Nóng : Thổ Nhĩ Kỳ nắm được thóp của Mỹ, đe doạ giải mật F-35
Việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cùng với các hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất có thể dẫn đến việc tiết lộ các công nghệ bí mật của loại máy bay tàng hình này, Air Force Times viết.
F-35.
Các tổ hợp S-400 có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu về chức năng của F-35 và các máy bay khác của Mỹ, đồng thời thông tin đó có thể thuộc quyền sử dụng của Nga, tác giả lập luận.
Các hệ thống khác cũng có thể bị đe dọa, tờ báo viết. Ví dụ, các quốc gia thành viên NATO sử dụng kênh thông tin chiến thuật có tên Link 16, cho phép máy bay quân sự, tàu và lực lượng trên bộ của liên minh chia sẻ dữ liệu gần như theo thời gian thực.
Ngoài ra, máy bay liên minh sử dụng hệ thống nhận dạng “bạn hoặc thù”, được biết đến với tên IFF, Air Force Times viết. Dành cho các chuyến bay F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng phủ sóng S-400, các tổ hợp phòng không này được trang bị các bộ thẩm vấn IFF, tác giả viết. Theo nhà phát triển hệ thống radar, điều này có thể dẫn đến việc tiết lộ hệ thống dữ liệu kỹ thuật Link 16 và IFF.
“Khi F-35 bay gần hệ thống S-400, thỉnh thoảng có thể nhận được các đặc điểm bí mật của chiếc F-35 này và khám phá khả năng tàng hình của nó một cách chi tiết hơn” – Air Force Times viết.
Video đang HOT
Do đó, sự xuất hiện của S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn đến thực tế là ngay cả Không quân Mỹ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng F-35 từ căn cứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ Incirlik, Air Force Times kết luận.
Theo Danviet
Mỹ dừng chương trình F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ: Bước đi được dự đoán
Mỹ đã chính thức thông báo dừng chương trình hợp tác và cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara nhất quyết theo đuổi thương vụ hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Ngày 1/4 (giờ địa phương), Lầu Năm góc khẳng định, Mỹ sẽ dừng việc cung cấp và các hoạt động liên quan tới chương trình F-35 đối với Thổ Nhĩ Kỳ cho tới khi nước này từ bỏ hợp đồng mua S-400 của Nga. Đây là một bước đi cụ thể đầu tiên của Washington trong việc ngăn chặn đồng minh NATO mua S-400 của Nga.
Ngoài ra, một số nguồn tin quân sự cũng cho biết, những lô thiết bị huấn luyện tiếp theo và tất cả các lô hàng vật liệu liên quan của F-35 sau đó đều bị hủy.
Máy bay F-35.
Vào tháng 3-2019, một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ, Washington có có thể giữ lại một số thiết bị F-35 để gửi thông điệp rõ ràng cho Ankara về việc Mỹ nghiêm túc trong việc yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ tham vọng sở hữu S-400. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ nhận S-400 trong tháng 7 tới đây.
Theo chương trình phát triển, sản xuất F-35, tất cả máy bay sẽ được lắp ráp tại Mỹ từ những bộ phận, linh kiện được sản xuất từ nhiều nước đồng minh. Trong quy trình đó, Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhiệm chế tạo khung thân, càng đáp và màn hình hiển thị trong buồng lái. Lầu Năm góc được cho là đang tính toán phương án loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dự án chế tạo F-35 vì thương vụ S-400 này.
Một trận địa S-400 của quân đội Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ mua F-35 để thay thế các máy bay chiến đấu thế hệ cũ cũng do Mỹ sản xuất như F-4 Phantom và F-16 Fighting Falcon. Mỹ đã ký với Thổ Nhĩ Kỳ hợp đồng mua 30 máy bay F-35 và dự kiến đặt thêm 70 chiếc sau khi hoàn tất hợp đồng đầu tiên. Phi công Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tham gia khóa huấn luyện bay chuyển loại F-35 tại Căn cứ không quân Luke, bang Arizona, Mỹ. Nếu thuận lợi, Ankara dự định sẽ được đưa F-35 vào hoạt động vào tháng 11-2019.
Mỹ và các đồng minh NATO khác lo ngại radar của S-400 được Thổ Nhĩ Kỳ mua có thể học cách phát hiện và lần theo dấu vết của F-35, khiến tiêm kích tàng hình thế hệ 5 này không thể tránh được vũ khí của Moscow nếu xảy ra đụng độ trong tương lai.
Phi công Thổ Nhĩ Kỳ (đứng hai bên) đang tham gia khóa huấn luyện bay chuyển loại F-35 tại Mỹ.
Washington luôn đặt vấn đề về tính tương thích của S-400 với các hệ thống vũ khí đang nằm trong biên chế của NATO. Mỹ tin rằng hợp đồng bán S-400 chô Thổ Nhĩ Kỳ là một phần trong những nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ liên minh này.
Trong nỗ lực thuyết phục Ankara từ bỏ kế hoạch mua S-400, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề xuất cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot với một thỏa thuận giảm giá đã hết hạn vào tháng 3 năm nay. Thổ Nhĩ Kỳ cũng thể hiện sự quan tâm tới Patriot nhưng vẫn không từ bỏ việc mua S-400.
Bất đồng liên quan tới F-35 là một trong những căng thẳng mới nhất giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, bên cạnh một loạt vấn đề khác như Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, sự khác biệt về chính sách Trung Đông, cuộc chiến ở Syria hay chính sách trừng phạt Iran.
Ngân Anh
Theo nghenhinvietnam
Mỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ ăn trái đắng vì S-400 của Nga Chỉ vì cương quyết không quay lưng lại với hệ thống rồng lửa S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đồng minh Mỹ cho ăn trái đắng. Máy bay F-35 Mỹ ngừng cung cấp các vật liệu cho F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Lầu Năm Góc cho biết. Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ "từ chối vô điều kiện"...