Nóng quân sự : NATO kéo hàng ngàn binh sĩ đến sát sườn Nga
18 nghìn binh sĩ, 2500 đơn vị thiết bị quân sự, hành động trên mặt đất, trên không và trên biển: cuộc tập trận lớn nhất của NATO Dragon-2019 đang diễn ra sôi động ở Ba Lan.
Thực tế cùng lúc ở các nước Baltic và trên biển Baltic, một cuộc diễn tập khác cũng bắt đầu – “Baltops-2019″. Như vậy, khu vực Kaliningrad một lần nữa lọt trong “vòng vây chặt” của liên minh. Về những gì đang thực sự xảy ra ở sườn phía đông của NATO – trong tài liệu của Sputnik.
Hỏa hoạn chiến tranh
Theo tuyên bố của các tướng lĩnh Ba Lan, Dragon-2019 chỉ mang tính chất phòng thủ. Họ quả quyết mục tiêu chính là phối hợp hoạt động giữa các lực lượng Đồng minh NATO. Ngoài binh lính Ba Lan, khoảng ba nghìn quân nhân Mỹ, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Anh, Ý, Bulgaria, Hungary, Croatia và Romania cũng tham gia tập trận. Lữ đoàn xe tăng Warsaw tạm thời chuyển sang dưới quyền các lực lượng xe tăng liên minh gồm tiểu đoàn thiết giáp Đức, tiểu đoàn cơ giới “Telemark” của Na Uy và tiểu đoàn cơ giới từ Slovakia.
Các cuộc diễn tập được tổ chức trên khắp Ba Lan, kể cả tại thao trường quân sự lớn nhất khu vực Dravska- Pomorski. Quân đội Ba Lan bắt đầu huấn luyện với lòng nhiệt thành, không tiếc công sức và đạn dược. Và có lẽ họ cố gắng quá mức. Vào ngày đầu tiên tập trận, một đám cháy dữ dội đã bùng phát tại địa điểm này. Ngọn lửa nhấn chìm khoảng 100 ha, 30 đội cứu hỏa đã chiến đấu chống lại hỏa hoạn.
Còn tại nước láng giềng Litva, cuộc tập trận “Sói sắt – 2019″ đang ở trong giai đoạn đỉnh điểm. Mục tiêu chính thức của nó là hợp nhất lực lượng và trang bị quân đội Litva và đồng minh NATO thành một hệ thống chiến đấu duy nhất, có khả năng lập kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu hiệu quả. Giống như người Ba Lan, người Litva được các nhân viên quân sự từ các nước châu Âu và Mỹ giúp đỡ trong nhóm chiến đấu đa quốc gia NATO.
Tấn công từ biển
Video đang HOT
Ở vùng biển Baltic, NATO đã thành lập một nhóm lớn trong khuôn khổ lực lượng hải quân NATO ” Baltops-2019″, có sự tham gia của tàu chiến và máy bay từ 16 quốc gia NATO, cũng như của Phần Lan và Thụy Điển, tổng cộng khoảng 12 nghìn người, 44 tàu chiến và hơn 40 máy bay chiến đấu và trực thăng.
Điều đáng chú ý – Phó đô đốc Andrew Lewis, chỉ huy Hạm đội 2 Mỹ, nhận nhiệm vụ chỉ huy diễn tập từ tàu chỉ huy USS Mount Whitney. Cần nhắc lại Hạm đội 2, được thành lập vào năm 1950, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối đầu với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã giải tán hạm đội với lý do không cần thiết. Nhưng vào mùa thu năm 2018, đơn vị đã được thành lập lại: Lầu năm góc không che giấu sự thật rằng nó nhằm mục đích răn đe Nga ở khu vực biển Baltic và Bắc Đại Tây Dương. “Baltops-2019″ là nhiệm vụ đầu tiên của hạm đội 2 sau khi tái lập ở Đại Tây Dương.
Các thủy thủ NATO hoạt động ở phần phía nam biển Baltic, luyện tập việc tìm kiếm – phá hủy ngư lôi và tàu ngầm trên biển, học cách chống lại các cuộc tấn công từ trên không trung. Một trong những nhiệm vụ chính là đổ bộ. Và lính thủy đánh bộ tập kích bờ biển ngay gần biên giới Nga. Ở đây cũng đã xảy ra sự cố. Tàu đổ bộ ORP Gniezno của Hải quân Ba Lan đã bị hỏng phần đáy trong cuộc đổ bộ: húc phải chướng ngại vật.
Hạm đội Baltic Nga theo dõi sát sao những gì đang xảy ra.
“Để phát hiện các mối đe dọa an toàn hàng hải đối với tàu dân sự liên quan đến việc tàu NATO sử dụng thiết bị tác chiến, các đơn vị Hạm đội Baltic theo dõi sát tình hình hoạt động điện tử vô tuyến trong khu vực diễn tập”, -Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng cho biết.
Máy bay chiến đấu của Lực lực hàng không vũ trụ Nga (VKS) phải thường xuyên chặn đuổi máy bay NATO ra khỏi biên giới của Nga. Ví dụ, vào ngày 17 tháng 6, Su-27 đã chặn máy bay ném bom chiến lược B-52H của Không quân Mỹ khi tiếp cận biên giới từ biển Đen và biển Baltic. Theo tin tức của giới truyền thông Mỹ các máy bay ném bom thuộc đơn vị ném bom thứ 5, có trụ sở tại Căn cứ Không quân Bắc Dakota. Một máy bay trong số đó đã tham gia tập trận NATO ở biển Baltic, hai chiếc còn lại – trong các cuộc diễn tập ở Romania. Một tuần trước đó, Su-27 đã chặn lại hai máy bay trinh sát của Không quân Hoa Kỳ RC-135 và “Gulf Stream” của Không quân Thụy Điển trên Vịnh Baltic.
