Nóng trên mạng xã hội: Buồn hiu xe buýt mùa dịch
Mạng xã hội xôn xao câu chuyện học sinh, sinh viên ở TP.HCM được nghỉ thêm để phòng dịch Covid-19 khiến xe buýt vắng hơn ngày thường. Tiếp viên, tài xế vì thế buồn hiu vì mỗi ngày chỉ bán được vài vé.
Xe buýt số 19 vắng tanh mùa dịch Covid-19 – Ảnh: Lê Hồng Hạnh
Tính đến nay, nhiều trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM cho sinh viên nghỉ thêm để phòng dịch Covid-19. Ngày 29.2, TP.HCM cũng quyết định cho học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ đến hết ngày 15.3; riêng bậc THPT, học sinh lớp 10, 11 nghỉ đến 15.3, lớp 12 nghỉ đến 8.3. Vắng học sinh, sinh viên nên xe buýt… buồn hiu, không còn nhộn nhịp, chen chúc như mọi khi.
Trên nhiều diễn đàn về giao thông, không ít bác tài than thở chuyện xe buýt vắng khách. “Kẻ khóc người cười vì nghỉ tết dài nhưng buồn nhất là xe buýt ế quá”, “Dưa hấu ế thì giải cứu, thanh long ế thì giải cứu, bây giờ tới xe buýt ế rồi”… là những bình luận của dân mạng về tình trạng này.
Số người chết vì Covid-19 tại Trung Quốc tiếp tục giảm, Mỹ có ca tử vong đầu tiên
Xe buýt số 8 cũng vắng bóng học sinh, sinh viên
Tất cả các tuyến đều giảm
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, những tuyến xe buýt ngày thường rất đông đúc như số 8 (Bến xe Đại học Quốc gia – Bến xe Q.8), số 19 (Bến xe Đại học Quốc gia – Bến xe Công viên 23.9), số 150 (ngã ba Tân Vạn – Bến xe Chợ Lớn)… nay đều vắng lặng. Các trạm xe buýt, bến xe cũng vắng vẻ mùa dịch, phần vì học sinh, sinh viên nghỉ học, phần vì nhiều người không di chuyển bằng phương tiện công cộng do lo ngại dịch bệnh lây lan.
Anh T.H.M, Đội trưởng Đội kiểm tra Hợp tác xã (HTX) vận tải 19.5 (H.Hóc Môn, TP.HCM), cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng hành khách là sinh viên có giảm nên giờ cao điểm, HTX giảm chuyến.
“Do một số người dân còn ngại đi xe đông người nơi công cộng nên hầu như tất cả các tuyến trên thành phố đều giảm chứ không riêng tuyến xe buýt 150. Đến trung tâm thương mại người ta còn không đi. Đây là tình hình khó khăn chung của những dịch vụ công cộng”, anh nói.
Anh M. cũng cho biết thêm, lái xe và tiếp viên hưởng lương theo chuyến nên nếu sản lượng và số lượng chuyến giảm cũng ảnh hưởng đến thu nhập. Bình quân một xe giảm một đến hai chuyến.
Nhà chờ xe buýt vắng tanh – Ảnh: Lê Hồng Hạnh
Mỗi chuyến chỉ được 2 – 3 khách
PV Thanh Niên lên chuyến xe buýt số 19 hướng từ Công viên 23.9 đến Làng đại học ở Thủ Đức, suốt một quãng đường dài mà không thấy có thêm vị khách nào. Tiếp viên ngồi lặng thinh chỉnh lại xấp vé, tài xế tập trung lái xe. Ít khách, HTX bị ảnh hưởng, tiếp viên và tài xế xe buýt cũng lao đao theo.
Chị Nguyễn Thị Kim Loan (30 tuổi, tiếp viên xe buýt) cho hay bình thường ngày chạy nhiều có khi được 9 chuyến, nhưng từ khi có dịch, học sinh, sinh viên được nghỉ thì cắt lại còn 6 chuyến. Đa số các chuyến xe đều vắng khách, nhiều lắm thì được 2 – 3 khách.
Anh Bùi Thái Phương (40 tuổi, tiếp viên xe buýt số 19) chia sẻ cuộc sống của mình phụ thuộc vào tiền lương, nên dù dịch bệnh thì vẫn đi làm bình thường.
Một người Việt nhiễm Covid-19 tại Daegu, sẽ được Hàn Quốc chữa trị miễn phí
Ngày thường, bến xe Đại học quốc gia TP.HCM luôn đông đúc, nay chỉ còn tài xế với tiếp viên – Ảnh: Lê Hồng Hạnh
“Làm thì chết mà không làm cũng chết, nói chung dịch bệnh mà mình đâu biết trước được. Có chuyến chạy có mấy ngàn, được hai ba người (tuyến 19 đi từ Bến Thành – Đại học Quốc gia TP.HCM – PV). Nhất là buổi trưa, người ta vào công ty làm việc hết rồi, học sinh, sinh viên thì không đi”, anh nói.
