Nóng trên mạng xã hội: Chàng trai Pháp gốc Việt quyết cả đời đi tìm mẹ ruột
“Tôi không muốn đến khi chết đi vẫn không biết được nguồn cội của mình, không biết được người sinh ra mình là ai”, anh Loic Langeard (tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Tân) chia sẻ về quyết tâm tìm lại mẹ ruột của mình.
Anh Tân cùng gia đình bố mẹ nuôi tại Pháp – ẢNH: NVCC
Bị mẹ bỏ rơi khi vừa sinh với lý do “không có chồng”, Nguyễn Văn Tân (nay 27 tuổi, sống tại Pháp) khi đó được đưa đến Nhà nuôi trẻ mồ côi Gò Vấp “Mầm non 4″ để nuôi dưỡng. 8 ngày tuổi, anh được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi và có một cuộc sống hạnh phúc tại đất nước này. Tuy nhiên, Tân chưa bao giờ thôi trăn trở về nguồn cội.
“Cảm ơn mẹ vì tất cả”
Đến Pháp ngày 5.12.1993, lớn lên tại xã Athis-Mons yên bình trong vùng đô thị Paris, Tân nhận được tình yêu thương rất lớn từ bố mẹ nuôi. “Thực lòng, tôi biết ơn họ vì đã cho tôi có được một cuộc sống tốt nhất”, anh tâm sự.
Anh Tân lúc vừa chào đời
Tuổi thơ của Tân là những ngày anh không ngừng thắc mắc về ngoại hình khác biệt của mình. Anh vẫn thường hỏi bố mẹ tại sao mình không có làn da trắng, tóc vàng hay đôi mắt xanh như các bạn. “Lúc nào cũng vậy, bố mẹ luôn nhắc nhở tôi phải tự hào về vẻ ngoài và kể cho tôi nghe về đất nước nơi tôi sinh ra. Nhờ có bố mẹ, tôi biết đến Việt Nam nhiều hơn và bắt đầu tìm hiểu, khám phá về nó”, Tân kể.
Video đang HOT
Từng đến Việt Nam hơn 5 lần, Tân xem đó là hành trình “trở về nhà” của mình. Anh hiểu thêm về vẻ đẹp con người, văn hóa Việt và rồi khát khao tìm mẹ ào về. “Đến một lúc nào đó, ai rồi cũng sẽ mong muốn tìm về với nguồn gốc của chính mình. Mẹ tôi trông ra sao? Tại sao bà ấy lại bỏ tôi lại? Bà ấy vẫn còn sống khỏe mạnh chứ? Bà ấy còn nhớ tới tôi không?”, những thắc mắc đó thôi thúc Tân tìm lại mẹ.
Tân chưa bao giờ có suy nghĩ oán trách bố mẹ ruột. Anh tin rằng: “Không có người mẹ nào lại muốn vứt bỏ con mình. Có lẽ mẹ tôi đã gặp phải điều gì đó kinh khủng lắm mới bỏ tôi mà đi. Và có lẽ, bà đã dằn vặt vì điều đó suốt phần đời còn lại của mình. Thực tâm, tôi biết ơn bà đã sinh ra tôi, và nhờ bà ấy mà tôi có được cuộc sống tuyệt vời ở hiện tại. Cảm ơn mẹ vì tất cả”.
Bà Nelly Laneard (61 tuổi, mẹ nuôi Tân) xúc động cho biết: “Loic là một người hiền lành và tử tế, lại rất chăm chỉ”. “Từ ngày nhận nuôi cháu, tôi sinh thêm một đứa con trai. Vì vậy, chúng tôi xem cháu là phước lành mà Chúa ban tặng cho gia đình. Tôi mong cháu tìm được mẹ, để không phải băn khoăn về gốc gác của mình”, bà Nelly Laneard nói.
