Nông thôn mới: Không thể ở đâu cũng nhà như… phố
“Không thể đô thị hóa nông thôn, ở đâu cũng một hình ảnh đường bê tông, đường nhựa, nhà kín cổng cao tường như phố”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.
Ngày 14/10, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Nhiều địa phương kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh một số tiêu chí nông thôn mới (Ảnh minh họa: Dương Tùng)
Tại cuộc họp, một trong những vấn đề được tập trung thảo luận là tiêu chí nông thôn mới. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, nhiều địa phương kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh một số tiêu chí nông thôn mới. Ví dụ như làm rõ cách tính tiêu chí thu nhập, giảm bớt quy mô nhà văn hóa thôn và có thiết kế mẫu để đảm bảo công năng theo yêu cầu.
Một số địa phương đề nghị xem xét hạ thấp tiêu chuẩn chợ theo thiết kế của Bộ Xây dựng, hướng dẫn quy tập mộ vào khu vực tập trung, hay thiết kế nhà ở phù hợp đối với các vùng như ĐBSCL, Tây Nguyên…
Video đang HOT
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, sửa đổi tiêu chí cho phù hợp với hoàn cảnh mỗi địa phương nhưng không hạ tiêu chuẩn, chất lượng của các tiêu chí nông thôn mới để đảm bảo Chương trình được thực hiện mang hiệu quả thực chất cho đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi các tiêu chí xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo giữ gìn được cảnh quan-văn hóa của từng vùng miền, tỉnh, thành, thậm chí là mỗi làng, bản.
“Không thể đô thị hóa nông thôn, ở đâu cũng một hình ảnh đường bê tông, đường nhựa, nhà kín cổng cao tường như phố”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu để sớm sửa đổi, bổ sung các tiêu chí nông thôn mới theo hướng xây dựng các tiêu chí “cứng” (các xã phải thực hiện) đi liền với xây dựng các tiêu chí “mềm” có độ “mở”.
Ví dụ, do đặc điểm phân bố dân cư có thể xây dựng hay cải tạo một chợ dành nhiều xã dùng chung, thay vì xã nào cũng tự làm 1 chợ sẽ gây tốn kém…
Tính đến đầu tháng 9/2014 đã có 512 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 327 xã so với hồi tháng 5 – thời điểm sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình.
Theo Khampha
Mô hình "tàu mẹ - tàu con" giúp ngư dân yên tâm bám biển
Mô hình đội "tàu mẹ - tàu con", với "tàu mẹ" bằng thép, công suất lớn làm dịch vụ hậu cần phục vụ đội "tàu con" bằng gỗ, composite... sẽ giúp ngư dân bám biển, tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Nếu có "tàu mẹ" thu mua hải sản ngay trên biển và cung cấp nhiên liệu thì ngư dân sẽ tiết kiệm chi phí từ 50-70%.
Ngày 10/10, ông Võ Khắc Én, Chi cục phó Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về về một số chính sách phát triển thủy sản, địa phương đang thí điểm triển khai đóng mới đội "tàu mẹ - tàu con" bằng nhiều vật liệu mới.
Theo đó, đối với "tàu mẹ", hiện đã có doanh nghiệp đăng ký đóng mới 2 tàu vỏ sắt làm dịch vụ hậu cần (công suất trên 800CV), còn "tàu con" thì ngư dân đăng ký đóng mới 4 tàu vỏ sắt, 25 tàu vỏ composite và 26 tàu gỗ chủ yếu làm nghề câu cá ngừ đại dương, lưới vây, chụp mực...
Theo ông Én, "tàu mẹ" có chức năng vừa thu mua hải sản trên biển, đồng thời cung cấp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm cho đội "tàu con". "Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa chưa có chiếc nào có công suất lớn để thực hiện chức năng của tàu mẹ", ông Én nói và cho biết thêm: Việc đóng mới tàu mẹ hiện đang gặp một số vướng mắc vì đối tượng phải là doanh nghiệp thu mua hải sản, đảm bảo năng lực tài chính để đối ứng một phần bên cạnh nguồn vốn cho vay theo Nghị định 67.
Theo tìm hiểu, tỉnh Khánh Hòa là địa phương đang có nhiều thuận lợi trong việc triển khai mô hình đội "tàu mẹ - tàu con". Hiện Khánh Hòa đang có Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh chuyên thiết kế và đóng các loại tàu vỏ thép. Trong khi đó, tàu cá vật liệu mới composite đã được Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy (UNINSHIP , thuộc Trường Đại học Nha Trang) đã đóng thành công từ nhiều năm qua. Mới đây nhất, UNINSHIP và Công ty Yanmar (Nhật Bản ) đã cho hạ thủy tàu câu cá ngừđại dương vỏ composite với công suất 350CV nằm trong dự án "Nâng cao thu nhập cho ngư dân và phát triển ngành khai thác cá ngừ Việt Nam bền vững".
Theo ngư dân, nhờ cơ chế hết sức ưu đãi của Nghị định 67, việc đóng tàu vỏ thép, composite có công suất lớn sẽ giúp ngư dân yên tâm bám biển dài ngày, cùng với sự "giúp sức" của đội "tàu mẹ" khi thu mua hải sản ngay trên biển sẽ tiết kiệm chi phí từ 50-70%, nâng cao hiệu quả đánh bắt, góp phần không nhỏ vào việc giữ vững chủ quyền biển đảo.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, việc ban hành Nghị định 67 là thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước để tạo ra một bước đột phá nhằm thúc đẩy ngành khai thác thủy sản phát triển bền vững. Phó Thủ tướng lưu ý cần triển khai đồng bộ các nội dung của Nghị định nhưng không làm ồ ạt theo phong trào, không để lợi dụng chính sách, không để xảy ra tiêu cực khi thực hiện. Thông qua đó nhằm tạo điều kiện để ngư dân tham gia bám biển, đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo, quyết tâm thực hiện không để thất bại.
Viết Hảo
Theo Dantri
Việt Nam muốn được hỗ trợ kỹ thuật trong thực thi TPP Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với Hoa Kỳ và các nước để thúc đẩy việc sớm kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy nhiên, Việt Nam cần một giai đoạn chuyển đổi để đáp ứng các tiêu chí của Hiệp định. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trao đổi với Chủ tịch Ủy...