Anh Phương giải thích nếu vé ít, không có khách thì ảnh hưởng cho công ty. “Làm ăn được thì người ta phụ cấp thêm cho mình, còn không được người ta không phụ cấp thì mình cũng khó khăn”, anh nói.
Không chỉ giảm thu nhập, những người này còn có nỗi lo sợ dịch bệnh vì công việc bắt buộc phải tiếp xúc với nhiều người. “Cũng sợ dịch bệnh lắm chứ, nhưng công việc của mình thì mình phải làm thôi, không làm thì lấy gì sống bây giờ. Mình cũng đeo khẩu trang này kia nhưng bị bệnh thì cũng chịu thôi, vì mình tiếp xúc với quá nhiều người rồi”, chị Loan tâm sự.
Còn anh Phương thở dài: “Giờ cũng chỉ biết cho qua ngày, bây giờ chỉ hy vọng hết dịch bệnh để người lao động mình bớt khổ. Nếu bệnh dịch kéo dài thì không biết làm sao để sống”.
Theo thanhnien
Học online nhưng phải kiểm tra bài cũ, cậu học trò chốt 1 câu chắc nịch khiến cô giáo và cả lớp lăn ra cười ngất
Dù học online có chán bao nhiêu thì tụi học trò vẫn nghĩ ra đủ cách để mỗi tiết học trở nên đặc biệt nhất.
Do diễn biến phức tạp của chủng virus Corona mới nên hầu hết 63/63 tỉnh thành trên cả nước đều thông báo cho học sinh và sinh viên nghỉ học. Thời gian nghỉ kéo dài lên đến gần 1 tháng nên nhiều trường đã triển khai hình thức học online. Phương pháp này được áp dụng trên các hệ thống đã định sẵn trước đó hoặc các hội, nhóm được lập trên mạng xã hội.
Điểm đặc biệt của hình thức này là học trò phải ngồi trước camera máy tính để điểm danh thông qua hình thức face-time. Chỉ cần không xuất hiện trong 5 phút là giảng viên sẽ ngay lập tức "triệu hồi" và truy ra lý do vắng mặt. Vậy nên mới dẫn đến tình cảnh muốn đi vệ sinh, học trò đành phải... nhắn tin trực tiếp vào nhóm chat.
Đi học thời 4.0: Muốn đi vệ sinh hay ăn cơm cũng phải nhắn tin xin phép. (Ảnh: Nguyễn Việt Anh)
Thực tế, vì còn tương đối mới nên hình thức học online nảy sinh ra rất nhiều tình huống "dở khóc dở cười". Nhiều giảng viên điểm danh bằng cách khi đang dạy bỗng tag cô cậu nào để xem còn học hay không. Hay không ít trường hợp giảng viên đang hào hứng giảng thì cả lớp đồng loạt trốn học bằng cách... rời khỏi cuộc trò chuyện.
Không biết cô giáo sẽ nhắn cậu học trò như thế nào nhưng dân mạng thì được phen cười ngất trước màn xin đi vệ sinh thời 4.0. Bên dưới phần bình luận, nhiều người không ngần ngại chia sẻ thêm kỉ niệm lần học online của mình.
- " Chỉ có tụi học trò mới nghĩ ra được những kiểu xin đi vệ sinh thế này".
- " Đây là điều mà thầy cô cùng nhà trường không thể ngờ tới. Học online tưởng xin đi vệ sinh dễ hơn mà cũng lắm thủ tục phết".
- "Sau này được họp phụ huynh online chắc sẽ ổn hơn".
Đôi khi lớp còn có sự xuất hiện của thanh tra từ trên Sở về...
Thầy cô online là phải chào điểm danh ngay lập tức.
Học thể dục nghiêm túc theo từng tin nhắn thầy day.
Bài kiểm tra cũng phải nộp đúng giờ, bất kể là 1 tiết hay 15 phút nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Giữa dịch nCoV, SV Y Hà Nội cùng nhau hiến máu ngay giờ học lâm sàng tại bệnh viện Sinh viên Đại học Y Hà Nội sẵn sàng hiến máu cứu người ngay trong giờ học lâm sàng tại bệnh viện Việt Đức. Trong khi nhiều trường đại học đã ra thông báo cho sinh viên tiếp tục được nghỉ thêm 1 tuần đến hết ngày 16/2 để phòng ngừa lây lan dịch do virus corona (nCoV) gây ra thì sinh viên...