NÓNG nhất tuần: “Món quà” từ Trung Quốc có thể giúp ông Trump thắng cử Tổng thống
Việc Trung Quốc khởi động lại hoạt động mua đậu tương Mỹ có thể là một “món quà” đối với ông Trump ở thời điểm cuộc bầu cử Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút.
Trung Quốc đang tăng nhập khẩu đậu tương Mỹ, đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối năm 2020. Tính đến tháng 8, Trung Quốc đã mua 11 tỉ USD giá trị hàng nông sản Mỹ, so với mức 36,6 tỉ USD như theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
Hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây có thể là một “món quà” đối với ông Trump, vì làm cho nhiều nông dân Mỹ cảm thấy lạc quan hơn và có thể sẽ bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử năm nay.
Quan hệ Mỹ-Trung tệ đi thế nào trong hơn 2 năm qua?
Quan hệ Mỹ-Trung xấu đi đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt từ thời điểm Tổng thống Trump nổ phát súng khơi mào cuộc chiến thương mại giữa 2 nước.
Việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston là chương mới nhất trong mối quan hệ xuống dốc không phanh giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hơn 2 năm qua.
Dưới đây là những diễn biến chính trong mối quan hệ giữa 2 nước từ năm 2018:
Năm 2018
22/1: Tổng thống Trump áp đặt thuế quan đối với pin mặt trời và máy giặt, bao gồm cả các sản phẩm tới từ Trung Quốc
8/3: Ông Trump áp mức thuế 25% với thép nhập khẩu và 10% với nhôm đối với tất cả các nhà cung cấp, trong đó có Trung Quốc.
2/4: Trung Quốc áp thuế 25% với 128 sản phẩm của Mỹ, bao gồm máy bay và đậu nành.
3/4: Ông Trump công bố kế hoạch áp thuế 25% với khoảng 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Căng thẳng thương mại trở thành "điểm nhấn" trong quan hệ Mỹ-Trung năm 2018. (Ảnh: Reuters)
22/8: Một tòa án ở New York ban hành lệnh bắt giữ Giám đốc điều hành của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei, bà Mạnh Vãn Chu.
24/5: Mỹ áp thuế quan 10% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Chính quyền Trump cho biết mức thuế này sẽ tăng lên 25% vào ngày 1/1/2019. Trung Quốc đánh thuế 60 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để đáp trả.
7/12: Các thủ tục tố tụng tại tòa cho thấy Mỹ đã ban hành bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu vì tin rằng bà này che giấu mối quan hệ thực tế giữa Huawei với Skycom để làm ăn với Iran vi phạm quy định của Mỹ.
Năm 2019
1/8: Tổng thống Trump công bố mức thuế 10% với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, 2 ngày sau khi đàm phán không tiến triển.
5/8: Trung Quốc ngừng mua nông sản Mỹ.
13/8: Mỹ hoãn áp thuế 10% đối với một số mặt hàng trong khoảng 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc tới 15/12.
23/8: Trung Quốc công bố áp thuế bổ sung với 75 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
7/10: Bộ Thương mại Mỹ đưa 28 công ty Trung Quốc vào "danh sách thực thể" nhằm ngăn chặn các tổ chức này làm ăn với các công ty Mỹ. Bắc Kinh sau đó kêu gọi Mỹ ngừng can thiệp vào công việc nội bộ.
11/10: Sau 2 ngày đàm phán cấp cao, ông Trump tuyên bố nhất trí sơ bộ với Trung Quốc về một thỏa thuận thương mại một phần. Trong thỏa thuận này, Trung Quốc cam kết mua thêm nông sản Mỹ.
Năm 2020
11/1: Giới chức y tế Trung Quốc xác nhận một trường hợp chết vì dịch viêm phổi lạ ở thành phố Vũ Hán.
27/1: Mỹ cảnh báo công dân Mỹ nên "cân nhắc" các kế hoạch đến Trung Quốc.
1/2: Mỹ cấm nhập cảnh người nước ngoài đã đến Trung Quốc 2 tuần.
17/3: Trung Quốc tuyên bố sẽ trục xuất các nhà báo Mỹ đang làm việc cho các văn phòng đại diện New York Times (NYT), Wall Street Journal (WSJ) và Washington Post (WP) ở Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh G20 năm 2017. (Ảnh: Reuters)
28/5: Quốc hội Trung Quốc thông qua quyết định soạn thảo luật an ninh quốc gia dành cho đặc khu hành chính Hong Kong. Ông Trump sau đó bắt đầu ra lệnh cho chính quyền của mình kích hoạt quá trình loại bỏ trạng thái đối xử đặc biệt mà Mỹ dành cho Hong Kong.
22/6: Mỹ tuyên bố bắt đầu đối xử với 4 cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như những đại sứ quán của nước ngoài, cáo buộc họ là những 'cơ quan tuyên truyền' của Bắc Kinh.
1/7: Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh luật an ninh mới mà Trung Quốc áp đặt đối với Hong Kong là một sự đối đầu với tất cả các quốc gia và Washington sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị của Tổng thống Trump, nhằm chấm dứt tình trạng đặc biệt của đặc khu này.
1/7: Trung Quốc yêu cầu 4 hãng truyền thông Mỹ đang hiện diện tại Trung Quốc trong vòng 7 ngày, nộp văn bản báo cáo tình hình nhân sự và hoạt động tài chính của các hãng này tại Trung Quốc.
13/7: Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.
22/7: Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán của nước này ở Houston trong vòng 72 giờ.
23/7: Ngoại trưởng Pompeo cáo buộc cơ sở ngoại giao ở Houston là trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ, kêu gọi các nước đồng minh gây áp lực với Trung Quốc.
24/7: Trung Quốc kêu gọi Mỹ đóng cửa lãnh sự quán ở Thành Đô để trả đũa.
Hơn 700 chuyên gia kinh tế phản đối ông Trump tái đắc cử Hơn 700 nhà kinh tế học, bao gồm 7 người từng đoạt giải Nobel, đồng loạt đưa ra lời chỉ trích Tổng thống Donald Trump "ích kỉ và liều lĩnh", và các cử tri không nên bầu cho ông Trump. Tổng thống Donald Trump luôn khẳng định mình là ứng cử viên tốt hơn cho nền kinh tế. Ảnh: Getty Trước cuộc bầu...