Nông sản sạch loay hoay xây dựng niềm tin
Nông sản an toàn không hiếm nhưng lại chưa được người tiêu dùng hoàn toàn chấp nhận. Ngoài những lý do về giá, chất lượng thì còn phải kể đến một lý do rất quan trọng đó là niềm tin. Đây cũng chính là lý do khiến nông sản sạch chưa thể cạnh tranh với sản phẩm thông thường.
Quá nhiều rào cản
Ông Nguyễn Văn Chí – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, toàn Hà Nội có hơn 1.000 cơ sở, điểm kinh doanh sản phẩm nông sản sạch. Trong đó, có 131 siêu thị, hàng trăm chợ. Tuy nhiên, tại Hà Nội, lượng nông sản thực phẩm có chứng nhận và nguồn gốc chỉ chiếm khoảng 20%, việc tiêu thụ luôn gặp nhiều khó khăn do hàng hóa kém phong phú, niềm tin người tiêu dùng chưa cao.
Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm an toàn tại hội chợ tuần lễ nông sản sạch. Ảnh: M.N
Mặc dù Hà Nội và các tỉnh đều đã xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn như: Vùng lúa chất lượng, rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, chè an toàn, hoa chất lượng, các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư… bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, VietGAP… nhưng hiện nay do Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên hoạt động sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Hồng Gấm – Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên cho biết: “Điện Biên có nhiều loại đặc sản như chè, gạo… chất lượng vượt trội được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô đón nhận. Tuy nhiên, khâu xúc tiến thương mại kém, việc đầu tư quản lý thương hiệu chưa tốt dẫn đến gạo tám Điện Biên bị làm nhái trên thị trường”. Bà Gấm hy vọng, với việc dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc điện tử do ngành nông nghiệp Hà Nội áp dụng tại “Tuần lễ nông sản đặc sản an toàn Bắc Bộ” lần này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm nông sản của Điện Biên.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tiến Hưng – Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam lại nêu ra những khó khăn liên quan tới chính sách về đất đai cũng đang là một rào cản. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hạn chế dẫn tới thực trạng sản phẩm kém chất lượng tiêu thụ trên thị trường khiến doanh nghiệp làm nghiêm túc bị lép vế, người tiêu dùng mất niềm tin. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tem nhãn xuất xứ sản phẩm khiến đội chi phí làm mất khả năng cạnh tranh…
Ông Nguyễn Đắc Lộc- Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, các cơ quan chức năng cho rằng: Cơ quan quản lý nhà nước ở khâu nào phải có trách nhiệm quản chặt khâu mình được phân công phụ trách; đối với thú y phải kiểm soát tốt khâu chăn nuôi và giết mổ; ngành bảo vệ thực vật phải kiểm soát tốt việc sản xuất trên đồng ruộng…; ngành quản lý thị trường sẽ siết chặt ở khâu lưu thông, phối hợp với các lực lượng khác vây bắt các đối tượng vận chuyển hàng hóa nông sản kém chất lượng…, có vậy mới gỡ khó cho sản phẩm an toàn.
Thực phẩm sạch an toàn nhưng đắt?
Bà Nguyễn Thu Hòa- Giám đốc Doanh nghiệp xã hội KSC với cương vị là một người tiêu dùng cho biết: Hàng tháng gia đình bà tiêu thụ đến hơn 90% thực phẩm trong bữa ăn là các sản phẩm rau, củ, quả. Số tiền gia đình bà bỏ ra để mua rau, củ, quả từ 3,5-4 triệu đồng. “Trước khi mua nông sản, tôi thường chú ý tới nguồn gốc. Một là mua từ người quen ở quê, hai là mua các sản phẩm của những công ty kinh doanh sản phẩm an toàn” – bà Hòa nói.
