Nông sản sang Trung Quốc lại “tắc”
Hiện mỗi ngày có đến 700-800 xe chở dưa hấu, thanh long tập trung về Lạng Sơn chờ xuất khẩu, trong khi phía Trung Quốc chỉ có thể tiếp nhận 300 xe/ngày.
Suốt tuần qua, do chờ xuất sang Trung Quốc, hàng trăm xe chở dưa hấu, thanh long từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên bị ùn tắc kéo dài nhiều km ở cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn). Chờ nhiều ngày cộng với nắng nóng khiến hàng hóa bị thiệt hại đáng kể.
Đến hẹn… lại ùn ứ
Ngày 5-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Đặng Thị Ngân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, cho biết cơ quan chức năng của địa phương và phía Trung Quốc đã thống nhất kéo dài thời gian mở cửa khẩu đến 20 giờ mỗi ngày, đồng thời tăng cường nhân lực để rút ngắn thời gian làm thủ tục nhằm giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa.
Xe chở nông sản Việt Nam xếp hàng chờ xuất sang Trung Quốc.
Theo bà Ngân, hiện mỗi ngày, tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, có khoảng 700-800 xe chở nông sản, bình quân 20 tấn/xe và chủ yếu là dưa hấu, thanh long tập kết chờ xuất sang Trung Quốc. Dù thủ tục hải quan chỉ mất 1-2 phút/xe nhưng do khả năng tiếp nhập kho bãi phía Trung Quốc thấp, dẫn đến ùn ứ hàng ở phía Việt Nam. Hiện nay mỗi ngày, phía Trung Quốc chỉ có thể tiếp nhận 300 xe nông sản của Việt Nam. Do vậy, vẫn còn 400-500 xe, tương đương 8.000-10.000 tấn hàng, chưa thể xuất qua cửa khẩu.
Video đang HOT
Trước đây, tháng 3-2014, cũng tại cửa khẩu Tân Thanh, lần đầu tiên có đến hàng ngàn xe chở dưa hấu, thanh long bị ùn tắc trong nhiều ngày. Lúc đó, xe tải xếp hàng chờ dài đến hơn 70 km trên Quốc lộ 1, từ huyện Hữu Lũng lên tới cửa khẩu Tân Thanh. Vụ ách tắc này gây thiệt hại nặng cho hàng loạt chủ hàng trong nước.
Phải bán đổ bán tháo
Dưới cái nắng gay gắt ngày 5-4, đứng ngồi không yên, tài xế Nguyễn Văn Hùng (ngụ tỉnh Bình Định) cho biết đã chờ 5 ngày nhưng 20 tấn dưa hấu của anh vẫn chưa thể xuất qua cửa khẩu. “Dưa bị ủng và chảy nước ròng ròng nhưng vẫn chưa đến lượt xuất. Đến khi thông quan, không biết số dưa bán được còn bao nhiêu tấn, lỗ là chắc rồi” – anh Hùng lo lắng.
Như anh Hùng, nhiều tài xế xe tải tỏ ra ngao ngán do không biết đến khi nào mới xuất được hàng, trong khi nông sản đang giảm chất lượng. Anh Hoàng Văn Lâm, lái xe thuê cho một chủ hàng dưa hấu ở tỉnh Quảng Ngãi, cho biết anh đã ăn chực nằm chờ ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh 3 ngày nhưng chưa thể xuất được hàng. “Trời nóng nên phải thường xuyên kiểm tra, dùng bạt đậy cẩn thận để dưa bớt hỏng. Nhìn những trái dưa hư mà xót cả ruột” – anh Lâm bộc bạch.
Những ngày qua, ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh, dưa hấu hư vứt lăn lóc khắp nơi. Tại đây, nhiều xe dưa bị phía Trung Quốc chê, chủ hàng phải bán đổ bán tháo cho dân buôn địa phương với giá 10.000 – 20.000 đồng/quả.
Thiếu tướng Nông Văn Định, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn, cho biết trước tình trạng ùn ứ giao thông, đã phải huy động lực lượng Cảnh sát Cơ động và CSGT điều tiết giao thông, hạn chế việc tập trung quá nhiều phương tiện ở khu vực cửa khẩu.
Còn theo ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, để nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc không bị ùn ứ, lãnh đạo tỉnh cùng các cơ quan chức năng địa phương đang trao đổi với phía Trung Quốc để tìm hướng tháo gỡ, giảm thiệt hại cho chủ hàng trong nước.
Theo Người Lao Động
1 kg cà chua ở Lâm Đồng không đổi được 1 quả ở Hà Nội
Với 1.500 đồng có thể mua được 1 - 2 kg cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng). Trong khi đó ở Hà Nội, với số tiền này, người dân chưa mua nổi 1 quả.
Trong khi ở Lâm Đồng, cà chua loại đẹp giá bán buôn chỉ 500 - 1.500 đồng/kg thì ở Hà Nội loại quả dập, nhỏ có giá 10.000 - 15.000 đồng/kg. Ảnh: Ngọc Lan.