Về phía mình, trong bối cảnh cuộc tập trận “Baltops”, máy bay ném bom Hải quân Nga đã luyện tập tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước. Gần đây, hơn mười chiếc Su-24 với máy bay chiến đấu Su-27 hộ tống đã thực hiện các cuộc tấn công huấn luyện vào mục tiêu tàu địch giả định.
Mùa hè nóng bỏng
Hoạt động tích cực của NATO gần biên giới Nga trong những năm gần đây không hề suy giảm. Liên minh dự định tiến hành ít nhất 20 tập trận theo các định hướng khác nhau ở châu Âu trong mùa hè, rầm rộ nhất sẽ vào tháng Sáu. Tại Balkan, cuộc diễn tập “Dự bị Naples – 19″ dành cho lực lượng dự bị cơ động, ở Ba Lan – “Bước nhảy cao quý II – 19″ dành cho nhóm Lực lượng đặc nhiệm sẵn sàng chiến đấu, ở Tây Ban Nha – “Ramstein Guard 6″ trong lĩnh vực tác chiến điện tử, ở Kosovo – KFOR ST II 19 để sĩ quan chỉ huy tham mưu làm quen với nhiệm vụ mới và tình hình chung.
Vào tháng 6, cuộc tập trận CWIX-19 ở Ba Lan sẽ thử nghiệm thiết bị viễn thông, công nghệ và phát triển thử nghiệm. “Cây đinh ba – 19″ diễn ta tại Na Uy dành cho quân đoàn triển khai nhanh NATO – Tây Ban Nha, ở Litva, diễn ra “Ramstein Alloy” để tăng cường sự tương tác giữa các lực lượng không quân trong khu vực. Tại Rumani, trong quá trình “Istria-19″, các chiến thuật, phương pháp và quy trình liên quan đến phòng không của NATO sẽ được kiểm nghiệm. Tại Hungary và Bulgaria, “Thiên nga đen -19″ được lên kế hoạch hành động chung của các lực lượng đặc nhiệm và đa nhiệm, cũng như “Saber Guardian-19″ với sự tham gia của Mỹ.
Đồng thời, Lầu năm góc tiếp tục tăng cường hiện diện ở Ba Lan. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước cho biết một căn cứ quân sự của Mỹ sẽ được đặt tại đây. Tổng số binh sĩ Mỹ ở nước này sẽ vượt quá 4,5 nghìn người. Ngoài ra, Lầu năm góc sẽ triển khai ở Ba Lan một phi đội máy bay trinh sát MQ-9 không người lái.
Theo Danviet
NI cảnh báo Mỹ và NATO nên sợ rồng lửa S-400 của Nga là vừa
Mỹ và các đồng minh NATO của họ nên cảnh giác với các hệ thống tên lửa phòng không S-400 vì khả năng sử dụng chúng như một phương tiện đấu tranh trong cuộc chiến kinh tế, tạp chí National Interest nhận định.
Hệ thống rồng lửa S-400 của Nga.
Ấn phẩm nhấn mạnh rằng hệ thống phòng thủ này có một loại những lợi thế chiến lược.
Thứ nhất là lợi nhuận từ việc bán các hệ thống tên lửa phòng không: trong số những người mua hiện có và tiềm năng là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar. Điều này góp phần đa dạng hóa nền kinh tế và tạo cơ sở cho việc hiện đại hóa vũ khí.
Thứ hai là uy tín và vị thế toàn cầu của Nga với tư cách là nhà phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến.
Thứ ba là thiết lập và phát triển quan hệ với các quốc gia - người mua S-400, bởi vì ngoài việc mua các hệ thống tên lửa phòng không còn cần tiến hành đào tạo quân nhân làm việc với chúng và thực hiện công tác bảo trì.
Và cuối cùng - đó là khả năng sử dụng hệ thống phòng không trong "chiến tranh lai". Như vậy, tờ báo viết, việc bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn đến sự chia rẽ trong NATO. Nếu giao dịch hoàn tất, Nga sẽ triển khai các hệ thống với các trạm radar mạnh mẽ trên lãnh thổ của liên minh.
Ấn phẩm nhấn mạnh rằng Washington không phải vô cớ khi đe dọa Ankara các biện pháp trừng phạt và loại trừ khỏi chương trình F-35 liên quan đến việc mua vũ khí của Nga. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng họ sẽ không từ bỏ việc mua S-400.
Theo Danviet
Ba Lan bất ngờ tiết lộ 6 điểm Mỹ đóng quân sát sườn Nga Quân đội Mỹ sẽ được triển khai tại 6 điểm trên lãnh thổ Ba Lan, chủ yếu ở biên giới phía đông, tức là sát sườn Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cho biết. Lính luân phiên Mỹ của Sư đoàn 4 Bộ binh tại một buổi lễ chào mừng họ ở Zagan, Ba Lan. Mariusz Blaszczak, Bộ trưởng Quốc phòng Ba...