Nông sản sạch về Thủ đô
“Nhiều loại rau đặc sản núi rừng như: Măng tây xanh, cải mèo, củ quả, mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa… hay nhóm thực phẩm qua chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) sẽ được giới thiệu tới người dân Thủ đô tại Tuần lễ hàng nông sản Sơn La tại Hà Nội diễn ra từ ngày 24-8 đến 29-8″, đó là thông tin được ông Bùi Đức Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết tại cuộc họp báo diễn ra tại Hà Nội vào ngày 19-8.
Ảnh minh họa
Được biết, đây là lần đầu tiên Sơn La tổ chức Tuần lễ bán sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn ATTP đến với nhân dân Thủ đô. ông Bùi Đức Hải-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, tôi đánh giá thị trường Hà Nội rất tiềm năng, với nhiều chợ đầu mối để doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm chất lượng, đảm bảo ATTP và đó cũng là cách kích cầu được tiêu dùng. Để có được những sản phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu của người dân Hà Nội, chính quyền địa phương, đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý nguồn nông sản theo chuỗi.
Trước đây, bà con Sơn La thường sản xuất nông nghiệp theo khả năng của mình. Thế nhưng gần đây, bà con đã bắt đầu sản xuất theo nhu cầu thị trường. Các hộ gia đình, nhóm sở thích, tổ hợp tác, hợp tác xã đã hình thành theo chuỗi nhất định, tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn, đảm bảo ATTP. Trong đó, doanh nghiệp là cầu nối đưa nông sản từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. “Kinh tế hộ không thể khẳng định sản phẩm có an toàn hay không. Do đó, chủ trương của Sơn La là tất cả sản phẩm đưa ra thị trường phải được sản xuất trong tổ chức (hợp tác xã, doanh nghiệp…). Với hơn 500 cơ sở sản xuất thực phẩm được chứng nhận đủ an toàn, Sơn La đang ráo riết hình thành các hợp tác xã sản xuất các mặt hàng nông sản, tổ chức sản xuất lại, làm sao sản phẩm ra thị trường phải dứt khoát là sản ph ẩm thực sự sạch, an toàn, có chứng nhận của các tổ chức”-Phó Chủ tịch Bùi Đức Hải nói.
Để triển khai quy trình quản lý nguồn nông sản theo chuỗi, bà con nuôi trồng các sản phẩm nông sản phải tuân thủ theo các điều kiện đặt ra của doanh nghiệp, tổ chức, được cấp chứng chỉ, chứng nhận an toàn. Thậm chí, những sản phẩm lớn phải xây dựng thương hiệu, chứng nhận sở hữu trí tuệ và có chỉ dẫn địa lý mới đưa ra thị trường. Những sản phẩm không nằm trong chuỗi sản xuất – cung ứng này không được đưa ra ngoài. “Để thực hiện nghiêm điều này phải có bàn tay quản lý nhà nước chứ không thể hoạt động tự do được”, ông Bùi Đức Hải nhấn mạnh.
Theo ông Bùi Đức Hải, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ người nông dân trong thời gian bắt đầu để họ có định hướng sản xuất các sản phẩm. Đơn cử, tỉnh đang hỗ trợ đầu vào về nhóm sản phẩm cây ăn quả bằng cách hỗ trợ người dân vùng tái định cư thủy điện Sơn La và hộ sở tại 1 triệu đồng/hộ để cải tạo vườn trồng cây ăn quả chất lượng cao. Nhà nước cũng hỗ trợ vườn tạp cho bà con Sơn La, hỗ trợ người dân ghép mắt, ghép cành để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn. “Chúng tôi cũng đang xây dựng chính sách hỗ trợ vận tải cho các doanh nghiệp để vận chuyển nông sản về các thị trường lớn tiêu thụ vì quãng đường từ Sơn La đến Hà Nội hay thị trường lớn khá xa”-ông Bùi Đức Hải nói.
