Nông thôn mới bảo tồn ‘nông thôn cũ’
Nhiều di sản vật thể và phi vật thể gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc, của mỗi vùng miền đang hiện diện và được bảo tồn ở nhiều vùng quê trên cả nước.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong lần thăm bản Sin Suối Hồ , tỉnh Lai Châu – Ảnh: VGP
Sin Suối Hồ là một bản làng của 123 hộ người Mông ở rẻo cao thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nằm ngang lưng đỉnh núi Sơn Bạc Mây, cách Quốc lộ 4D khoảng một giờ xe chạy.
Bản làng của người Mông này có vị trí thuận lợi cho những ai ưa khám phá “tập kết” để chinh phục đỉnh núi Bạch Mộc Lương Tử ở gần đó, là đỉnh núi cao thứ 3 của cả nước. Không gian quanh bản cũng tươi đẹp không kém với thung lũng hoa dã quỳ nở tự nhiên từ bao đời nay.
Trưởng bản Vàng A Chỉnh cho biết, với lợi thế về tự nhiên và tranh thủ sự đầu tư về hạ tầng giao thông của Nhà nước cũng như tỉnh Lai Châu cho chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân Sin Suối Hồ đã tập trung phát triển du lịch để có thêm thu nhập.
“Nhà cửa được cải tạo, xây dựng theo tập quán ở của người Mông. Các sinh hoạt văn hóa, sản xuất thường nhật thì nay cũng là một sản phẩm du lịch của chúng tôi. Tất cả không gian của bản làng chúng tôi muốn thật gần gũi với thiên nhiên để có nhiều khách đến thưởng ngoạn. Ngay cả đường đi, chúng tôi cũng tranh thủ khai thác đá, sỏi tự nhiên tại chỗ để lát”, ông Vàng A Chỉnh cho biết.
Thông qua các công ty lữ hành, chương trình hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và mạng xã hội, nhiều bản làng khác ở vùng Tam Đường và các huyện lân cận của Lai Châu đang dần khởi sắc. Nhiều nơi đã trở thành bản làng nông thôn mới, mang lại nhiều hứng khởi cho cư dân bản địa và khách tham quan.
“Không hẹn mà gặp”, chương trình xây dựng nông thôn mới cũng làm sống dậy những nét văn hóa nông thôn truyền thống ở nhiều vùng quê như ở Hà Tĩnh, Quảng Nam… Tại Hà Tĩnh, mô hình vườn mẫu-xây dựng nông thôn mới ở cấp cộng đồng, khu dân cư được triển khai từ năm 2013 cũng là một mô hình được nhiều nơi tham quan học hỏi.
Video đang HOT
Theo đó, sân vườn không có tường gạch mà là bờ giậu – những cây bụi ngăn cách giữa các nhà vốn quen thuộc với mỗi người dân Bắc Bộ và Trung Bộ. Không chỉ mang lại cảnh quan và hệ sinh thái cho xóm làng mà các khu vườn ở nông thôn Hà Tĩnh còn là công cụ kinh tế của người dân.
Chủ trương xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nhanh chóng được người dân hưởng ứng, tự giác tham gia và đang dần trở thành phong trào có sức lan tỏa nhanh, trên diện rộng.
Ảnh: VGP
Từ xây dựng mô hình điểm, đến nay có hơn 1.100/1.802 thôn triển khai xây dựng (chiếm 62%), trên 8.200 vườn triển khai thực hiện, trong đó có 228 khu dân cư, 2.300 vườn mẫu đạt chuẩn với nhiều giống cây, củ khác nhau, tuân thủ kỹ thuật canh tác và kết nối với thương lái, doanh nghiệp bao tiêu. Thu nhập bình quân/vườn ở vùng đồng bằng đạt trên 70 triệu đồng, miền núi và bán sơn địa trên 150 triệu đồng, có trên 1.200 vườn doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên, trong đó có khoảng 260 vườn doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Trong khi đó, tại Quảng Nam, bên cạnh các trọng điểm du lịch-văn hoá như Phố cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn thì nhiều làng quê giàu bản sắc khác cũng được chính quyền, người dân tập trung bảo tồn, phát triển như làng cổ Lộc Yên (huyện Tiên Phước); làng bích họa Tam Thanh (TP. Tam Kỳ), các bản làng của đồng bào dân tộc ở miền núi phía tây làm nền tảng phát triển du lịch nông thôn, gia tăng thu nhập của người dân, góp phần thúc đẩy tính hiệu quả và thực chất của xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia cho rằng nông thôn mới mà không giữ được “hồn cốt” của văn hóa, cảnh quan đặc trưng của mỗi vùng miền thì không thể thành công.
Bên cạnh việc phát huy tính chủ động của các địa phương, Chính phủ cũng có những điều chỉnh quan trọng để định hướng phát triển nông thôn mới phù hợp với từng địa phương. Theo đó, Quyết định số 1980/QĐ-TTg ban hành ngày 17/10/2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 quy định tiêu chí giao thông: “Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, bảo đảm chiếc ô tô đi lại thuận tiện quanh năm” chứ không phải bê tông hóa.
Theo Phó Thủ tướng, nếu bê tông hóa sẽ dẫn đến cảnh “trắng hóa” giao thông nông thôn cả nước, không giữ được những “đường gạch”, “đường sỏi”, làm cho bộ mặt nông thôn đơn điệu, mất đi sức hấp dẫn.