Bà Từ Tuyết Nhung – Trưởng ban điều phối hệ thống PGS miền Bắc khẳng định, nông sản an toàn không đắt. “Gia đình tôi có 5 người, mỗi ngày ăn hết chừng 5kg rau, mỗi kg rau hữu cơ có giá trung bình là 30.000 đồng thì tính ra cả tuần cũng chỉ chi hết khoảng 150.000 đồng tiền rau sạch. Như vậy thì đâu có đắt” – bà Nhung lý giải. Mặc dù vậy, nhưng đến giờ rau hữu cơ vẫn chưa thể vào bữa cơm của đại bộ phận người dân. Tại buổi tọa đàm “Bữa cơm gia đình với thực phẩm sạch” được tổ chức chiều ngày 10.9, đại đa phần những người nội trợ đều cho rằng cái chính là họ không tin đó là sản phẩm rau hữu cơ hay rau sạch. Bà Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Lâu nay gia đình tôi thường dùng sản phẩm tại gia. Ăn hết mấy chậu cải trồng bên vệ đường, trước nhà thì ông bà ở quê lại gửi lên. Ít khi mua nông sản ngoài chợ hay siêu thị”.
Mặc dù , ông Chí cho rằng, lâu nay người tiêu dùng đã “sai lầm” khi cho rằng cứ tự trồng rau thì sẽ có rau sạch. “Nhiều gia đình chọn cách trồng rau ngay bên lề đường hoặc chọn các mua rau từ người quen ở quê mà chính họ cũng không biết các sản phẩm đó chưa chắc đã là sản phẩm an toàn. Ví như rau trồng ngoài đường thì dễ bị nhiễm độc chì, còn rau ở quê thì nhiều khi bị tồn dư nitrat do bà con lạm dụng phân bón, hoặc nguồn nước, nguồn đất nằm trong vùng bị ô nhiễm” – ông Chí nói.
Theo Danviet
Bưởi da xanh hồi sinh bên sông Lại
Cứ ngỡ bưởi da xanh đã bị "thất truyền" trên vùng đất Hoài Nhơn (Bình Định), thế nhưng từ năm 2009 đến nay, từ mô hình "trồng cây có múi", cây bưởi da xanh bắt đầu xuất hiện trở lại, rồi phát triển mạnh trong những vườn nhà.
Theo nhiều lão nông ở huyện Hoài Nhơn, bưởi da xanh vốn có nguồn gốc là bưởi Thanh Trà, được du nhập vào Hoài Nhơn từ thế kỷ XVI, theo chân những người ở Đàng Ngoài vào đây lập nghiệp.
Ông Hồ Ngọc Khánh nâng niu những quả bưởi
Cụ Nguyễn Bá Phát (85 tuổi) ở thôn Phụ Đức, xã Hoài Đức kể: "Bưởi Thanh Trà là giống bưởi ruột thẳng, quả tròn vừa phải, nước nhiều, ngọt lịm. Loại bưởi này có đặc điểm là dù đã chín, vỏ vẫn giữ màu xanh nên người dân địa phương gọi là bưởi da xanh".
Trong chiến tranh, vườn tược bỏ hoang không ai chăm sóc, những cây bưởi da xanh chết dần. Sau ngày giải phóng, cây nào còn trụ được cũng đã già cỗi, cho chẳng bao nhiêu trái, người dân không mặn mà chăm sóc. Đến năm 2009, Hội Nông dân phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn triển khai mô hình "trồng cây có múi", chọn giống bưởi da xanh để triển khai.
Chị Võ Thị Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoài Đức nhớ lại: "Hồi đó ngành chức năng vận động "ráo nước miếng" cũng chỉ có 10 hộ tham gia. Bởi nhiều người còn nghi ngờ giống bưởi da xanh không phù hợp với đồng đất quê mình, sợ trồng không có hiệu quả. Nhưng sau 3 năm triển khai, những vườn bưởi da xanh trong mô hình bắt đầu cho hiệu quả. Cây phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ đậu quả khá cao, trên 90%. Trung bình mỗi trái khi chín có trọng lượng từ 1,5kg trở lên, chất lượng thì còn ngon hơn cả bưởi đầu dòng".