Thời gian qua, nhiều vùng trồng cà chua ở huyện Đức Trọng, Đơn Dương (Lâm Đồng) đăng gặp khó khăn do cà chua được mùa nhưng rớt giá thê thảm. Hiện 1 kg cà chua tại vườn ở đây có giá bán buôn chỉ 500 - 1.500 đồng. Thậm chí nhiều hộ gia đình còn đổ bỏ hoặc cho bò ăn.
Trong khi đó, tại các tỉnh miền Bắc, đặc biệt ở Hà Nôi, giá cà chua cao gấp nhiều lần, thậm chí một số nơi còn khan hàng. Khảo sát giá cà chua ở một số chợ Hà Nội, 1 kg cà chua loại 1 (quả to, vừa chín) giá 20.000 đồng/kg. Loại 2 (quả nhỏ, xanh) giá 13.000 - 15.000 đồng/kg. Hàng dập, loại có giá 10.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Hà Linh (Xóm 2, Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà Nội) kể, chị đi chợ sớm, do cầm ít tiền nên cuối chợ còn 1.000 đồng lẻ ghé vào định mua quả cà chua về nấu riêu cá. Tuy nhiên, người bán hàng không bán do quả cà chua nặng hơn 1 lạng, bán giá 20.000 đồng/kg tính ra đã hơn 2.000 đồng/quả. "Mình băn khoăn mãi vì đọc trên trên mạng thấy thông tin 1.000 đồng là mua được cả cân cà chua xịn, thậm chí họ còn đem đổ bỏ, trong khi ở Hà Nội không mua nổi lấy 1 quả", chị Linh thắc mắc.
Anh Hồng, thương lái bán buôn cà chua tại chợ Dịch Vọng Hậu cho biết, thời điểm gần đây cà chua xuống giá, giá đổ buôn cho những người bán rau quả ở chợ là 14.000 -15.000 đồng/kg. Hầu hết, cà được mua từ các vùng Hải Dương, Nam Định và một số nơi trồng màu ở ngoại thành Hà Nội . Hiện mức giá thu mua tại vườn là 8.000 - 10.000 đồng/kg. Theo anh Hồng, đây là mức thấp hơn so thời gian đầu tháng. Anh cho biết, có thời điểm cà chua mua buôn giá cũng lên đến 13.000 - 15.000 đồng/kg nhưng không phải vườn nào cũng có để bán. Thời gian này đang vào vụ cà chua, nên giá tương đối rẻ.
Giá rớt thảm, nhiều hộ nông dân ở Lâm Đồng đổ cà chua cho bò ăn.
Lý do nhiều thương lái không thu mua cà chua tại Lâm Đồng về Hà Nội bán, anh Hồng cho biết: "Nếu mua giá 2.000 đồng/kg cà chua ở Lâm Đồng, trừ công đi lại, chi phí vận chuyển về Hà Nội cũng xấp xỉ với giá mua buôn tại các ruộng ở các tỉnh lân cận Hà Nội. Hơn nữa, giống cà chua rất dễ dập, lại mau chín nên việc vận chuyển xa vừa tốn kém lại rủi ro cao. Nếu không cẩn thận thì bù lỗ đã đủ mệt chứ chưa tính đến chuyện lãi lời". Hiện tại, với mức giá mua buôn và bán tại chợ, anh Hồng cũng lời được 4.000 - 5.000 đồng/kg.
Theo chị Nguyễn Thị Loan, một chủ ruộng trồng rau màu tại Quốc Oai, Hà Nội, giá cà chua loại 1 bán buôn tại vườn là 10.000 đồng/kg, loại 2 khoảng 6.000 - 8.000 đồng/kg. Chị cho biết, mức giá này giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng nên khá dễ bán. Thương lái thường đến mua ngay tại vườn. Do cà chua chín khá nhanh nên họ chỉ chọn những quả vừa chín, vỏ ngoài trơn và cứng. Còn lại những quả chín quá, bị nứt, chị Loan phải đem bán lẻ ở các chợ quanh khu vực.
Thông tin cà chua rớt giá thảm ở Lâm Đồng gần đây cũng khiến chị Loan đứng ngồi không yên. Chị cho biết, nhiều hộ gia đình đang chuyển đổi từ trồng cà chua sang trồng bắp cải và rau xanh cho mùa đông. "Tình trạng rau màu được mùa thì giá rớt, đến khi giá đắt khét thì không có hàng để bán là chuyện thường như cơm bữa. Tuy nhiên, từ bao nhiêu năm trồng màu đến nay, mức giá cà chua rẻ nhất ở đây cũng chỉ xuống mức 4.000 đồng/kg, chưa rơi vào thảm cảnh 500 đồng/kg hay phải vứt bỏ, đổ cho bò ăn như tình trạng của nông dân ở Lâm Đồng".
Theo Tri Thức
Đã có cửa "thoát" Trung, nông sản Việt đừng chỉ "hớt váng"! Trong 1 năm nếu phát hiên 5 trương hơp vi pham quy đinh ATTP va kiêm dich thưc vât, EU se ban hanh lênh câm nhâp khâu rau, qua cua Viêt Nam. Tông vu Sưc khoe và Ngươi tiêu dung châu Âu (DG SANCO) với "tối hậu thư" như vậy cảnh báo hàng hoa quả xuất khẩu của Việt Nam. Thách thức của...