Nóng trong ngày: Lỗi “chết người” của xưởng bánh kẹo 8 người chết
Lối thoát duy nhất của xưởng bánh kẹo bị bịt mất khi xảy ra hỏa hoạn khiến công nhân không thể thoát ra. Vụ cháy xưởng bánh kẹo khiến 8 người chết ở Hoài Đức, Hà Nội vẫn đang gây rúng động cộng đồng.
Bên cạnh đó, top chủ đề nóng trong ngày được bàn luận nhiều trên mạng xã hội còn có: Người phụ nữ bị người dân bao vây tại Hà Tĩnh vì nghi ngờ bắt cóc trẻ em; Lỡ tay đánh chết em họ vì nhầm tưởng là trộm cá; Hà Nội: Hàng loạt xe máy bỏ chạy khi thấy CSGT trên đại lộ Thăng Long; Tài xế “dằn mặt” thanh niên đánh võng chặn đầu ôtô…
Xưởng sản xuất bánh kẹo ở Hà Nội bị nổ chỉ có một lối ra vào duy nhất: Lỗi thiết kế “chết người”
Clip: Hiện trường kinh hoàng vụ cháy
Vụ nổ xảy ra lúc 10h30 ngày 29.7, tại xưởng sản xuất bánh kẹo nằm ven quốc lộ 32, xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội). Lối thoát duy nhất của nhà xưởng bị bịt kín nên các công nhân không thoát được ra ngoài. Bên cạnh những ý kiến chia buồn cùng gia đình nạn nhân xấu số, nhiều người chỉ ra lỗi “chết người” của xưởng sản xuất này khi chỉ có một lối ra vào.
Như tin đã đưa, khoảng 10h30, sau tiếng nổ lớn từ xưởng sản xuất bánh kẹo nằm ven quốc lộ 32, xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội), khói lửa bốc lên nghi ngút, cao vài chục mét. Hàng chục công nhân bị mắc kẹt sau cánh cổng sắt đóng kín. Thoát ra khỏi đám cháy, một nữ công nhân kể sau tiếng nổ lớn, những tấm sắt gần cửa sập xuống, bịt mất lối ra vào duy nhất. Các công nhân chạy dồn vào phía trong, bất lực nhìn lửa càng lúc càng bốc mạnh.
Một nguồn tin cũng cho biết, các nạn nhân dồn vào phía cuối xưởng, “tất cả đang trong tư thế ôm nhau, thi thể cháy đen”. Xưởng bị cháy rộng 170 m2, mặt tiền khoảng 7 m, được lợp tôn, tường gạch, có một gác xép chừng 100 m2 nằm giữa một xưởng sản xuất thép và nhà dân cao 3 tầng. Cơ sở này do ông Nguyễn Văn Được (Phúc Thọ, Hà Nội) thuê đất để sản xuất bánh kem và chocolate.
Xưởng cũng là nơi ở của gia đình ông Được cùng một số công nhân.
Vụ cháy đã khiến 7 người tử vong tại chỗ, 1 nạn nhân tử vong trên đường đến bệnh viện. Hai người khác bị bỏng nặng, sau khi được sơ cứu đã được chuyển đến Viện Bỏng Quốc gia tiếp tục cứu chữa.
Tối 29.7, theo nguồn tin của PV Dân trí, cơ quan chức năng đã xác định danh tính các nạn nhân tử vong, gồm: Kiều Tiến Trọng (SN 2000), Nguyễn Hồng Sơn (SN 1998), Nguyễn Nho Thành (SN 2001), cả 3 cùng trú ở xã Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội; Lê Văn Hoạt (SN 1990, trú ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội); Trần Quang Huy (SN 1997, trú ở phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội); Cấn Thị Tâm (SN 1962, trú ở xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội); Khuất Văn Thịnh (chưa rõ năm sinh, quê ở xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, Ninh Bình); Kiều Văn Trúc (SN 2002, trú ở xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội).
Hai nạn nhân bị thương đang được cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc gia được xác định là Nguyễn Tiến Anh và Nguyễn Duy Tiến, cùng SN 2001, cùng trú tại xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Xưởng bị cháy chỉ có một lối ra vào duy nhất.
