Nóng trên mạng xã hội: Xót xa cảnh cụ ông 83 tuổi bị thang máy ‘nhốt’
Mạng xã hội xuất hiện hình ảnh nhiều người đang cố gắng đưa một cụ ông tóc bạc trắng ra khỏi thang máy gặp sự cố, khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Người dân tổ chức giải cứu cụ Hùng khỏi thang máy – ẢNH: H.N
Kèm đó là dòng trạng thái chia sẻ tòa nhà 12 tầng chỉ vỏn vẹn 2 thang máy, trong đó một thang không còn hoạt động nhiều tháng nay, chiếc còn lại liên tục gặp sự cố vì quá tải, càng khiến cư dân mạng phẫn nộ, đặt câu hỏi về trách nhiệm vận hành chung cư của ban quản trị (BQT).
Một thang máy “tải” hơn 300 cư dân
Cụ thể, theo những cư dân tại tòa P2, khu đô thị Việt Hưng (P.Giang Biên, Q. Long Biên, Hà Nội), tòa nhà này gồm 12 tầng và có hơn 300 cư dân sử dụng 2 thang máy. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng nay, một thang máy bị hư hỏng, nên người dân phải chen chúc dùng cái còn lại. Việc quá tải này khiến thang máy thường xuyên “đổ bệnh” như: sụt điện, mất nguồn, kẹt cửa… Gần đây nhất, tối 5.5, chiếc thang máy này bất ngờ nhốt 2 người bên trong gần 1 tiếng đồng hồ, trong đó có cụ Nguyễn Thạc Hùng (83 tuổi, sống tại tầng 10).
Nhận được thông báo, cư dân tòa nhà cùng 2 bảo vệ gọi đơn vị bảo trì thang máy tới để giải quyết, tuy nhiên do đợi lâu, lo sợ cụ ông gặp chuyện bất trắc, người dân đã dùng ghế gỗ, gạch lát vỉa hè để cạy cửa, giải cứu cụ Hùng ra ngoài.
Anh N.H.N (25 tuổi, cư dân tòa P2) cho biết thời điểm đưa cụ Hùng ra ngoài, cụ hoảng loạn đứng không vững, ngồi bệt trước cửa thang máy gần 10 phút mới được người thân dìu về nhà. Theo anh N., chiếc thang máy này thường xuyên gặp trục trặc, cứ khoảng 1 tháng lại gặp sự cố 2 – 3 lần. Nhiều lần đã từng “nhốt” trẻ em bên trong khiến các cháu hoảng sợ, la hét, khóc khản cả cổ.
“Cư dân đã nhiều lần phản ánh nhưng phía BQT cứ lờ đi. Tôi nhiều lần phải đi bộ từ tầng 10 xuống để đi làm và ngược lại. Đã nhiều lần cư dân bàn bạc cần lên tiếng sa thải BQT và bầu BQT mới có trách nhiệm để người dân được nhờ”, anh N. bức xúc.
Cụ Hùng hoảng loạn, đứng không vững, phải ngồi bệt xuống nghỉ trước cửa thang máy
Có quỹ nhưng không tiêu được
Ông Vũ Xuân Trung (56 tuổi) cho biết bản thân ông là Phó BQT tòa P1, khu đô thị Việt Hưng. Khoảng hơn 1 năm nay, ông Hoàng Văn Sơn (Trưởng BQT quản lý chung 2 tòa P1, P2) đi điều trị bệnh, cộng với việc 1 phó ban tòa P2 mới nghỉ, nên ông Trung đứng ra đại diện cho cư dân tòa nhà này.
Video đang HOT
Theo ông Trung, mọi sự cố về thang máy của tòa P2 ông đều nắm được, 1 hỏng nhẹ nhưng từ lâu không thay nên không sử dụng được, cái còn lại thì mới gặp sự cố kẹt cửa, chứ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông Trung cho hay ông bất lực không thể quyết để sửa chữa vì quỹ chung cư, quỹ bảo trì xây dựng… đều do ông Sơn quản lý. Khi hỏng, ông Trung chỉ biết gọi người đến sửa hộ, nhưng vướng mắc phần chi trả.
“Ông Sơn là người có quyền xuất quỹ và nắm giữ quỹ do cư dân tòa P2 đóng, nhưng hiện ông Sơn đã sống ở nơi khác và chưa bàn giao cho ai, tôi nhiều lần liên hệ nhưng không giải quyết được, bà con phản ánh nhiều nhưng quyền quyết định không nằm ở tôi. Bên ấy có quy chế chi tiêu phải thông qua tổ giám sát cộng đồng, tuy nhiên, khi ông Sơn đăng lên Facebook việc thang hư thì không ai phản hồi lại, nên ông Sơn không dám chi”, ông Trung nói. Theo ông Trung, ngày 10.5, BQT tòa nhà sẽ làm báo cáo gửi UBND phường, mời cư dân để tổ chức bầu lại BQT, sớm giải quyết khó khăn cho bà con.
“Anh Sơn hơn 1 năm trời đã không xuất hiện lo công việc cho cư dân, nhiều phản ánh nhưng không giải quyết. Nhiều lần tôi nhắn tin, gọi điện anh Sơn ra giải quyết. Quỹ thì tôi không rõ còn bao nhiêu, ai cầm”, ông Trung nói.