Vấn đề ATTP đang được người dân Thủ đô và cả nước quan tâm. Với mục đích đó, Tuần lễ hàng nông sản Sơn La tại Hà Nội diễn ra từ ngày 24-8 đến 29-8 tại Nhà khách Sơn La (địa chỉ 378 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tạo tiền đề kết nối các sản phẩm tiếp theo của địa phương phân phối đến người tiêu dùng. Tuần lễ hàng nông sản Sơn La sẽ là cơ hội để nhiều doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, thấy được nhu cầu của khách hàng để cùng bắt tay tạo ra chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản. Trong khuôn khổ Tuần lễ này sẽ diễn ra ký kết giữa các nhà sản xuất Sơn La với các nhà phân phối ở Hà Nội trong việc liên kết đưa sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng.
Gia Phong
Theo_Hà Nội Mới
Khi thương lái Trung Quốc chơi bẩn
Mỗi chuyến xe chở hàng nông sản qua Trung Quốc nếu "thuận buồm xuôi gió" thì tài xế được thù lao vài triệu đồng, nhưng nếu bị thương lái "chơi bẩn"... là xem như gặp "hạn".
Trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, rẽ qua Phú Thọ để đi Hà Giang, quãng đường tới Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy thu ngắn dần. Đầu giờ chiều, trong lúc đang cơm nước ở Tuyên Quang, điện thoại Huân liên tục đổ chuông.
Video đang HOT
Chủ hàng, chủ xe, "cò" làm giấy thông hành qua cửa khẩu... hối thúc tranh thủ cho xe có mặt ở bãi tập kết trước 16 giờ 30 để làm thủ tục "thông quan". Tuyến đường còn lại lên Hà Giang hơi hẹp, phần lớn một bên là núi, một bên là vực, nhiều đoạn đường song hành với sông Lô.
Chạy đua với thời gian
Để kịp giờ qua cửa khẩu, Huân liên tục đạp ga, xe chạy ào ào. Nhiều đoạn giành đường với xe chạy ngược chiều, hông xe ngược xuôi không biết bao nhiêu lần cách chưa đầy nửa mét.
Đến huyện Đồng Văn, trong lúc Huân đang nghe điện thoại, thì phía trước chừng 150 mét, một đứa trẻ gùi bó củi cao quá đầu băng qua đường. Ngay lập tức, Huân vứt điện thoại sang một bên, hai tay cầm chặt vô lăng, chân liên tục nhịp thắng. Đầu xe khừng khừng giảm tốc độ, tiếng va chạm giữa thùng container với khung xe phát ra những âm thanh... kèn kẹt rợn người.
Hàng trăm xe container đậu kín hai bãi ở gần Cửa khẩu Thanh Thủy.
"Trễ giờ không qua được cửa khẩu, phải nằm đợi vài ba hôm nữa mệt lắm. Thanh long mà bị trả lại như hôm Tết là chắc tui bỏ nghề mới quỵt được nợ", Huân chia sẻ. Theo Huân, mình từng đền gần 40 triệu cho chủ hàng khi chở thanh long qua Trung Quốc do xe không kịp tới cửa khẩu khiến thanh long bị héo.
"Mấy năm nay làm được bao nhiêu gom hết cho bà già trị căn bệnh nhà giàu (bệnh gút). Năm rồi dành dụm gần 50 triệu đồng để mua chiếc xe máy và lấy vợ, nhưng sau đợt đền bù đó hết tiền, tui dời lại đám cưới luôn", Huân tâm sự.
Trà dư tửu hậu
Gần 17h, xe tới được bãi tập kết nằm lọt thỏm dưới các dãy núi thuộc địa phận xã Thanh Thủy. Nơi đây hàng trăm chiếc đầu kéo chở mặt hàng trái cây nằm kín hai bãi, còn hai bên đường dẫn vào Cửa khẩu Thanh Thủy cạnh dòng sông Lô không còn chỗ trống để xe chen bánh.
Huân vừa bước xuống xe thì chủ hàng chạy tới "mắng như tát nước" vào mặt, vì 20 phút nữa cửa khẩu đóng cửa, trong khi đó hàng chục xe container xếp hàng trước đó vẫn chưa được "thông quan".
