Nóng: Sau scandal động trời, 3 bộ trưởng Ba Lan phải từ chức
Sau vụ lùm xùm rò rỉ băng ghi âm liên tiếp, làm lộ ra những quan điểm và ngôn từ gây sốc, 3 vị bộ trưởng và phát ngôn viên Quốc hội của Ba Lan đã phải từ chức.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao, Phát ngôn viên Quốc hội Ba Lan Sikorski dính “cú vạ miệng” đắt giá
Phát ngôn viên Quốc hội Ba Lan Radek Sikorski cùng các vị bộ trưởng phụ trách thể thao, kho bạc và y tế ở nước này cho biết, họ quyết định ra đi để lại “tiếng tốt” đảng Civic Platform trung hữu cầm quyền.
Vụ từ chức đồng loạt nói trên xảy ra chỉ 4 tháng trước cuộc tổng tuyển cử, trong đó uy tín của nữ Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz đang bị giảm dần.
Vụ lùm xùm của 3 bộ trưởng Ba Lan và phát ngôn viên Quốc hội nước này bắt nguồn từ khi các quan chức bị ghi âm bí mật ở nhà hàng Warsaw, trong đó họ thảo luận về các thỏa thuận riêng cùng việc thăng quan tiến chức trong giai đoạn 2013-2014. Và các băng ghi âm này đã được tạp chí Wprost hé lộ, làm dấy lên làn sóng tức giận trong nhiều người Ba Lan.
Mặc dù nghe lén để thu thập thông tin là bất hợp pháp tại Ba Lan, song một loạt hé lộ động trời về “bộ mặt thật” của các chính trị gia đã khiến chính phủ Ba Lan chao đảo.
Vụ này được ví như vụ “Waitergate” nổi đình đám bên Mỹ trong quá khứ.
Video đang HOT
Trong một cuốn băng ghi âm, ông Sikorski – khi đó còn là bộ trưởng ngoại giao – đã gọi Thủ tướng Anh David Cameron là “không đủ năng lực” trong việc xử lý các vấn đề EU.
Ông Sikorski cũng bị nghe lén việc mô tả liên minh của Ba Lan với Mỹ là “vô ích”. Bằng những ngôn từ thô tục, ông này so sánh sự lệ thuộc của Ba Lan vào Mỹ giống như… làm tình bằng miệng. Ông cũng cảnh báo lập trường đó sẽ dẫn tới “xung đột với người Đức và người Nga”.
Trong khi đó, ở một nội dung ghi âm khác, Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Bartlomiej Sienkiewicz đã đề nghị Giám đốc Ngân hàng Trung ương nước này “nâng” nền kinh tế lên để giúp cho chính phủ thành công trong quá trình tái bầu cử.
Theo luật pháp Ba Lan, ngân hàng trung ương phải duy trì tính độc lập trong chính trị.
Vụ lùm xùm nói trên đã giáng một “cái tát” nặng nề vào đảng cầm quyền Civic Platform, nhưng tới nay, hầu hết các bộ trưởng trong chính phủ Ba Lan vẫn giữ được ghế.
Phản ứng về vụ lùm xùm, Thủ tướng Ba Lan Kopacz bày tỏ: “Chừng nào tôi còn làm thủ tướng, tôi sẽ không cho phép tồn tại những trò chơi chính trị qua băng ghi âm. Ngày hôm nay, đại diện cho đảng Civic Platform, tôi muốn gửi những lời xin lỗi chân thành tới những ai ủng hộ đảng mà đã từng phải nghe các cuốn băng ghi âm và cảm thấy tức giận, chán ghét”.
Theo_An ninh thủ đô
Nhà Trắng liên tiếp bị đe dọa đánh bom, khủng bố
Chỉ trong ngày 9/6, Cơ quan Mật vụ Mỹ đã phải giải tán hai cuộc họp tại Nhà Trắng vì lời dọa đặt bom và gói đồ lạ. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tòa Bạch ốc bị đe dọa.
