Nóng: “Thiên mệnh anh hùng” tung OST tặng fan
Trong những ngày qua, Thiên mệnh anh hùng liên tục khiến nhiều diễn đàn về phim ảnh, lịch sử nóng lên vì các cuộc tranh luận.
Đa phần khán giả đều ủng hộ và trông chờ vào bộ phim được đầu tư cực “khủng” này. Đáp lại sự trông ngóng của khán giả, “bom tấn” cổ trang Việt vừa tung hai ca khúc nhạc nền – Journey of a Dozen Years và To fight another day – lên mạng làm quà tặng fan.
“Journey of a Dozen Years”
“To fight another day”
Journey of a Dozen Years và To fight another day do Christopher Wong viết nhạc. Nhạc sĩ nổi tiếng này từng chịu trách nhiệm sáng tác một số ca khúc cho những bộ phim của Việt Nam như: Dòng máu anh hùng, Bẫy rồng, Chuyện tình xa xứ, Để mai tính, Giao lộ định mệnh…
Nhạc sĩ Christopher Wong
Là người từng chấp bút viết nhạc cho những bộ phim hành động “bom tấn” của Việt Nam nên không khó khăn khi Christopher Wong viết nhạc cho Thiên mệnh anh hùng – bộ phim cổ trang có rất nhiều cảnh võ thuật hoành tráng.
Một số khán giả đầu tiên nghe Journey of a Dozen Years và To fight another day tỏ ra khá thích thú với hai bản nhạc này. Cả hai ca khúc có giai điệu khi thì hùng tráng, gấp gáp khi lại khá trầm và sâu lắng. Tuy nhiên, khán giả cũng nhận xét nếu Journey of a Dozen Years và To fight another day có thêm sự hỗ trợ của dàn nhạc sẽ nhiều cảm xúc cũng như tăng tính hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Nhạc phim hứa hẹn “Thiên mệnh anh hùng” có nhiều cảnh quay võ thuật hoành tráng.
Phong cách của Journey of a Dozen Years và To fight another day khá giống với các soundtrack củaInception. Điều này không có gì lạ bởi nhạc sĩ Christopher Wong cho biết: đạo diễn Victor Vũ rất yêu thích bộ phim này.
Trong khi chờ ngày phim công chiếu, chúng mình cùng nghe Journey of a Dozen Years và To fight another day để đỡ sốt ruột nhé. Chúng tớ sẽ liên tục update những hình ảnh mới nhất về bộ phim này.
Theo PLXH
2011: Năm "đen đủ đường" của phim truyền hình Việt
Hãy cùng chúng mình điểm lại những sóng gió trong làng phim Việt năm vừa qua nhé.
1. Lại là những "thảm họa giờ vàng"
Sau những "tác phẩm kinh điển" Xin lỗi tình yêu, Có lẽ nào ta còn yêu nhau... năm nay đến lượt các bộ phim Xin thề anh nói thật, Anh chàng vượt thời gian lọt top thảm họa - một cụm từ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của V-biz.
Xin thề anh nói thật là phim hài đi theo phong cách cường điệu hóa, thể loại không mấy xa lạ với khán giả Việt Nam. Nhưng có lẽ người làm phim không tạo dựng được những tình tiết đủ tinh tế, thú vị, hoặc khán giả nhà ta chưa quen với phong cách này trong một bộ phim Việt. Thành ra chưa chiếu được bao lâu, cả một "núi đá" đã đổ xuống đầu Xin thề anh nói thật.
Chưa kể, hình ảnh cặp nhân vật chính luôn được chọn lựa để minh họa cho hầu hết các bài báo viết về vấn đề chất lượng yếu kém của phim truyền hình Việt. Tất nhiên, cũng có những ý kiến bênh vực từ một số khán giả và lời "phản pháo" từ chính nhà sản xuất với lý lẽ rằng: đây là phim giải trí đơn thuần, đừng đòi hỏi gì nhiều thêm!
"Xin thề anh... không dở thật"
Cạnh tranh và đã có phần thắng thế với Xin thề anh nói thật trong cuộc đua giành ngôi vị Thảm họa số một năm qua là Anh chàng vượt thời gian. Bộ phim có tốc độ sản xuất vô cùng thần kì - đúng một tháng để quay lại hoàn toàn 30 tập sau sự cố thay đột ngột gần hết dàn diễn viên - và được đem phát sóng luôn.
Theo đánh giá của cả báo chí lẫn khán giả, tác phẩm này hội tụ đủ mọi yếu tố của một phim truyền hình... dở: diễn xuất nhạt nhẽo, nhịp phim dài dòng, tình tiết rời rạc. Đối mặt với những lời chê bai dữ dội, cả đoàn làm phim - thay vì tìm cách bảo vệ cho "thảm họa vượt thời gian" mà họ gây ra - lại chỉ lên báo cãi cọ, tố nhau vô đạo đức, lừa đảo, quỵt tiền... Cuối cùng, trước nguy cơ tụt giảm uy tín nghiêm trọng vì chấp nhận cho lên sóng những sản phẩm như thế này, nhà đài đã quyết định chấm dứt trình chiếu bộ phim.
