NÓNG: Tạm dừng bán 600 căn biệt thự cổ ở Hà Nội

Theo dõi VGT trên

UBND TP Hà Nội đã quyết định tạm dừng việc bán 600 căn biệt thự cổ thuộc sở hữu nhà nước, nằm trong danh mục biệt thự được bán và chủ yếu nằm ở các quận trung tâm để rà soát.

Chiều 19-4, UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về công tác quản lý, sử dụng các biệt thự được xây từ trước năm 1954 trên địa bàn TP.

NÓNG: Tạm dừng bán 600 căn biệt thự cổ ở Hà Nội - Hình 1

Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND TP Hà Nội, phát biểu tại họp báo

Tại cuộc họp, ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND TP Hà Nội, cho biết ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh, TP Hà Nội đã tạm dừng việc bán 600 căn biệt thự cổ để rà soát.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2021 – 2025″. Theo đó, Hà Nội sẽ bán 600 biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước, nằm trong danh mục biệt thự được bán và chủ yếu nằm ở các quận trung tâm. Đây là một trong những giải pháp về cơ chế, chính sách vừa được UBND TP Hà Nội đưa ra để quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2021-2025.

600 biệt thự này đều do Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý cho thuê nhà ở cũ theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và đang bán dở dang. Việc bán biệt thự nhằm tạo vốn cho việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu nội đô lịch sử với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác.

NÓNG: Tạm dừng bán 600 căn biệt thự cổ ở Hà Nội - Hình 2

Một căn biệt thự cổ ở Hà Nội

Video đang HOT

Ngoài ra, một số nhà biệt thự chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước nằm trong danh mục không được bán cũng được rà soát, để xây dựng phương án bán đấu giá hoặc đấu giá cho thuê 10-15 năm theo giá thị trường. Hà Nội cũng nghiên cứu điều chỉnh danh mục biệt thự không được bán (rà soát 105 biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước do thành phố quản lý, đang sử dụng đan xen trụ sở cơ quan và nhà ở của các hộ dân) để xây dựng phương án di chuyển cơ quan, tổ chức. Sau đó, thành phố tổ chức bán đấu giá hoặc đấu giá cho thuê. Hà Nội hiện có 1.216 biệt thự, gồm 367 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 732 biệt thự thuộc sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau; 117 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân.

Theo ông Dũng, những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin báo chí phản ánh rằng Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang…

“Sau khi được sự đồng ý chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ Hà Nội, của Bí thư Thành uỷ Hà Nội và Chủ tịch UBND TP, Hà Nội sẽ tạm dừng việc tiếp tục bán 600 căn biệt thự cũ kể từ hôm nay để rà soát, tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền. Khi nào có kết quả chính thức sẽ thông tin kịp thời đến dư luận” – ông Dũng nhấn mạnh.

Tăng hiệu quả quản lý, sử dụng biệt thự công

Sở Xây dựng Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành Chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Trong những năm gần đây, bên cạnh ưu tiên phát triển các khu đô thị, khu nhà ở mới, việc quản lý, sử dụng, bảo tồn, tôn tạo quỹ biệt thự công trên địa bàn Thủ đô vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều biệt thự cũ không được bảo trì, sửa chữa thường xuyên và xuống cấp, hư hỏng gây mất an toàn cho người sử dụng, giảm hiệu quả kinh tế khi khai thác, sử dụng, cho thuê và bán chưa cao. Trước tình hình đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành Chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Tăng hiệu quả quản lý, sử dụng biệt thự công - Hình 1
Biệt thự tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong dự án "Hồi sinh một di sản kiến trúc Pháp". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Nhiều vướng mắc, bất cập

Trên địa bàn Thủ đô, biệt thự cũ chủ yếu được xây dựng từ trước năm 1954 và ở tại các vị trí đẹp, có diện tích khá lớn trên các tuyến phố chính, thuận lợi giao thông. Nhiều biệt thự có giá trị về kiến trúc, về kinh tế, tạo điểm nhấn cho kiến trúc đô thị Hà Nội. Nhà biệt thự cũ chủ yếu là kiến trúc kiểu Pháp hoặc kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông, mang đặc trưng riêng, cùng với các công trình có giá trị kiến trúc khác tạo nên diện mạo riêng của Thủ đô.