Dành cả cuộc đời để tìm mẹ
Năm 2018, Tân trở về Việt Nam tìm lại mẹ mình. Trước khi đi, bố mẹ nuôi đã đưa cho anh những thông tin mà họ có. Họ vẫn giữ gìn cẩn thận nó suốt gần 30 năm nay, chỉ chờ đến ngày anh cần. Do khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa cũng như không có người quen tại Việt Nam nên hành trình tìm mẹ của anh không có nhiều kết quả. Anh đã đăng thông báo trên các diễn đàn người Pháp ở Việt Nam nhưng cũng không có phản hồi. “Ngày gặp được mẹ chắc chắn là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời tôi. Nếu được gặp bà, câu đầu tiên tôi nói với bà ấy sẽ là “Con cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con. Mong mẹ đừng cảm thấy tội lỗi, vì cuộc sống của con rất tốt”, Tân nói.
Trên giấy chứng sinh, Nguyễn Văn Tân sinh ngày 12.10.1993 tại BV Hùng Vương (Q.5. TP.HCM), nặng 2,5 kg. Mẹ của anh tên Nguyễn Thị Mai, khi đó 18 tuổi và thường trú tại địa chỉ 341/C Đầm Sen, P.5, Q.11, TP.HCM. PV Thanh Niên theo địa chỉ trên đã tìm đến nhưng người dân ở đây cho biết địa chỉ này khá mơ hồ do không có tên đường, số nhà cụ thể. Bà Ngọc Hoa (50 tuổi) đã sống tại đây hơn 25 năm, cho biết: “Hầu hết những người ở đây đều mới chuyển đến chục năm nay. Không loại trừ trường hợp người mẹ khai thông tin không chính xác để bỏ lại con”.
Cô gái giả làm y tá 9 năm để được chăm sóc người mẹ từng bỏ rơi mình
Vì không có đủ điều kiện nuôi dưỡng hay có những lý do bất khả kháng, đôi khi những người làm cha, mẹ đành lòng phải bỏ lại con cho người khác nuôi.
Không phải đứa con nào cũng có thể thấu hiểu nỗi khổ tâm đó để yêu thương, tha thứ cho cha mẹ ruột.
Tuy nhiên, nhân vật trong câu chuyện dưới đây là một ngoại lệ. Bị mẹ bỏ rơi, thế nhưng người phụ nữ này chưa bao giờ cảm thấy trách hay hận bà.
Hình ảnh Phyllis ngày trẻ khi còn là y tá. (Ảnh: Irishpost).
Trở thành trẻ mồ côi, người phụ nữ vẫn khao khát truy tìm danh tính mẹ ruột
Đó là trường hợp của Phyllis Whitsell, 64 tuổi, đến từ thành phố Birmingham. Bà đã kể lại về cuộc sống cũng như câu chuyện của mình trong suốt những năm tháng thời trẻ khi bí mật chăm sóc mẹ già ốm yếu dù từng bị bỏ rơi.
Được biết, trong 4 năm đầu đời, bà Phyllis từng phải ở trong trại trẻ mồ côi. Sau nhiều năm tháng nỗ lực, Phyllis Whitsell trở thành y tá giỏi tại một bệnh viện lớn khi mới chỉ hai mươi mấy tuổi.
Mặc dù thời gian đã trôi qua lâu, thế nhưng bà vẫn luôn nghĩ về đấng sinh thành của mình. Năm 1980, khi 25 tuổi, bà gọi về trại trẻ mồ côi mà mình từng sinh sống để hỏi về mẹ ruột. Nhờ đó, bà Phyllis biết được rằng mẹ mình là Bridget, một người phụ nữ Iceland có hoàn cảnh sống vô cùng đáng thương.
Được biết, bà không phải là đứa con duy nhất của mẹ. Bridget có đến 5 đứa con khác nhau mà không hề biết cha chúng là ai vì sau cú sốc bị anh ruột lạm dụng, người phụ nữ bắt đầu lang thang và suốt ngày say xỉn. Trước năm 1960, thi thoảng mẹ của bà vẫn ghé thăm con tại trại trẻ mồ côi nhưng lúc nào cũng trong trạng thái đầy hơi men.
