vũ là nghiêm trọng, tạo dư luận không tốt đối với công tác chấn chỉnh trật tự đô thị tại quận 1 nói riêng và TP nói chung. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định tại Điều 126 Bộ Luật Lao động năm 2012, UBND quận 1 xác định chưa đủ cơ sở để xử lý kỷ luật sa thải đối với ông Vũ.
Từ những lý do trên, ông Vũ chỉ nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Hiện UBND quận 1 đã cho ông Vũ thôi việc từ ngày 15-12; trên cơ sở đơn xin nghỉ việc của ông Vũ.
Như Báo Người Lao Động phản ánh, giữa tháng 10-2017, anh Nam (ngụ quận 4, TP HCM) có ý định thuê mặt bằng để kinh doanh quán cà phê. Qua khảo sát, anh Nam ưng ý một quán nằm ngay đại lộ Võ Văn Kiệt (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1). Sau khi tìm hiểu, anh Nam được 1 người giới thiệu gặp ông Vũ để được hướng dẫn "bảo kê" vỉa hè.
Qua trao đổi điện thoại, ông Vũ hẹn anh Nam đến một quán cà phê gần trụ sở UBND quận 1. Nói chuyện một lúc, ông Vũ đề nghị anh Nam gửi 3 triệu để "chạy" giấy tờ và mỗi tháng tự ý đóng tiền để được báo trước mỗi khi đoàn kiểm tra ra quân giành lại vỉa hè.
Theo Phan Anh (Người lao động)
Người dọa giết ông Đoàn Ngọc Hải: "Hối hận, mất ngủ" Ông Đoàn Ngọc Hải cho biết sẵn sàng tha thứ nhưng yêu cầu đưa người nhắn tin đe dọa, xúc phạm mình đi điều trị tâm lý bắt buộc. Clip: Ông Đoàn Ngọc Hải trả lời câu hỏi của người dân về lập lại trật tự lòng lề đường quận trung tâm Trong quá trình lập lại trận tự vỉa hè, ông Đoàn...