Người phụ nữ bị người dân bao vây tại Hà Tĩnh vì nghi ngờ bắt cóc trẻ em
Sáng 29.7, thôn Ban Lộc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) một người phụ nữ bị dân bao vây vì nghi ngờ bắt cóc trẻ em. Sau khi được giải cứu, người phụ nữ tên Đào Thị Danh bị công an ra lệnh bắt khẩn cấp để điều tra hành vi bắt cóc trẻ em. Phải chăng việc người dân nghi ngờ Danh bắt cóc là thật?
Đào Thị Danh bị người dân bao vây. Ảnh: Tiền Phong.
Video đang HOT
Lỡ tay đánh chết em họ vì nhầm tưởng là trộm cá
Cơ quan Công an đang tạm giữ ông T để điều tra, làm rõ. Ảnh Dân trí.
Tối ngày 28.7, tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã xảy ra vụ án mạng khiến một người tử vong. Do trời tối, nhìn em họ mình đi từ dưới ao lên tưởng là kẻ trộm cá nên ông T đã cầm chai rượu sẵn trên tay đánh em mình tử vong.
Thông tin ban đầu, ông N.V.T (SN 1962) đã dùng chai rượu đánh em họ mình vì tưởng là trộm cá đi từ dưới ao lên. Nạn nhân là ông N.V. L (SN 1966) đã tử vong do vết thương quá nặng.
Tài xế “dằn mặt” thanh niên đánh võng chặn đầu ôtô
Nam thanh niên chạy xe máy đánh võng, chặn đầu ôtô. Ảnh chụp từ video
Nam thanh niên chạy xe máy giữa đường bị tài xế ôtô bóp còi nhắc nhở. Anh ta đáp trả bằng cách kiên quyết chặn đầu, không cho ôtô vượt. Sau đó, tài xế lái ôtô vượt lên, ép thanh niên này vào lề đường và đánh tới tấp. Vụ việc xảy ra rạng sáng 23.7 trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp, TP.HCM) đang gây chú ý cộng đồng.
Hà Nội: Hàng loạt xe máy bỏ chạy khi thấy CSGT trên đại lộ Thăng Long
Việc quay đầu bỏ chạy hết sức nguy hiểm khi trên đường đang có ô tô đi với tốc độ cao. Với những trường hợp vi phạm đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt rất nặng. Ảnh Dân trí
Sau phản ánh của báo chí về việc nhiều xe máy vẫn ngang nhiên đi vào đường dành riêng cho ô tô trên đại lộ Thăng Long (Hà Nội), lực lượng CSGT đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm. Chiều 28.7, nhiều người đi xe máy đã quay đầu bỏ chạy khi thấy lực lượng chức năng, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và người khác.
Theo lãnh đạo Đội CSGT số 11, phần lớn những người đi xe máy vào đại lộ đều biết đường cấm nhưng vẫn cố tình vi phạm. Nhiều người chỉ vì tiết kiệm chút thời gian mà bất chấp nguy hiểm tính mạng không chỉ bản thân mà còn ảnh hướng tới cả những người tham gia giao thông khác.
Người dân phải đi tầm soát sau khi đánh trộm chó nhiễm HIV: Nếu gọi công an đến xử lý thì đã thoát nạn
Hai nghi can trộm chó bị đánh đến bất tỉnh.
Sáng sớm 28.7, tại xã Phước Tân, TP.Biên Hòa (Đồng Nai), hai người đàn ông nghi trộm chó bị đánh hội đồng phải đi cấp cứu, xe máy bị thiêu rụi. Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết một trong hai nghi can bị nhiễm HIV nên những người đánh nên đi tầm soát để điều trị bằng thuốc kháng phơi nhiễm. Nhiều bình luận cho rằng: Nếu người dân không đánh hội đồng mà chỉ khống chế, gọi công an thì sẽ không bị nhiễm.
Quận Long Biên, TP.Hà Nội đã thực hiện thí điểm trả kết quả thủ tục hành chính tại nhà, trong đó có khai tử
Phát biểu tại phiên giao ban trực tuyến về cải cách hành chính của TP.Hà Nội ngày 28.7, Chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Thu Hà thông tin, quận đang triển khai một số mô hình cải cách hành chính để phục vụ người dân tốt hơn.
Bà Vũ Thu Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên. Ảnh: QĐND.
“Thí điểm trả kết quả thủ tục hành chính tại nhà trong đó có giấy khai tử, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ để giải quyết kịp thời nhu cầu cho người dân; với giấy khai sinh thì kết hợp tặng hoa và thiệp chúc mừng”, Chủ tịch quận Long Biên nói.
