Nông sản Nga và khả năng thế giới đối mặt khủng hoảng lương thực vào năm 2023
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, phân bón và lương thực của Nga phải đến được với các thị trường thế giới, nếu không cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể sớm xảy ra vào năm tới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 20/8, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết LHQ đang phối hợp với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm vượt qua các rào cản để đưa các mặt hàng phân bón và lương thực của Nga ra các thị trường thế giới.
Phát biểu tại Trung tâm điều phối chung ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), TTK LHQ nhấn mạnh các mặt hàng trên của Nga phải đến được với các thị trường thế giới mà “không bị cản trở”, nếu không cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể sớm xảy ra vào năm tới. Ông nêu rõ: “Quan trọng là tất cả các chính phủ và khu vực tư nhân phải hợp tác để đưa ra mặt hàng này ra thị trường”.
Tại cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, ông Guterres cũng nói rõ theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Nga và Ukraine ký hồi tháng 7 vừa qua dưới sự trung gian của LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 650.000 tấn ngũ cốc và một số nông sản của Ukraine đã được xuất khẩu. Phần khác của gói thỏa thuận này là sự tiếp cận các thị trường toàn cầu của lương thực và phân bón Nga.
Theo ông Guterres, những quốc gia đang áp đặt trừng phạt Nga liên quan xung đột Ukraine đã khẳng định rằng những biện pháp này không có hiệu lực với các mặt hàng phân bón và lương thực. Tuy nhiên, các chính sách trừng phạt đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu những mặt hàng này và có một số rào cản cũng như khó khăn mà các bên cần vượt qua trong quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn và tài chính. Theo đó, LHQ đang làm việc với Mỹ và EU để xóa bỏ những rào cản đó.
Tổng Thư ký LHQ cảnh báo nếu nguồn cung phân bón không đủ trong năm 2022 thì sẽ dẫn tới sự thiếu hụt nguồn cung lương thực trong năm 2023, do vậy, việc đưa lương thực và phân bón của Ukraine và Nga ra thị trường là yếu tố rất quan trọng để ổn định thị trường hàng hóa và hạ giá thành cho người tiêu dùng.
Tàu đầu tiên chở lương thực viện trợ nhân đạo cho châu Phi đã rời cảng Ukraine
Dữ liệu của Refinitiv Eikon ngày 16/8 cho thấy tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, mang theo 23.000 tấn lúa mì - lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo đầu tiên từ Ukraine tới châu Phi, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại nước này hồi tháng 2 vừa qua.
Người tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Gondar, Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, Trung tâm điều phối chung (JCC) do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc (LHQ) phối hợp thành lập đã phê duyệt cho con tàu trên khởi hành nhằm giải quyết khủng hoảng lương thực tại châu Phi.
Theo Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine - ông Oleksandr Kubrakov, tàu Brave Commander sẽ dỡ hàng tại Djibouti để từ đây 23.000 tấn lúa mì trên tàu sẽ được chuyển đến nước tiếp nhận cuối cùng là Ethiopia.
Tính đến ngày 16/8 vừa qua, 17 tàu chở tổng cộng hơn 475.000 tấn nông sản đã rời các cảng của Ukraine theo khuôn khổ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc có tên gọi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Trong khi đó, tàu chở lúa mì đầu tiên theo thỏa thuận này đã đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14/8.
Chuyên gia dự báo Nga vẫn có thể đạt kỷ lục thu hoạch ngũ cốc Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 14/8, Giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường Nông sản, ông Dmitry Rylko cho hay theo dự báo của Viện này, vụ thu hoạch ngũ cốc ở Nga năm 2022 có thể đạt kỷ lục 145 triệu tấn. Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Rylko cho biết...