Thành Chung
Theo baochinhphu.vn
Từ Quảng Nam nghĩ về Huế
Đến Quảng Nam, được thăm Khu đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tôi như thêm yêu mảnh đất và con người nơi đây.Từ đây lại nghĩ về TP Huế cũng có nhiều di tích mà thấy tiếc nuối...
Một ngôi nhà cổ ở phố cổ Gia Hội (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ảnh: Nguyễn Văn Toàn)
Từ Huế đi Quảng Nam
Vào giữa tháng 9, tôi có dịp thăm Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam. Xuất phát từ thành phố Huể (tỉnh Thừa Thiên - Huế), chiếc xe khách chở đoàn du lịch hướng về mảnh đất xứ Quảng. Xe chạy chậm để khách có thể ngắm cảnh dọc đường nên khởi hành từ 7 giờ 10 phút thì đến 11 giờ 15 phút, chúng tôi mới đến địa phận của thôn Phú Thạnh (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) - nơi tọa lạc tượng đài.
Qua hướng dẫn viên, chúng tôi được biết tượng đài lấy nguyên mẫu từ Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở tại xã Điện Thắng (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Mẹ có 9 con trai, một con rể và hai cháu ngoại hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Một ấn tượng nữa đối với chúng tôi là bên trong tượng đài là nhà bảo tàng các Mẹ Việt Nam anh hùng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tham quan một bảo tàng độc đáo như vậy.
Không thăm được Hội An, Mỹ Sơn trong dịp 20 năm hai khu di sản này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận Di sản văn hóa thế giới (1999 - 2019) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, chúng tôi đã có dịp đến thăm Khu đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn. Đặc biệt, những đền tháp tại Mỹ Sơn khiến du khách say mê. Sau chuyến đi, mới biết khu đền tháp Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Tác giả (bên phải) tại Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam vào tháng 9/2019
Khu di tích đền tháp này được đánh giá ngang hàng về giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật với các di tích đền tháp nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Angkor (Campuchia), Bagan (Myanmar), Borobudur (Indonesia), Ayutthaya (Thái Lan). Chính vì vậy, vào ngày ngày 4/12/1999, tại thành phố Marrakech (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO như "điển hình về trao đổi văn hoá" và "bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất".
Đúng như Kazimierz Kwiatkowski (1944 - 1997) - người kiến trúc sư Ba Lan tài ba nhiều năm gắn bó với Khu đền tháp Mỹ Sơn đã nhận định: "Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ - thâm nghiêm - hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết".
Nghĩ về những di sản ở Huế
Cách bảo tồn Khu đô thị cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam đã cho tỉnh Thừa Thiên - Huế thấy được thực tế là phải luôn gắn bảo tồn với quá trình phát triển, nhu cầu thiết yếu của người dân. Từ năm 1999, 459 di tích của Khu đô thị Hội An đã được tu bổ với tổng kinh phí hơn 182,6 tỷ đồng. Kết quả là tính đến tháng 5/2017 đã có du khách thứ 10 triệu mua vé tham quan phố cổ Hội An. Bởi thế nhắc tới phố cổ, nhiều người nghĩ ngay đến Hội An. Sống tại một thành phố di sản như Huế từ nhỏ nhưng mỗi lần đến tham quan Hội An, tôi như choáng ngợp bởi vẻ đẹp cổ kính của nơi đây.
Nhưng ít ai biết Huế cũng có phố cổ Bao Vinh, phố cổ Gia Hội với những kiến trúc cổ của người Việt, người Hoa và cả người Ấn Độ. Ngôi nhà của một gia đình người Ấn Độ theo đạo Hinđu ở ấp Đông Tri Thượng xưa thuộc phố cổ Gia Hội, theo PGS.TS Nguyễn Văn Đăng (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế) thì đây là ngôi nhà có kiến trúc duy nhất thuộc loại này ở Huế.
Đọc những số liệu dưới đây, chúng ta chắc hẳn sẽ cảm thấy tiếc nuối. Năm 1998, Cục Bảo tồn Bảo tàng và Trường Đại học nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) đã có một cuộc điều tra và xác định được toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 690 ngôi nhà có niên đại từ năm 1900 trở về trước, trong đó thành phố Huế có 330 nhà. Còn theo số liệu khảo sát năm 2002 của UBND thành phố Huế thì toàn thành phố Huế có 4.228 nhà vườn, trong đó có 705 nhà rường và 150 nhà cổ tiêu biểu. Vào năm 2010, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết còn 1.778 ngôi nhà vườn, 85 vương phủ trong thành phố Huế.
Nhưng hiện nay, theo thống kê, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ còn khoảng 150 nhà vườn có giá trị lịch sử văn hóa, trong đó ở thành phố Huế có 50 nhà vườn "đạt" chuẩn đặc trưng xứ Huế. Đặc biệt nhất, hai khu phố cổ Bao Vinh (thị xã Hương Trà) và Gia Hội (thành phố Huế), nơi lưu giữ hình hài đời sống của cư dân đất Cố đô Huế, hiện đang mai một dần khiến du khách đến Huế phải... giật mình!
Văn Toàn
Theo giaoducthoidai.vn
Hợp tác du lịch giữa 4 tình miền Trung với vùng nam Lào Xúc tiến hợp tác du lịch giữa các tỉnh nam Lào với 4 tỉnh thành miền Trung Việt Nam. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Champasac vừa phối hợp các địa phương tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch giữa 3 tỉnh Nam Lào là Attapeu, Sekong, Slavan với 4 tỉnh, thành phố Việt Nam là Đà Nẵng, Thừa...