Nóng: Tỉnh cuối cùng của cả nước công bố nhiễm dịch tả lợn châu Phi
Tỉnh Ninh Thuận là địa phương cuối cùng của cả nước công bố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.
Theo Sở NNPTNT Ninh Thuận, tỉnh này là địa phương cuối cùng của cả nước công bố có dịch tả lơn châu Phi. Trước đó, ngày 28/8, đơn vị tiếp nhận thông tin phát hiện trại chăn nuôi của ông Đỗ Tấn Đức (Khu phố 1, thị trấn Tân Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) có 354 con lợn có biểu hiện bị bệnh. Mặc dù chủ trang trại đã cố gắng dùng thuốc để chữa, thế nhưng lợn tiếp tục bệnh và chết rải rác.
Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả, lợn chết bất thường của trang trại này dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận đã phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn chết và nhiễm bệnh tại trang trại trên.
Điều đáng lo ngại là, trang trại lợn kế bên hộ ông Đức cũng có những biểu hiện của bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Video đang HOT
Lực lượng chức năng đang lấy mẫu xét nghiệm virus dịch tả lợn châu Phi
Ông Trần Quốc Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã trực tiếp xuống địa bàn xảy ra dịch bệnh chỉ đạo địa phương tập trung các biện pháp để phòng, chống dịch tả châu Phi. Đồng thời, khoanh vùng, tiến hành dập dịch không để lây lan ra diện rộng.
Bên cạnh đó, vận động người dân thực hiện 5 không (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn ăn mà chưa qua xử lý nhiệt).
Lực lượng chức năng và địa phương cũng sẽ thành lập các chốt kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn; thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dich, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm ra bên ngoài. Tổ chức kiểm soát, không để vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dich vùng bị dich uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan thú y. Tổ chức thường xuyên việc tiêu độc khử trùng
Như vậy đến nay, dịch tả châu Phi đã xảy ra trên tất cả 63 tỉnh, thành phố của cả nước và phải tiêu hủy hơn 4,5 triệu con lợn.
Theo Danviet
Sốc: Gần 3.700 xã có dịch tả lợn châu Phi, thiệt hại 3.600 tỷ đồng
Tính đến ngày 4/6, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 3.700 xã của 53 tỉnh với 2,2 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy, thiệt hại ước tính 3.600 tỷ đồng. Con số thiệt hại lớn đến mức nhiều lãnh đạo địa phương "phát sốt".
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tính đến ngày 04/6, bệnh DTLCP đang xảy ra tại 3.682 xã, 357 huyện của 53 tỉnh, thành phố (gồm: Hà Nội, Hà Nam, Điện Biên, Ninh Bình, Nam Định, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TT Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Hậu Giang, Hà Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang, Gia Lai, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bình Định, Kon Tum, Trà Vinh).
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại Thái Bình. Ảnh: Phan Lợi.
Tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 2.223.765 con. Ngoài ra, đã có 125 xã thuộc 68 huyện của 23 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh.
Số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy tại các ổ dịch cũ này là 33.400 con. Thời gian qua, đã có 47 xã thuộc 15 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh.
Tốc độ lây lan nhanh chóng, mức độ tàn phá đàn lợn của bệnh dịch tả lợn châu Phi đang khiến nhiều địa phương lo lắng. Bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định thừa nhận, dịch đã lan rộng khắp nơi ở tỉnh Nam Định. Thống kê đến thời điểm hiện tại, số tiền tỉnh này dự kiến hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi lợn đã tiêu hủy lên tới 450 tỉ đồng. Trong khi đó, quỹ dự phòng của tỉnh chỉ có 100 tỉ đồng.
Bà Nga ví thiệt hại dịch tả lợn châu Phi tại Nam Định lớn chưa từng thấy ở địa phương, hơn cả bão gió, thiên tai từng xảy ra trong tỉnh. "Thiệt hại lớn đến nỗi lãnh đạo tỉnh phát sốt lên, khi trong đời làm quản lý tài chính chưa bao giờ thấy thiệt hại lớn đến thế" - bà Nga nói tại hội nghị đánh giá công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 4/6.
Tại tỉnh Thái Bình, gần 40% tổng đàn lợn đã buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi.
Theo Danviet
Yên Bái tiêu hủy hơn 200 con lợn nhiễm bệnh tả lợn châu Phi Cơ quan chức năng huyện Văn Chấn và Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái tổ chức tiêu hủy hơn 200 con lợn được xác định nhiễm dịch tả lợn châu Phi; đây là ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên trên địa bàn. Các lực lượng chức năng dùng vôi tiêu hủy lợn nhiễm bệnh. (Ảnh: Ngọc Anh/TTXVN) Ngày...