Lúc này một người phụ nữ trờ xe máy tới trấn an: "Giờ qua không kịp thì mai, mai không kịp thì mốt... Xe cộ chạy mà ông bắt đúng giờ như máy bay thì sao được". Sau đó người này hướng về phía chúng tôi nói: "Hình như ông này lính mới. Có qua bên đó không? Đi thì đưa giấy chứng minh rồi nhảy lên xe tôi chở đi chụp hình thẻ...".
Tối hôm đó, chúng tôi tính lội bộ lót dạ ở quán cơm gần biên giới, nhưng một số tài xế đỗ xe gần đó mời ở lại bãi xe lai rai. "Thôi ở đây nhậu đi, giữ xe luôn chứ lỡ mất cặp bình, nắp xăng... là hỏng việc", Huân nói. Bên can rượu Can Lộc, Hà Tĩnh, nhóm tài xế khoảng mười người say sưa rôm rả.
Ngồi cạnh chúng tôi, Hòa (32, tuổi, ngụ Đồng Nai) sau khi uống cạn li rượu rồi nói: "Mấy ông nhậu thoải mái đi, chủ hàng của tôi bên đó (Trung Quốc - PV) mới alo về cho biết bão đang hoành hành, Cửa khẩu Tân Thanh chỉ cho xe qua nhỏ giọt, còn cửa khẩu này ngày mai có cho qua hay không thì tui chưa biết".
Nghe xong, một số tài xế rút điện thoại liên lạc, rà soát thông tin... Hay tin Cửa khẩu Thanh Thủy hoạt động bình thường, nhóm tài xế tiếp tục "chén anh chén em". Cứ thế, bao nhiêu chuyện buồn vui trong đời họ đều tỏ tường theo từng hớp rượu.
Xe qua Cửa khẩu Thanh Thủy - Cửa khẩu Thiên Bảo (Tianbao, Trung Quốc) để xuống hàng.
Khoảng 9h sáng hôm sau, chiếc xe đầu kéo mà chúng tôi có mặt được thông quan qua Cửa khẩu Thanh Thủy - Cửa khẩu Thiên Bảo (Tianbao, Trung Quốc). Xe chạy một đoạn hướng về khu hành chính Châu Văn Sơn thì tới bãi tập kết để xuống hàng.
Do lượng xe quá nhiều, lại thiếu nhân công bốc vác nên chủ hàng thông báo phải nằm chờ có thể hai ngày nữa. Trong lúc nằm đợi, hay tin Sang (32 tuổi, quê Khánh Hòa) trước đó chở nho qua Cửa khẩu Tân Thanh giờ đang trên đường về tỉnh Vĩnh Phúc chất gạch men cho chuyến về Quảng Ngãi. Qua liên lạc, tài xế này đồng ý cho chúng tôi đi cùng.
Tại quán cơm bình dân đối diện sông Lô, chúng tôi ngỏ lời và được tài xế tên Danh (35 tuổi) quê Hải Phòng cho đi "ké" về Vĩnh Phúc. Một phần xe không tải, quãng đường phần lớn đổ đèo, áp lực bởi chủ hàng hối thúc nên tài xế này cho xe lao đi với vận tốc không khác gì xe công thức một.
Tới thành phố Vĩnh Yên, chúng tôi "rớt" xuống xe rồi tìm tới Nhà máy Sản xuất Gạch men V. thuộc phường Khai Quang. Chưa uống xong li cà phê thì nhân công bốc hàng cho biết đã chất xong 22 tấn gạch men. Không chút chậm trễ, Sang "hú" chúng tôi lên đường.
Thương lái Trung Quốc thao túng
Suốt chặng đường về Quảng Ngãi, Sang và tài xế đi cùng tên Dũng (27 tuổi, quê Đà Nẵng) tường tận không biết bao nhiêu chuyện buồn vui về cái kiếp làm "chồng vô lăng".
Nói về chuyến xe chở thanh long qua chợ nông sản Pò Chài thuộc thị trấn Bằng Tường, Trung Quốc vừa qua, Sang liên tục chửi thề: "Mẹ kiếp, lúc xe tới chợ thì đám thương lái bên đó tắt máy. Nằm chờ cả ngày trời thì nó điện thoại lại bảo là bão đang vào, không mua nữa. Để vớt vát phần nào chi phí, tui bán đổ bán tháo từ bên đó về tới Hà Nội".