Qua rà soát, đánh giá, UBND thành phố Hà Nội đã xác định danh mục 1.216 biệt thự được phân loại về sở hữu, quản lý; trong đó, 367 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước (gồm 177 biệt thự nhóm 1; 131 biệt thự nhóm 2; 59 biệt thự nhóm 3); 732 biệt thự thuộc sở hữu hỗn hợp (giữa Nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau) và 117 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, chất lượng nhiều biệt thự hiện đã xuống cấp, không có đủ kinh phí để bảo trì, cải tạo, sửa chữa. Đa số các biệt thự được xây dựng trên dưới 100 năm; nhiều biệt thự không được bảo trì, sửa chữa thường xuyên nên bị xuống cấp, hư hỏng gây mất an toàn cho người sử dụng.

Giai đoạn trước đây (từ năm 1954 đến trước năm 2009), biệt thự cũ chỉ được coi là nhà ở, Nhà nước chưa có cơ chế chính sách để bảo tồn, tôn tạo; chưa ban hành được danh mục và các văn bản quản lý Nhà nước về cải tạo, sửa chữa, phá dỡ, xây dựng và bảo tồn tôn tạo quỹ nhà biệt thự Pháp. Quá trình phân phối, bố trí, cho thuê và sử dụng nhà biệt thự, nhiều hộ ở đã lấn chiếm, tự hoạch định diện tích sân, vườn, lối đi chung và xây dựng, cải tạo trái phép, không phép đã làm biến dạng biệt thự.

Bên cạnh đó, một bộ phận tổ chức, cá nhân sử dụng nhà biệt thự chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị của các nhà biệt thự cũ, chưa xác định được ý thức, trách nhiệm, chưa tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện, có trường hợp thắc mắc cho rằng nhà biệt thự đang sử dụng không có giá trị để bảo tồn. Do nhiều thành phần quản lý, sở hữu, sử dụng biệt thự nên việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp kinh phí để bảo trì, cải tạo, sửa chữa rất khó khăn, các hộ gia đình vẫn trông chờ vào Nhà nước, tiền thuê nhà thu được không đủ để sửa sữa, bảo trì biệt thự. Việc quản lý, khai thác, cho thuê, bán biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước chưa thực sự hiệu quả.

Hiện nay, mới chỉ có Công ty TNHH MTV Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội là khai thác hiệu quả 8 biệt thự được giao quản lý theo giá thị trường. Còn Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (Bộ Quốc phòng) mới chỉ thực hiện việc quản lý, cho thuê và bán biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng được phân phối, bố trí, cho thuê trước đây đang được hưởng việc thuê và mua nhà theo chế độ, chính sách của Nhà nước quy định theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

Quỹ nhà biệt thự chuyên dùng (không dùng để ở) do Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đang quản lý. Quỹ nhà biệt thự chuyên dùng do các cơ quan, đơn vị của Trung ương và thành phố quản lý, sử dụng làm trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh... chưa được khai thác hiệu quả theo cơ chế thị trường, vì chưa có cơ chế, chính sách về đấu giá quyền thuê trả tiền 1 lần đối với 207 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước nằm trong danh mục biệt thự không bán (hiện Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định riêng về quản lý quỹ nhà chuyên dùng, biệt thự) nên chưa khai thác được các giá trị địa tô, lợi ích về đất đai thuộc sở hữu Nhà nước vào công cuộc chỉnh trang, tái thiết đô thị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...

Cần các giải pháp phù hợp

Xuất phát từ thực trạng khó khăn, vướng mắc trên, thành phố Hà Nội xác định việc cần thiết ban hành cơ chế, chính sách, sửa đổi, bổ sung các quy định để tăng cường quản lý các biệt thự công gắn với việc thực hiện tốt nội dung về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, mục tiêu thực hiện Chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm đánh giá đúng thực trạng, phân tích chỉ ra các nguyên nhân, tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của thành phố để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ lập danh mục, hồ sơ quản lý, bảo tồn, tôn tạo và khai thác hiệu quả các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954, tránh lãng phí tài nguyên đất đai.

