Nông thủy sản vào Nga: Khó vì nhiều rào cản… lạ với thông lệ
Bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ đã có đánh giá như vậy tại Diễn đàn thương mại Việt Nam – Đông Âu do Bộ Công Thương tổ chức tại TP.HCM ngày 8/5.
Theo Bộ Công Thương, các mặt hàng nông sản Việt Nam chiếm gần 20% trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch cao vào thị trường Nga. Về phía Nga, các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có sức tăng trưởng mạnh gồm phân bón, lúa mì.
Các mặt hàng nông thủy sản nhiệt đới trong nước khó thâm nhập vào thị trường Nga. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo bà Ngọc, xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản nhiệt đới có nhiều tiềm năng và đang có mức tăng đột biến năm 2017. Tuy nhiên từ năm 2018, nông nghiệp của Nga phát triển tốt, tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp đạt hơn 20% (đạt gần 26 tỷ USD).
Chính phủ Nga cũng đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ và đầu tư mạnh mẽ các nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển các tổ hợp công nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
Cùng với vấn đề về tỷ giá hối đoái có thể là những lý do khiến tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nga có phần bị chững lại. “Việc thanh toán bằng đồng USD gặp khó khăn do biến động tỷ giá giữa đồng Rúp của Liên bang Nga và đồng USD của Hoa Kỳ”, bà Ngọc nhận định.
Chia sẻ cụ thể hơn về thị trường này, bà Ngọc cho biết các rào cản phi thuế quan như quy định về vệ sinh ATTP, quy định về kiểm dịch chất lượng… mà Nga đang áp dụng đối với hàng nông thủy sản của Việt Nam (gạo, rau, quả, thủy sản…) tương đối chặt chẽ; thậm chí chưa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, dẫn đến việc hàng hóa khó thâm nhập vào thị trường này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin giữa cơ quan NAFIQAD (thuộc Bộ NNPTNT) và Cơ quan liên bang về giám sát thú y và kiểm dịch thực vật Liên Bang Nga (Rosselkhornadzor) thường chậm trễ. Cơ chế trao đổi thông tin về cảnh báo ATTP, cập nhật danh sách được phép xuất khẩu, quy định danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn… của phía nước bạn chưa minh bạch và kịp thời.
Cơ quan thương mại Nga lưu ý các nhà xuất khẩu Việt Nam về mặt hàng thủy sản. Ảnh: Thuận Hải
Ngay tại thị trường này, hàng Việt cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt (về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển…) với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Theo ông D. Makarov – Cơ quan đại diện thương mại Nga tại Việt Nam, tổng xuât khâu cua nươc Nga vao Viêt Nam vân tăng nhanh (29%), trong khi sư tăng trương xuât khâu Viêt Nam vao Nga xuông tư 35% vao năm 2017 đên 9% vao năm 2018.
Ty lê xuât khâu nông san tuy vẫn giư nguyên nhưng riêng thuy san mât 10% kim ngach. Sư mât mat xuât khâu thuy san đươc bu đắp băng trai cây tươi ma thơi gian gân đây vao thi trương Nga vơi san lương kha nhiêu.
Vê thuy san xuât khâu, ông D. Makarov muôn cac nhà san xuât Viêt Nam lưu y đên nguyên liêu lam thưc ăn thuy san. Nươc Nga co nguôn thiên nhiên rât lơn, nhất là nguồn thức ăn Artemia va co thê cung câp vơi gia ca hơp ly. Từ đó giúp giam gia thanh thuy san Viêt Nam rôi tăng trương xuât khâu ngược lại vao Nga.
Nông sản Việt cần cải thiện chất lượng và quảng bá nhiều hơn vào Nga cũng như Đông Âu. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đánh giá chung về thị trường Nga và khối các nước Đông Âu, bà Ngọc cho rằng khu vực này vẫn còn rất nhiều tiềm năng, có mức phát triển GDP trung bình tương đối cao, các mặt hàng tiêu dùng ở đây không có nhiều các tiêu chuẩn khắt khe nhưng các nước Tây Âu.
Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường này còn chưa ổn định. “Đặc biệt là đối với mặt hàng gạo, thủy sản và chè là những mặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu cải thiện chất lượng sản phẩm, tuyên truyền quảng bá… để thâm nhập tốt hơn vào các thị trường này”, bà Ngọc chia sẻ.
Đồng tình, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết khu vực Đông Âu từ lâu vốn là thị trường xuất khẩu truyền thống của hàng hóa Việt Nam.
Mặc dù giữa Việt Nam và các nước khu vực Đông Âu đã hình thành cơ sở vững chắc để phát triển hợp tác song phương tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với khối Đông Âu vẫn còn rất khiêm tốn, mới đạt khoảng 6,5 tỷ USD trong năm 2018, tức là mới chiếm khoảng gần 3% xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam với khối Đông Âu vẫn còn rất khiêm tốn. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Do vậy, Bộ Công Thương luôn mong muốn tổ chức thường xuyên các hoạt động nhằm tăng cường sự kết nối giữa Việt Nam và Đông Âu, coi đây là cầu nối quan trọng để đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh là hàng dệt may, da giày, nông sản, sang khu vực này”, ông Vượng chia sẻ.
Theo Danviet
Bộ GD&ĐT bổ nhiệm nhân sự mới
Ngày 27/3, Bộ GD&ĐT đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên và Phó Chánh thanh tra Bộ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên cho ông Nguyễn Xuân An Việt.
Trước đó, vào ngày 20/3/2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã kí Quyết định điều động ông Nguyễn Xuân An Việt - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục (thuộc Văn phòng Bộ GD&ĐT) đến công tác tại Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Xuân An Việt bày tỏ cảm ơn đến lãnh đạo Bộ đã tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên.
Khẳng định đây là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm rất nặng nề, vì công tác học sinh sinh viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công cuộc đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, ông Việt mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cũng trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động ông Nguyễn Đức Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế đến công tác tại Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Thanh Đề giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất Chiều 12/3, Bộ GD&ĐT tổ chức công bố trao quyết định bổ nhiệm PGS TS Nguyễn Thanh Đề giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất. Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao quyết định bổ nhiệm và tặng hoa chúc mừng PGS.TS Nguyễn Thanh Đề Trước đó, vào ngày 21/2/2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã kí quyết định số...