Năm 25 tuổi, bà đã tìm được mẹ ruột và phát hiện hoàn cảnh đáng thương. (Ảnh: Mirror).
Thấu hiểu cho mẹ dù mình là người bị bỏ rơi
Mặc dù có hoàn cảnh đáng thương, thế nhưng Phyllis chưa bao giờ hận thù mẹ. Ngay cả khi chưa biết mẹ mình là ai, cô vẫn tâm niệm rằng " không người mẹ nào từ bỏ con mình, trừ khi họ có nỗi đau riêng". Sau khi phát hiện được sự thật, Phyllis chia sẻ: " Tôi hiểu bà ấy vẫn luôn quan tâm tôi. Vì không thể chăm sóc tôi đúng cách nên việc giữ khoảng cách an toàn, để tôi sống ở trại mồ côi sẽ tốt hơn".
Lúc phát hiện ra người mẹ năm xưa cũng chính là lúc mà Phyllis đang mang thai. Chồng bà hiểu được tình trạng của mẹ vợ nên ban đầu ngăn cản, không muốn Phyllis đi gặp mẹ. Sau khi sinh 2 tháng, bà tự lái xe đến thăm mẹ tại bệnh viện. Lúc này, Bridget trong tình trạng kiệt sức, người nhiều thương tích.
Giả làm y tá miễn phí để chăm sóc mẹ
Nhận ra mẹ tuy nhiên bà đã không tiết lộ về danh tính của mình. Bà chỉ cho mẹ biết mình là y tá được cử đi điều trị miễn phí cho bệnh nhân. Sau đó, bà tự thêm mẹ ruột vào danh sách bệnh nhân yêu cầu chăm sóc tại nhà. Mỗi tháng, Phyllis tự bỏ tiền lương ra để làm y tá đến chăm sóc mẹ, có đêm còn ngủ lại vì Bridget hay gặp ác mộng do ám ảnh quá khứ.
Cho đến một ngày, khi hiểu rằng mẹ không còn cầm cự nổi, bà mới nói rõ mình là ai với mẹ. Tuy nhiên, lúc này Bridget đã không còn đủ tỉnh táo để tiếp nhận thông tin từ con. Năm 1990, người phụ nữ qua đời mà không hề biết người chăm sóc mình trong vòng 9 năm lại là con gái ruột. Bản thân Phyllis cũng không thể bày tỏ tình cảm với mẹ dưới vai trò một người con.
Hình ảnh chụp lại trong lần đi dạo của bà Bridget và con. (Ảnh: Mirror).
Chia sẻ về hành động giấu thông tin của mình với mẹ, bà cho rằng sợ mẹ sẽ day dứt, mặc cảm khi biết sự thật. Tuy nhiên, bà cũng nhìn vấn đề dưới góc rất tích cực rằng ít ra cũng đã tìm được mẹ và chăm sóc. Không phải đứa trẻ mồ côi nào cũng may mắn có cơ hội này.
Câu chuyện của Phyllis đã trở thành niềm cảm hứng cho giới văn chương. Tấm lòng và câu chuyện hiếu thảo của bà đã được viết thành sách vì không phải đứa con nào cũng yêu thương và thấu hiểu mẹ ruột, dù mình là người bị bỏ rơi.
DJ Tít: Mẹ mất sớm, 26 tuổi chưa từng thấy mặt bố và lý do không tìm kiếm "Nếu người ta đã coi như mình không có mặt trên cuộc đời này, thì mình cũng không cần xuất hiện, không cần làm phiền đến cuộc sống riêng của họ", Tít tâm sự. DJ Tít (tên thật là Trần Thị Thủy Tiên) sinh năm 1994 tại Lai Châu. Sau này, cô theo ông bà tới Điện Biên sinh sống. Được nhớ đến...