Ông Nguyễn Ngọc Ánh ở xóm Phú Nga, thôn Lại Khánh Tây, xã Hoài Đức chia sẻ: "Bưởi da xanh rất phù hợp với vùng đất ven sông, nếu được chăm sóc tốt thì chỉ hơn 2 năm bưởi sẽ ra trái chín, từ năm thu hoạch thứ 2 trở đi cây cho quả ổn định, mùa sau sai quả hơn mùa trước.
Nếu canh tác đúng kỹ thuật, cây sẽ cho năng suất rất cao. Bưởi da xanh ra hoa vào đầu tháng giêng, chín vào cuối tháng 7 âm lịch, đó là vụ chính, còn quả thì ra quanh năm. Đặc biệt, dù còn xanh hay đã chín bưởi vẫn có vỏ màu xanh mượt, bà con mua về chưng mâm cỗ, bàn thờ tổ tiên cả tháng da bưởi không hề chuyển màu hoặc bị úa".
Được trồng trên đất phù sa màu mỡ, nên bưởi nhà ông Ánh cho quả to, vỏ mỏng, ruột đỏ, nhiều nước và rất ngọt nên thương lái rất thích. Số bưởi bán lẻ trong năm cho bà con địa phương ông Ánh không nhớ hết, nhưng ông nhớ, hàng năm vào chính vụ, ông bán "xô" cả vườn cho thương lái với giá ổn định từ 25.000 - 30.000 đồng/kg loại 1, sau khi trừ chi phí, vườn bưởi 50 gốc của ông cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm. Theo ông Ánh, so với nhiều loại cây ăn trái bản địa, khó có loại cây nào cho giá trị cao như bưởi da xanh.
Ông Hồ Ngọc Khánh thường xuyên thăm nom, chăm sóc vườn bưởi
Do trồng giống tốt, đầu tư chăm sóc đúng quy trình, liên tục trong 4 vụ thu hoạch vừa qua, vườn bưởi của ông Hồ Ngọc Thuận ở thôn Lại Khánh cho thu nhập bình quân khoảng 2 triệu đồng/cây. Cá biệt có cây cho thu hoạch trên 3 triệu đồng/năm. Còn vườn bưởi da xanh hơn 60 gốc liền kề của 3 anh em Huỳnh Văn Tín, Huỳnh Văn Mười và Huỳnh Văn Dư được trồng từ năm 2006, nhiều gốc có đường kính gần 40 - 50cm cho thu nhập cao tương tự.
Hiện trên địa bàn xã Hoài Đức có 28 hộ trồng bưởi da xanh trên diện tích gần 4ha, trong số đó có hơn 10 hộ trồng từ 40 gốc trở lên. Ngoài ra, còn có hàng chục vườn bưởi da xanh vừa được bà con cấy ghép, lai tạo giống theo thị hiếu của người tiêu dùng và trồng mới theo quy mô gia đình với tổng diện tích hơn 2ha, tại 3 thôn Bình Chương, Văn Cang và Văn Khánh Đức.
"Dự kiến trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tham mưu với ngành cấp trên và chính quyền địa phương thành lập Câu lạc bộ trồng bưởi da xanh để các hộ được hỗ trợ kỹ thuật canh tác nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao sản lượng và chất lượng quả, góp phần mang lại thu nhập cao cho nông dân", chị Võ Thị Hoa, Chủ tịch Hội Nông xã Hoài Đức chia sẻ.
Theo Đình Thung (NNVN)
Ba Huân mở rộng chuỗi liên kết sạch từ trang trại tới bàn ăn Dự kiến, khi nhà máy xử lý, chế biến trứng gia cầm công nghệ cao tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đi vào hoạt động, số lượng lớn trứng gia cầm trên địa bàn sẽ được Công ty TNHH Ba Huân bao tiêu trọn vẹn. Đây là tin vui với nhiều người chăn nuôi ở Thủ đô và vùng phụ cận. Giải bài...