Nói về nguyên nhân thương lái Trung Quốc "trở mặt", Sang cho biết xe anh đang chạy là xe nhà, hàng hóa vận chuyển không thông qua "cò". Mỗi khi trái cây vào mùa, anh đến tận vựa thu mua rồi chở sang Trung Quốc bán lại, nếu suôn sẻ thì thu nhập cao hơn rất nhiều so với các tài xế chở thuê cho chủ.
Còn theo tài xế Dũng tiết lộ, việc cá nhân thu gom trái cây hay chủ vựa thuê xe chở sang Trung Quốc bán, bị thương lái nước bạn "chơi đểu" là chuyện bình thường. Cách đó không lâu, Dũng theo một chuyến xe khác chở thanh long từ Long An ra Tân Thanh gần 2 ngày đêm.
Do cửa khẩu ùn ứ, xe phải nằm đợi thêm 2 ngày nữa mới lăn bánh qua cửa khẩu. Tới chợ Pò Chài, thanh long bị rớt giá, chủ hàng yêu cầu thuê bãi lưu lại để đợi giá tăng chút ít thì mới được xuống hàng. "Giá lưu lại bến bãi ở bên đó mỗi ngày đêm gần 400 ngàn, trong khi đó ở khu vực Cửa khẩu Tân Thanh chỉ có hơn một 100 ngàn đồng", Dũng cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của PV, thanh long khi xuất sang Trung Quốc giá cả không ổn định là do thương lái Trung Quốc tùy nghi "nâng lên hạ xuống". Ngày trước thương lái Trung Quốc chỉ ở các cửa khẩu chờ mua thanh long, nhưng gần đây họ đến Bình Thuận tranh mua với thương lái người Việt và thao túng luôn thị trường. Do đó, nhiều điểm thu mua, đóng gói... bên ngoài là người Việt, nhưng đứng đằng sau điều hành giá cả lại là người Trung Quốc.
Thương lái Trung Quốc thâu tóm thị trường, người trồng thanh long chỉ biết than trời.
Qua những ngày nằm đợi chất thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, chúng tôi nghe rất nhiều về các chiêu mà thương lái Trung Quốc "chơi đểu" nhà vườn.
Chủ xe người Việt Nam. Hòa (45 tuổi, ngụ quận 2, TP HCM) tiết lộ: "Nhiều chủ vườn thanh long nếu không bán giá rẻ cho họ, hay các tài xế chạy xe nhà tự đi thu mua từ nhà vườn là họ "phím" sang bên đó ép giá, thậm chí thương lái bản địa không mua hàng... cuối cùng phải bán đổ bán tháo".
Cũng theo Hòa, xe nào, ở đâu, thuộc công ty vận chuyển nào... đội ngũ thương lái Trung Quốc đều nắm rất rõ. Chỉ cần họ báo thông tin là "tay chân" bên đó bỏ tiền cọc là chủ hàng Việt Nam lỗ chỏng gọng, bởi không biết bán cho ai.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thình - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Long An cho biết: "Đầu năm 2016, công an huyện phối hợp với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72) Công an tỉnh Long An kiểm tra, phát hiện 8 người Trung Quốc có visa du lịch và đăng ký tạm trú nhưng có các hoạt động khác như: Thu mua bông, trái thanh long, khảo sát thị trường thanh long mà chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Lực lượng chức năng đã lập biên bản cảnh cáo, buộc nhóm người này rời khỏi địa bàn".
Theo_Zing News
Chiếu xạ vài thiều ở Hà Nội: Tiết kiệm 20 triệu/tấn Trung tâm chiếu xạ Hà Nội vừa được Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Australia công nhận được phép xử lý chiếu xạ quả vải tươi Việt Nam xuất khẩu sang nước này. Nếu chiếu xạ tại Hà Nội, doanh nghiệp xuất khẩu vải sẽ giảm được 20 triệu/tấn vải. Chiều nay (23/6), Trung tâm chiếu xạ Hà Nội tiến hành chiếu xạ...