Theo bà Hà, 4 năm qua, quận thực hiện đánh giá cán bộ công chức hàng tháng, có khen và chế tài rõ ràng. Quận cũng tăng cường kiểm tra công vụ đột xuất dưới nhiều hình thức, trong đó có việc kiểm tra qua hệ thống thông tin điện tử. Tất cả các bộ phận một cửa giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn quận đều lắp đặt hệ thống camera giám sát.
Lãnh đạo quận Long Biên cho biết, trong 6 tháng đầu năm đã kỷ luật 3 cán bộ cấp phường có vi phạm trong thực thi công vụ; 10 lượt cán bộ lãnh đạo cấp phường bị hạ mức đánh giá hàng tháng…
Theo Danviet
Sau "lệnh giới nghiêm" về khoáng sản: Mất cả tài nguyên, tiền thuế
Luật Khoáng sản có bảo vệ được tài nguyên khoáng sản? Đó vẫn chỉ là câu hỏi và bài toán mới giải được lý thuyết. Điều quan trọng bây giờ là làm sao khoáng sản không bị "rút ruột" như hai doanh nghiệp là Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu và Công ty vàng Phước Sơn đã rút hàng khối vàng ở Quảng Nam.
Lấy vàng đi bán, nợ hơn 100 tỷ đồng tiền thuế
Mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) thuộc Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu đã bị UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất đóng cửa mỏ vì hết hạn giấy phép. Để cương quyết với đơn vị này, mới đây Bộ TNMT đã ra "tối hậu thư" yêu cầu Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu phải có báo cáo đề xuất đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu và trả nợ thuế.
Mỏ vàng Bồng Miêu đề nghị đóng cửa, hiện Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu còn nợ hơn 100 tỷ đồng tiền thuế. Ảnh: Trương Hồng
Bộ TNMT chỉ ra hàng loạt vi phạm của Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu tại mỏ vàng Bồng Miêu, cùng nhiều doanh nghiệp khi hết hạn giấy phép vẫn khai thác... Theo đó, tổng diện tích khu vực khai thác tại mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh) của Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu là 385ha, công suất khai thác là 180.000 tấn quặng/năm. Theo báo cáo của Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu, từ năm 2005 đến năm 2013 công ty khai thác 829,952 tấn quặng nguyên khai. Từ tháng 11.2013 đến 8.2014 ngừng hoạt động khai thác, đến ngày 30.9.2014 hoạt động trở lại. Tuy nhiên, từ tháng 9.2014 đến khi hết hạn giấy phép khai thác, công ty chưa báo cáo sản lượng khai thác.
"Mặc dù các cơ quan chức năng nhiều lần yêu cầu Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu khắc phục tồn tại, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách, nhưng công ty vẫn chưa thực hiện. Nếu công ty vẫn không chấp hành, Bộ sẽ xem xét lựa chọn đơn vị đủ năng lực để lập và thực hiện đề án đóng của mỏ theo quy định". Thứ trưởng Bộ TNMT
Nguyễn Linh Ngọc
Đến ngày 19.7.2016, Bộ TNMT có Công văn số 2910 yêu cầu Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu chấm dứt toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản, thực hiện đóng cửa mỏ.
"Đến thời điểm hết hạn giấy phép, Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu chưa trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng trong khu vực khai thác để phê duyệt; chưa hoàn trả kinh phí nhà nước đã đầu tư cho điều tra địa chất tại mỏ vàng Bồng Miêu. Từ tháng 5.2012 trở lại đây, công ty bắt đầu chậm nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu. Để xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế, Cục Thuế Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản, quyết định cưỡng chế, phong tỏa tài khoản, đề nghị UBND tỉnh không gia hạn giấy phép chứng nhận đầu tư" - công văn của Bộ TNMT nêu rõ.
Ông Lương Đình Đường - Cục phó Cục Thuế Quảng Nam cho biết: "Cục Thuế tỉnh đang thực hiện các bước cưỡng chế để thu hơn 107 tỷ đồng tiền thuế đối với Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu. Tuy nhiên, nếu đóng cửa mỏ rồi thì phải dựa theo quyết định thực thi của tòa án, lúc đó mới có quyết định cuối cùng...".
"Lỏng lẻo" trong bảo vệ khoáng sản?!
Đối với Quảng Nam, Bộ TNMT khẳng định, đây là một trong những "điểm nóng" về hoạt động khai thác vàng trái phép.
