Nóng: Tìm ra thứ lạ lùng ‘phát sáng’ cạnh miệng núi lửa sao Hỏa
Sao Hỏa và Trái đất không phải là thế giới duy nhất trong hệ mặt trời có những loại cồn cát hấp dẫn này. Trong khi sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ, nhưng có thể tìm thấy nhiều màu sắc khác nhau trên bề mặt hành tinh.
Cũng giống như trên Trái đất, những mảng màu mà chúng ta có thể thấy trong ảnh chụp từ Sao Hỏa đến từ các khoáng chất đa dạng trên hoặc ngay dưới bề mặt.
Trong trường hợp, do tình trạng xói mòn diễn ra khốc liệt mà các khoáng chất dưới bề mặt xuất hiện những vệt sáng khoáng chất kỳ lạ với các gam màu khác nhau, theo nhóm nghiên cứu giải thích từ camera HiRISE đáng kinh ngạc ngay trên Tàu Trinh sát Quỹ đạo Sao Hỏa (MRO).
Ở đây, tàu MRO đã quay quanh sao Hỏa và đã chụp được những hình ảnh có độ phân giải cao, cho thấy sự đa dạng ở trên và dưới bề mặt sao Hỏa. Điển hình là vùng miệng núi lửa Kaiser và cánh đồng cồn cát khổng lồ bên trong.
Đây là mục tiêu nghiên cứu thường xuyên của HiRISE, vì vậy các nhà khoa học đã nhận ra những thay đổi theo mùa diễn ra tại cảnh quan luôn thay đổi và dịch chuyển này.
Các nhóm nghiên cứu của HiRISE nói rằng các cồn cát khổng lồ trong miệng núi lửa Kaiser trải qua sự xói mòn mạnh mẽ của các mặt trượt dốc hàng năm vào cuối mùa đông, khi mặt trời sưởi ấm những sườn núi này và sương giá carbon dioxide theo mùa thăng hoa (có nghĩa là nó chuyển từ thể rắn thành khí).
Miệng núi lửa Kaiser nằm ở Noachis Terra, một khu vực trên sao Hỏa nằm giữa hai hố va chạm khổng lồ trên sao Hỏa: Argyre và Hellas.
Noachis được bao phủ dày đặc bởi các hố va chạm đến mức nó được coi là một trong những dạng địa hình lâu đời nhất trên sao Hỏa (thuật ngữ “Noachian” xuất phát từ tên Trái đất là Noah, dùng để chỉ một trong những khoảng thời gian sớm nhất).
Sao Hỏa và Trái đất không phải là thế giới duy nhất trong hệ mặt trời có những loại cồn cát hấp dẫn này. Trên thực tế, mặt trăng Titan sao Thổ cũng có cồn cát độc đáo lớn nhất hệ mặt trời. Có thể chúng ta sẽ nhìn thấy những thứ đó ở độ phân giải cao khi Dragonfly thực hiện chuyến thăm mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ vào năm 2034.
NASA tiếp tục tìm thấy dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tin rằng họ đã tìm thấy dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa sau khi tàu thám hiểm phát hiện ra bằng chứng.
Tàu thám hiểm Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã tìm ra một số tảng đá có chứa carbon hữu cơ mà các nhà khoa học nghi ngờ rằng có nguồn gốc từ các loài bọ trước đây từng sống trên hành tinh đỏ.
NASA tiếp tục tìm thấy dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa
NASA đã phân tích trầm tích từ 6 địa điểm khác nhau mà tàu thám hiểm đã khám phá ra. Theo NASA, các mẫu vật này có cơ sở sinh học giống với các di tích hóa thạch về sự sống của vi sinh vật từng phát hiện ở Australia.
Christopher House, nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Penn State, Mỹ cho biết: "Các mẫu vật có chứa carbon hữu cơ giống như nhiều mẫu ở Australia lấy từ trầm tích 2,7 tỷ năm tuổi".
Trên sao Hỏa, những bằng chứng mới tìm thấy cho thấy chùm khí mê tan lớn được giải phóng từ dưới bề mặt. Sau đó, các vi khuẩn sẽ tiêu thụ với lượng khí đó hoặc phản ứng với tia cực tím trước khi lắng đọng trên bề mặt.
Các cuộc thám hiếm trên sao Hỏa tập trung xung quanh miệng núi lửa Gale, nơi này từng là một hồ nước sâu cách đây 3,5 tỷ năm. Những nhà khoa học cho rằng miệng núi lửa chứa các phân tử hữu cơ phức tạp là nguyên liệu thô quan trọng để duy trì sự sống.
Christopher House cho biết lượng carbon 12 và carbon 13 tìm thấy trong các mẫu vật trên sao Hỏa đã hé lộ nhiều điều về nguồn gốc của chúng.
Kết quả phân tích cho thấy sự biến đổi lớn về sự kết hợp giữa 2 đồng vị carbon 12 và carbon 13 tiết lộ chu trình carbon của hành tinh thay đổi như thế nào theo thời gian. Hai đồng vị này đều tồn tại từ khi hình thành hệ Mặt Trời và xuất hiện trong mọi thứ thuộc về hệ Mặt Trời.
Nhóm nghiên cứu giải thíc sự thay đổi của chu trình carbon theo 3 kịch bản. Một là do tác động của những đám mây phân tử khổng lồ mà hệ Mặt Trời đã đi qua. Hai là do quá trình chuyển đổi CO2 thành hợp chất hữu cơ như formaldehyde thông qua các quả trình phi sinh học. Ba là một quá trình tương tự điều đã xảy ra trên Trái Đất.
Theo Christopher House, các nhà khoa học vẫn chưa có đầy đủ thông tin về sao Hỏa và lịch sử của hành tinh này để đưa ra kết luận về carbon hữu cơ hình thành trên hành tinh này. Việc tàu thám hiểm tiếp tục làm việc trên sao Hỏa mang lại hi vọng sẽ thu thập được nhiều mẫu vật hơn trong tương lai.
Tàu thăm dò ESA phát hiện nước nằm gần bề mặt sao Hỏa Tàu ExoMars của ESA phát hiện ra 'một lượng nước đáng kể' ẩn dưới bề mặt sao Hỏa tại hệ thống các hẻm núi Grand Canyon. Tàu thăm dò ESA phát hiện nước nằm gần bề mặt sao Hỏa Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA thông báo rằng tàu thăm dò ExoMars đã tìm thấy 'một lượng nước đáng kể' đang ẩn...