2. Cơn ác mộng: ngừng phát sóng
Không chỉ có "thảm họa" mới phải ngừng phát sóng. Một bộ phim khác cũng chung số phận bị buộc dừng trình chiếu, thậm chí còn thê thảm hơn là Hãy cùng em điệu Sarikakeo. Đây là tác phẩm lấy đề tài về văn hóa, cuộc sống người dân Khmer. Tuy nhiên, vừa khởi chiếu xong tập đầu tiên, bộ phim đã biến mất ngay khỏi sóng truyền hình.
Sau đó, nguyên nhân được đưa ra là có nhiều cảnh phim không đúng với thực tế về tăng ni, Phật giáo Nam tông, văn hóa và cuộc sống của đồng bào. Không rõ hãng sản xuất đã có động thái gì để bào chữa cho tác phẩm của mình, nhưng cho đến nay, bộ phim này đã rơi vào quên lãng.
Bỏ ra gần 6 tỷ đồng sản xuất, "Hãy cùng em điệu Sarikakeo"
chỉ được trình chiếu đúng một tập?!
3. Phim lịch sử gian nan vượt khó
Dù có lợi thế là được đầu tư sản xuất công phu cộng thêm sự ủng hộ không nhỏ từ khán giả nhưng những bộ phim cổ trang/lịch sử cũng không thoát kiếp "long đong".
Để đưa được 42 tập phim đầu đến với khán giả, bộ phim Huyền sử thiên đô đã phải trải qua một quá trình xin phát sóng khá gian truân. Chưa hết, phim vẫn còn tận... 30 tập nữa chưa được thực hiện do thiếu kinh phí và nhà sản xuất đang khá bi quan về vấn đề này. Như vậy, rất có thể câu chuyện về cuộc hành trình lên ngôi vua và dời đô của Lý Thái Tổ sẽ phải kết thúc trong dang dở.
"Huyền sử thiên đô" vất vả đấu tranh phát sóng và nguy cơ "đứt đuôi" 30 tập cuối
Trong khi đó, phim Trần Thủ Độ sau hai năm sản xuất với không ít khó khăn, cuối cùng đã "cán đích" thành công. Nhưng hiện nhà sản xuất vẫn đang phải "chờ dài cổ" để biết phim sẽ được chiếu vào thời gian nào và trên đài truyền hình cụ thể gì.
Phim "Trần Thủ Độ" làm mãi mới xong và giờ... tạm đem cất kho
Chịu đựng nhiều bão táp nhất trong năm qua phải kể đến tác phẩm Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Đây là một bộ phim hiếm hoi thuộc dự án kỷ niệm Đại lễ nghìn năm Thăng Long được hoàn thành đúng hẹn và lẽ ra đã đến với khán giả từ tháng 10 năm ngoái. Nhưng khi vừa mới ra mắt một số hình ảnh và trailer, phim đã hứng chịu một trận "mưa đá" từ công luận vì trót mang tiếng là "phim lịch sử Việt Nam... lai Trung Quốc". Đến tháng 6 năm nay, thêm một lần nữa, phim lại thất bại trong việc lên sóng truyền hình và giờ không ai biết, số phận tác phẩm này sẽ đi đâu, về đâu.
"Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" vẫn không thoát khỏi
cảnh bị vùi dập tơi bời
Lời kết:
Những thất bại, khó khăn của các bộ phim kể trên ắt hẳn đã để lại cho các nhà sản xuất và cả đài truyền hình những bài học thật đắt giá. Trước tình hình khán giả ngày một thêm khắt khe và giới truyền thông gia tăng liên tục ảnh hưởng mạnh mẽ của mình, những người làm phim và chịu trách nhiệm chọn phát sóng phim phải luôn làm việc nghiêm túc, nỗ lực, đặt tiêu chí mang những tác phẩm chất lượng đến cho khán giả lên hàng đầu. Mong là sang năm mới, chúng ta sẽ được thưởng thức nhiều bộ phim hay, bổ ích - đặc biệt là những phim thuộc dòng cổ trang, lịch sử vốn đang khan hiếm - và nói lời từ giã với những "thảm họa giờ vàng".
Theo PLXH
Tái hiện lịch sử của "Vạn Lý Trường Thành" Vạn Lý Trường Thành được xây dựng cách đây 2000 năm. Đây được coi là công trình vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, một kỳ quan nổi tiếng thế giới, một công trình quân sự có một không hai đối với mọi thời đại. Công trình vĩ đại này ẩn chứa nhiều điều thú vị, nhiều bí mật đang đón chờ...