Theo đó, các nhóm giải pháp được Hà Nội đưa ra gồm: Sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với các nội dung về biệt thự cũ, nhà cổ và các công trình kiến trúc khác; ban hành cơ chế hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia cải tạo, chỉnh trang, tái thiết nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác có giá trị trong khu vực nội đô lịch sử và nhóm giải pháp về kỹ thuật.

Cụ thể, ở nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, thành phố sẽ hoàn thiện khung pháp lý về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong thực hiện công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; khuyến khích cơ chế đối tác công tư trong thực hiện công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị.

Thành phố có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết nhà ở tại các phố cổ, phố cũ theo quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc phố cổ, phố cũ và thiết kế đô thị; hỗ trợ, ưu đãi đối với việc cải tạo, trùng tu, bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử.

Cũng theo Chuyên đề này, thành phố sẽ điều phối và kiểm soát có hiệu quả việc sử dụng giá trị gia tăng từ địa tô, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong quá trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; xây dựng và khuyến khích cơ chế thu gom và điều chỉnh đất đai để tái thiết đô thị, đặc biệt trong khu vực nội đô lịch sử.

Thành phố được đấu thầu, cho thuê biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước để kinh doanh du lịch, dịch vụ văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực; được đấu giá bán biệt thự cũ (trừ công trình có giá trị đặc biệt hoặc công trình có hiệu quả cao về cho thuê) gắn với cam kết về giữ gìn, tôn tạo, bảo trì công trình.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, để tạo lập nguồn vốn để thực hiện việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu nội đô lịch sử đối với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác, thành phố tiếp tục bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu nhà nước, đang bán dở dang do Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý cho thuê; đồng thời rà soát danh mục 207 biệt thự cũ thuộc danh mục biệt thự không được bán.

Từ đó, xây dựng phương án bán đấu giá hoặc đấu giá cho thuê 10-15 năm theo giá thị trường, trả tiền 1 lần đối với 34 biệt thự chuyên dùng do Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đang quản lý 1 phần hoặc toàn bộ biệt thự.

Thành phố cũng nghiên cứu điều chỉnh danh mục biệt thự không được bán tại Đề án quản lý biệt thự (rà soát 105 biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước do thành phố quản lý, hiện đang sử dụng đan xen trụ sở cơ quan và nhà ở của các hộ dân) để xây dựng phương án di chuyển, sau đó, tổ chức bán đấu giá hoặc đấu giá cho thuê 10-15 năm theo giá thị trường, trả tiền 1 lần.

UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ và các đơn vị liên quan nghiên cứu, triển khai nội dung chuyên đề; tập trung đôn đốc, kiểm tra, thanh tra đối với lĩnh vực quản lý các biệt thự công gắn với việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; định kỳ báo cáo Ban cán sự Đảng UBND thành phố để báo cáo Thành ủy, Ban chỉ đạo Chương trình kết quả thực hiện.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?
05:11:20 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024

Tin mới nhất

Tarot "tiên tri" trúng phóc hành trình Kỳ Duyên tại MU, là tâm linh hay mê tín?

22:32:48 17/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên khép lại giấc mơ 10 năm đi thi quốc tế bằng vị trí trong Top 30 Miss Universe 2024. Thành tích này được xem là vừa vặn với những nỗ lực của cô suốt thời gian qua.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Có thể bạn quan tâm

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"

Tv show

22:18:01 17/11/2024
Trong công diễn đầu tiên của Chị đẹp đạp gió , tiết mục của đội Minh Hằng bất ngờ thua cuộc trước đội ca nương Kiều Anh.

Bị loại khỏi danh sách tuyển Anh, Rashford tìm niềm vui ở Mỹ

Sao thể thao

22:11:28 17/11/2024
Marcus Rashford bỏ lại nỗi thất vọng bị tuyển Anh hắt hủi bằng cách dự khán trận New York Knick và Brooklyn Nets thuộc giải NBA ở New York - Mỹ.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.

Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?

Sao việt

21:28:52 17/11/2024
Kết quả của Kỳ Duyên tại Miss Universe dù gây tiếc nuối, nhưng phần nào minh chứng những cố gắng âm thầm của nàng hậu suốt thời gian qua đã được đền đáp.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn lãng phí thức ăn.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.