PV liên hệ với ông Sơn, thì ông cho biết số tiền bảo trì vẫn còn. Trong 2 ngày tới, ông Sơn nói sẽ có mặt để họp BQT nhằm công khai tài chính, đồng thời xin bãi nhiệm để về nhà chữa bệnh, bàn giao lại hết tất cả cho người dân. “Việc thang kẹt, bà con phải đi bộ, bức xúc là đúng, nhưng gần đây tôi bị ung thư phải về quê điều trị, có việc tôi vẫn trao đổi với bộ phận có liên quan. Một chiếc thang hư đang thảo luận nhưng chưa đi đến kết quả thì vướng dịch Covid-19, nên thống nhất tạm dừng hoạt động. Còn thang kia bị kẹt tôi cũng đã nghe thông báo. Chúng tôi quản lý tiền rất chặt”, ông Sơn nói.
Sáng tạo chiêu dùng tăm bấm thang máy tránh virus mùa dịch
Để tránh nguy cơ lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc các bề mặt, nhiều tòa nhà đã trang bị dụng cụ để mọi người có thể bấm nút thang máy mà không cần chạm tay.
Dịch Covid-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp khi số người nhiễm đang ngày một tăng. Việc chạm phải những nơi có "mầm bệnh" được xem là một trong những nguyên nhân lây lan virus.
Trong đó, thang máy tại các tòa nhà cao tầng được biết đến là nơi thường xuyên có người ra vào. Vì thế, để hạn chế tối đa việc tiếp xúc cơ thể trực tiếp, nhiều nơi đã nảy ra những ý tưởng rất sáng tạo.
Thang máy là nơi có khả năng lây nhiễm Covid-19 cao vì đông người sử dụng. Ảnh: Lao Động
Để sẵn tăm, khăn giấy trong thang máy
Tại các thang máy trong khu chung cư hay tòa nhà cao tầng, các nút bấm được cho là có nguy cơ trở thành nguồn lây nhiễm virus Corona. Bởi lẽ nếu có người từng bị bệnh tiếp xúc với nút bấm thì những người sau đó chạm phải cũng có thể lây nhiễm.
Việc dùng tay bấm thang máy có thể vô tình lây nhiễm virus gây bệnh. Ảnh: Vietnamnet
Thế nhưng "cái khó ló cái khôn", đã có người nghĩ ra cách dùng tăm để bấm nút thay vì phải dùng tay trực tiếp. Rất nhiều những chiếc tăm sẽ được cắm sẵn trên miếng xốp, ai muốn bấm nút chỉ cần dùng nó sau đó vứt đi là được.
Và thế là "cái khó ló cái khôn", một phương pháp mới đã được phát minh ra để không phải chạm tay vào nút bấm. Ảnh: Bà Dì Nulo
Không chỉ có tăm, một số thang máy còn đặt khăn giấy cho mọi người sử dụng. Còn có người sáng tạo hơn, xài luôn đầu chìa khóa mang theo bên mình để đỡ phải động chạm.
Sẵn luôn giấy trong thang máy kèm hướng dẫn sử dụng. Ảnh: N.P.L
Hay đầu chìa khóa cũng được tận dụng triệt để. Ảnh: T.N
Kĩ càng hơn thì trang bị cả nước diệt khuẩn trong thang nữa. Ảnh: Q.T.V
Cư dân mạng: "Nhìn dở hơi nhưng lại rất đáng yêu"
Cách làm này nhận được rất nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Rất nhiều người còn nói rằng sẽ phải "tham mưu" phương pháp này để áp dụng cho thang máy tại nơi mình ở hay làm việc. Hay "bó cẩn" hơn thì "thủ" sẵn gói tăm trong túi, mỗi lần cần dùng là có ngay.
Rất nhiều người muốn nhân rộng cách làm này. Ảnh: Chụp màn hình
- Mang tăm đi theo mọi lúc mọi nơi các bạn ơi.
- Có khi nào mai tăm lại tăng giá rồi hot như khẩu trang không.
- Từ ngày có dịch tớ toàn dùng chìa khóa xe bấm thang thôi.
- Nó lại đạt đến tầm IQ "vô cực" rồi.
6 cách làm giảm nguy cơ nhiễm virus Corona
Hiện nay vẫn chưa tìm được ra thuốc đặc trị Covid-19 vì thế để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh thì các phương pháp phòng tránh cần được thực hiện tốt. Và để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như tránh lây lan ra cộng đồng thì mỗi người cần trang bị những kiến thức cơ bản nhằm giảm thiểu khả năng lây nhiễm virus. 6 cách đơn giản dưới đây là những giải pháp nên làm để tránh bị lây nhiễm virus Corona.
6 cách làm giảm nguy cơ nhiễm virus Corona. Ảnh: YAN
Phương pháp dùng tăm bấm thang máy tránh dịch Covid-19 này vừa đơn giản, sáng tạo lại giúp hạn chế tiếp xúc chung bề mặt. Mọi người từ đó cũng có thể an tâm hơn trong việc di chuyển bằng cách thức này. Đúng là trước mỗi vấn đề thì luôn có những sự sáng tạo rất kịp thời phải không nào.
Theo Yan
Rửa tay xong, người đàn ông lấy luôn chai rửa tay khô của chung cư cất vào ô tô gây bức xúc Hành động xấu xí của người này đang bị chỉ trích trên mạng xã hội. Mới đây, đoạn clip ghi lại diễn biến vụ việc gây xôn xao trên nhiều diễn đàn mạng. Theo đó, một người đàn ông trung niên sử dụng dung dịch rửa tay khô được trang bị cạnh thang máy. Sau một hồi thấy xung quanh vắng vẻ, người...