Hậu quả khai thác khoáng sản trái phép không những làm mất nguồn khoáng sản của Nhà nước mà còn làm mất đất sản xuất của người dân, phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, nhất là hoạt động tuyển tách quặng vàng gốc do sử dụng hóa chất mà không được phục hồi, cải tạo môi trường sau khai thác; gây mất trật tự trị an, xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động gây chết người.
Quảng Nam được xem là một trong những "điểm nóng" về khai thác khoáng sản trái phép. Ảnh: Trương Hồng
"Đến thời điểm hiện nay, tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn còn diễn ra, thậm chí có nhiều tụ điểm khai thác vàng trái phép trong khu vực đang tạm dừng khai thác của Công ty Khai thác vàng Bồng Miêu; một số khu vực đã giải tỏa nhưng có nguy cơ tái diễn. Một số đơn vị đã hết hạn giấy phép nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ và vẫn duy trì một lực lượng lao động, thiết bị, phương tiện khai thác trái phép... Chưa thu hồi 4 giấy phép khai thác quặng vàng cấp tại khu vực chưa có kết quả đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản theo Kết luận Thanh tra số 1283 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam..." - Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc kết luận.
Trong khi đó, ông Huỳnh Khánh Toàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: "Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Quảng Nam phân bố trên địa bàn rộng, rải rác, không tập trung nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của chính quyền địa phương cùng các ngành chức năng. Việc kiểm tra, giám sát chốt giữ của một số địa phương và cơ quan chuyên môn cấp huyện chưa được thường xuyên, còn để xảy ra biểu hiện bao che cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép...".
Để bảo vệ tài nguyên khoáng sản, ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký ban hành Chỉ thị số 17 ngày 18.5.2016, yêu cầu: "Nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản 2010; áp dụng biện pháp mạnh là phá hủy hoặc tiêu hủy các phương tiện, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ vào hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trái phép. Tỉnh cũng đã thiết lập đường giây nóng công khai số điện thoại 0913.480.369 để tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản...". Tuy nhiên, hoạt động khai thác trái phép khoáng sản ở Quảng Nam vẫn diễn ra phức tạp, nhức nhối (xem NTNN ngày 25.7).
Khai thác khoáng sản trái phép ngày càng phức tạp Cách đây 1 năm, đánh giá về thực trạng khai thác khoáng sản trái phép trên cả nước, lãnh đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TNMT) cho rằng, thời gian qua, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằn ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Nhờ đó, đã giảm từ 47 tỉnh, thành có hoạt động khai thác trái phép ở năm 2012 xuống còn 40 tỉnh, thành năm 2015. Số lượng khoáng sản bị khai thác trái phép giảm từ 27 loại xuống 10.
Hiện trường một vụ khai thác đất sét trái phép tại xã Dương Hòa,
thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ảnh: Thế Anh Tuy vậy, theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại nhiều địa phương ngày vẫn có chiều hướng ngày càng diễn biến phức tạp, gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn mối nguy hiểm đến tính mạng con người. Nguyên nhân là do các địa phương chưa xử lý mạnh mẽ, cương quyết đối với người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để diễn ra hoạt động khai thác trái phép; tái diễn hoặc diễn ra công khai, lâu dài mà không xử lý dứt điểm. Sự phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương ở khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, huyện, xã khi xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép chưa chặt chẽ, đồng bộ. Khi đã phát hiện điểm khai thác khoáng sản trái phép, các địa phương mới thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và kém hiệu quả do mang nặng tính hành chính. Cũng theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, một bộ phận người dân ở một số địa phương có đời sống khó khăn, không có nghề ổn định đã coi khai thác khoáng sản là nghề để mưu sinh hàng ngày. Mặt khác, khoáng sản quý, hiếm thường phân bố ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, hạ tầng kỹ thuật thấp kém, đời sống nhân dân khó khăn, dân trí thấp. Trong khi đó, lực lượng quản lý khoáng sản rất mỏng, thiếu phương tiện, kinh phí nên không thường xuyên kiểm soát để phát hiện kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Anh Thư
Theo Danviet
Hải Dương: Điều chuyển em rể Bí thư huyện vụ cả nhà làm quan Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Thành, Hải Dương vừa ra quyết định điều chuyển ông Nguyễn Hồng Cương, Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ (em rể Bí thư huyện) làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Huyện ủy. Trả lời VietNamNet chiều qua, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết, sau khi báo chí phản ánh vụ...