Một cuộc họp báo tại Nhà Trắng diễn ra ngày 9/6 đã phải ngừng giữa chừng, sau khi cảnh sát nhận được một cuộc điện thoại dọa đánh bom. Các nhân viên Mật Vụ đã phải cho ngừng một cuộc họp báo tại đây, vốn đang được chiếu trực tiếp trên TV với diễn giả là Thư Ký Báo Chí Josh Earnest, và cho di tản toàn bộ phòng họp James S. Brady Briefing Room vào lúc 2 giờ chiều.
Nhiều phóng viên, nhà báo phải sơ tán khỏi cuộc họp. Ảnh IBTimes
Vào thời điểm nêu trên, Tổng thống Barack Obama đang trong phòng Oval, cách nơi họp báo không xa. Trong khi đó, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng 2 con gái ở khu nhà ở tại Nhà Trắng. Theo phát ngôn viên Earnest, gia đình tổng thống không phải sơ tán.
Vào khoảng 20 phút sau lệnh di tản, các ký giả đã được cho quay trở lại Tòa Bạch Ốc. Một nhân viên Mật Vụ tại hiện trường nói rằng, mọi nơi đã được xác nhận là không có nguy hiểm.
Trong một thông báo, phát ngôn viên của Sở Mật Vụ nói rằng: "Sở cảnh sát Metropolitan đã nhận được điện thoại dọa đánh bom, nhắm vào phòng họp báo Briefing Room của Tòa Bạch Ốc."
Để đề phòng, nhân viên Mật Vụ buộc phải cho di tản phòng họp báo, và lệnh di tản chỉ giới hạn riêng cho phòng này mà thôi, không ảnh hưởng đến các khu vực khác trong Tòa Bạch Ốc.
Khoảng 15 phút sau vụ di tản, ông Earnest đã viết trên mạng Twitter rằng, cuộc họp báo đã được tiếp nối không lâu sau khi phòng họp được xác định là an toàn.
Dù nhiều khu vực trong Nhà Trắn đã từng nhận lệnh di tản trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên, một vụ di tản xảy ra ngay giữa một buổi họp báo đang truyền hình trực tiếp. Một số ký giả cho biết, các máy quay phim của các đài TV - vốn được gắn cố định trong phòng họp báo - đã được cho quay lên trần nhà trong suốt thời gian diễn ra việc di tản và kiểm tra, để phòng họp báo không còn bị camera ghi hình và không bị khán giả nhìn thấy.
Trước đó, Cảnh sát Điện Capitol Quốc hội Mỹ đã sơ tán một buổi điều trần của Thượng viện đang diễn tiến về an ninh sân bay do có một gói đồ đáng ngờ tại tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen.
Cảnh sát Capitol lục soát vài tầng của tòa nhà nhưng không tìm thấy vật liệu nguy hiểm. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest cho biết ông không biết 2 mối đe dọa có liên quan hay không.
Theo thống kê của tờ Washington Post, kể từ giữa năm 1970 đã có ít nhất 32 vụ đột nhập vào Tòa Bạch Ốc. Trong những vụ này có những kẻ đột nhập có động cơ, song cũng không thiếu các vụ đột nhập "dở khóc dở cười" của những người vô gia cư, người biểu tình, thậm chí là say rượu.
Mới đây nhất, ngày 19/9/2014, Omar Gonzalez, một cựu lính bắn tỉa Mỹ, đã đột nhập vào Nhà Trắng với một con dao trong tay. Chỉ ngay sau đó chưa đầy 24h vụ đột nhập thứ 2 lại diễn ra, mặc dù tính chất nghiêm trọng không như vụ việc trước đó nhưng cũng khiến Nhà Trắng phải tăng cường an ninh.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Hàn Quốc thành lập lực lượng đặc nhiệm đối phó với virus MERS Ngày 3-6, một phát ngôn viên Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm để đối phó tốt hơn với loại virus đường hô hấp nguy hiểm đang gây hoang mang tại nước này sau khi 2 người đã tử vong. Lực lượng đặc nhiệm này sẽ bao gồm các quan chức y tế,...